Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71 - 75)

giáo viên và các lực lượng khác về công tác giáo dục đạo đức cho học viên

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhận thức đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại của bất kỳ một công việc nào. Do đó, trước khi tiến hành một hoạt động nào đó, các nhà QL cần phải chú ý đến việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho các cá nhân, tập thể tham gia vào công việc đó. Chỉ có nhận thức đúng và đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc được giao, thì các bước tiến hành mới được thực hiện đồng bộ đúng quy trình và đạt hiệu quả.

Cũng như vậy, năng lực nhận thức về GDĐĐ và QL GDĐĐ cho HV có vai trò quan trọng, là sự khởi đầu cho những hoạt động đạt hiệu quả cao trong công tác này. Thời gian qua, nhận thức của đội ngũ CB, GV, HV và phụ huynh về đạo đức, GDĐĐ và QL GDĐĐ đã có bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, trong giai đoạn mới, cần nâng cao hơn nữa năng lực nhận thức, tăng cường hơn nữa ý thức, trách nhiệm, nhiệt huyết của đội ngũ CB QL và GV, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức, cũng như trong hành động giáo dục, đồng tâm hợp lực tạo sức mạnh thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của HV. Đối với HV, việc nâng cao năng lực nhận thức, củng cố và phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục sẽ góp phần

giúp các em chủ động, tự giác, tích cực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Đối với phụ huynh HV, việc nâng cao nhận thức về GDĐĐ hết sức cần thiết. Nếu họ nhận thức được đúng đắn về công tác này, sẽ tạo điều kiện cho con em mình về thời gian, vật chất… và hơn thế nữa là sự kết hợp, đồng tâm, thống nhất với những phương pháp, nội dung.. của nhà trường, GV CN để GDĐĐ cho con em mình. Chính vì vậy, đây được xem là khâu đầu tiên trong quá trình nâng cao chất lượng QL GDĐĐ cho HV Trung tâm GDTX Chu Văn An.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

a. Đối với CB QL và GV:

Đối với CB QL và đội ngũ GV, để nâng cao năng lực nhận thức về công tác GDĐĐ và QL GDĐĐ HV, Trung tâm cần triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CB, GV quán triệt một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.

Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội thảo chuyên đề về GDĐĐ và QL GDĐĐ cho HV theo định kỳ tùy điều kiện (nhưng ít nhất 2 lần một năm học). Muốn tổ chức hội thảo tốt, Hiệu trưởng phải có kế hoạch chu đáo về thời gian, nội dung, phân công nhân sự nghiên cứu để viết tham luận, phải có hệ thống câu hỏi mở để cùng thảo luận, bàn bạc, tranh luận, chuẩn bị cơ sở vật chất - tài chính…Nên mời các lực lượng ngoài nhà trường như: công an, các cơ quan đoàn thể… có liên quan cùng dự. Nội dung, chuyên đề hội thảo phải thiết thực, giải quyết những vấn đề yếu kém, bức xúc về đạo đức ở đơn vị, địa phương, làm sáng tỏ vai trò, vị trí của các lực lượng và sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác GDĐĐ và QL GDĐĐ HV. Cuối buổi hội thảo phải có kết luận thống nhất về nội dung, đề ra cho được các hình thức, biện pháp thích hợp để giáo dục và QL GDĐĐ HV.

Một điều rất quan trọng nữa trong việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CB QL và GV trong công tác GDĐĐ cho HV là phải mở các lớp

bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDĐĐ. Có tri thức về đạo đức, QL GDĐĐ HV là bước đầu tiên, là điều kiện cần thiết cho sự thành công của công tác này. Tiếp theo, cần có kỹ năng, phương pháp truyền thụ GDĐĐ, QL GDĐĐ HV. Nói cách khác, lý luận và kỹ năng, GDĐĐ và QL GDĐĐ HV phải được chú trọng, được phối hợp vận dụng vào thực tiễn công tác mới đạt hiệu quả cao.

Theo định kỳ, Trung tâm nên tổ chức hội nghị trao đổi, phổ biến kinh nghiệm GDĐĐ và QL GDĐĐ HV cho GV CN, GV bộ môn, cán bộ Đoàn, nhân viên. Chọn một vài GV đạt được thành tích cao trong GDĐĐ lớp mình đề trình bày kinh nghiệm. Các cá nhân bộ phận khác cùng đàm thoại, trao đổi, học tập lẫn nhau. Trong trao đổi, cần chú ý mối quan hệ, hợp tác giữa các cá nhân, bộ phận trong các công tác này.

Ngoài ra, các hoạt động tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn đạt thành tích tốt trong công tác GDĐĐ cho HS cũng có tác dụng trong việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm. Lưu ý, phải có quan điểm cụ thể trong vấn đề học tập, vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn đạo đức HV ở Trung tâm mình, tránh vận dụng kinh nghiệm một cách máy móc.

b. Đối với HV

Trước hết, cần tập trung giáo dục, bồi dưỡng ở HV kiến thức về:

Những tri thức đạo đức cơ bản, các quan niệm về đạo đức; vai trò, vị trí của đạo đức trong cấu trúc nhân cách của con người; các phẩm chất đạo đức cơ bản, cần thiết phải có ở lứa tuổi; cách thức, phương pháp rèn luyện tu dưỡng, ý thức chấp hành nội quy, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ HV theo điều lệ Trung tâm GDTX, phương pháp tự quản lớp.

- Giúp các em hiểu được hiện tượng nào được gọi là các tệ nạn xã hội, tác hại, hậu quả của nó và cách phòng tránh hữu hiệu.

- Giáo dục hướng nghiệp, cung cấp cho HV một số kiến thức cơ bản về nghề nghiệp trong tương lai, hình thành thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, lao động.

- Giúp các em hiểu được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THPT, Đại học (là lứa tuổi của HV nhà trường), sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới và bình đẳng giới.

- Giáo dục về phòng chống thảm họa, bảo vệ môi trường

- Hiểu và bước đầu rèn luyện để hình thành kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống Để nâng cao nhận thức của các em, Trung tâm có thể áp dụng các hình thức thực hiện: Thông qua sinh hoạt thường kì: Sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm; Công tác tư vấn: Ban Tư vấn, tư vấn trực tiếp của các thầy cụ; Tổ chức hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề: cấp trường, cấp khối, cấp lớp.

Đi đôi với nâng cao nhận thức, nhà trường phải đặc biệt chú trọng giáo dục các em phương pháp, cách thức, kỹ năng rèn luyện để từng bước chuyển hóa từ tri thức đạo đức thành niềm tin và hành vi đạo đức. Các biện pháp, hình thức giúp các em rèn luyện phẩm chất đạo đức phải lấy HV làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và sự vươn lên chiếm lĩnh tri thức đạo đức, ra sức rèn luyện đạo đức, tác phong, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Hạn chế các hình thức giáo dục áp đặt một chiều từ phía thầy cô.

Để thực hiện tốt công tác tư vấn, nhà trường nên thành lập Ban tư vấn. Hiệu trưởng yêu cầu Ban Tư vấn phải có kế hoạch từng năm, từng học kỳ, tháng. Nội dung tư vấn phải cụ thể sát hợp với lứa tuổi HV và tình hình Trung tâm. Hàng năm, Hiệu trưởng phải có kế hoạch bồi dưỡng cho Ban Tư vấn kiến thức về đạo đức, kỹ năng, phương tư vấn…

Ban Tư vấn cũng giúp Hiệu trưởng tổ chức tốt các buổi hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề. Muốn tổ chức thành công hội thảo, Ban Tư vấn phải xác định chủ đề và nội dung, cung cấp tài liệu, hướng dẫn HV nghiên cứu, xây

dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để HV tham gia thảo luận, tranh luận; chuẩn bị một số HV có năng lực để điều khiên hội thảo. Cuối buổi hội thảo, Ban Tư vấn phải tổng kết, nhận xét, đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích.

c. Đối với phụ huynh HV

Xét về mặt xã hội, nhà trường không có quyền hạn, hoặc nghĩa vụ nâng cao nhận thức về GDĐĐ cho phụ huynh HV. Nhưng đứng trên phương diện giáo dục, nhà trường là nơi có đủ điều kiện, nhân lực, vật lực để giúp đỡ, hỗ trợ các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tâm sinh lý lứa tuổi con em họ, những yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến quá trình phát triển nhân cách, những phương pháp, cách thức, hành vi…GDĐĐ và để kết hợp với các lực lượng cùng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Trong công tác này, yếu tố GV CN được đặt lên hàng đầu. Họ phải khéo léo lồng ghép các hoạt động vào các cuộc họp định kỳ, biết lắng nghe, biết chia sẻ tâm tư của từng phụ huynh, khéo léo kết hợp với Ban Phụ huynh lớp cùng tham gia vào các buổi hội thảo, hướng dẫn họ có thể trở thành những người chủ đạo trong công tác này…

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Công tác GDĐĐ và QL công tác GDĐĐ chỉ đạt kết quả khi có sự quan tâm, ủng hộ của BGH nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng. Sự ủng hộ của Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn thể cán bộ GV đặc biệt là đội ngũ GVCN. Bên cạnh đó, yếu tố kinh phí và cơ sở vật chất tốt cũng quyết định hiệu quả của các hoạt động này. Tổ chức bộ máy đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, tập trung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71 - 75)