Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 90 - 93)

giáo dục dạo đức cho học viên

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Sự hình thành đạo đức của HV là kết quả sự tác động tổng hợp, liên tục của rất nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trò then chốt, quyết định.

Trong đó, nhà trường là thể chế xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục, có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện và GDĐĐ cho HV, không thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp, giúp nhà trường giảm bớt gánh nặng trong việc GDĐĐ cho HV.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức tiến hành giải pháp

Để biện pháp phối hợp GDĐĐ giữa nhà trường với gia đình và xã hội, nhà trường cần làm tốt các công việc cụ thể sau:

- Trước hết, nhà trường cần có biện pháp liên lạc với gia đình để thỏa thuận trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp giáo dục với nhà trường. Trong đó, cần làm cho gia đình hiểu rõ, con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành đều có tất cả các mối quan hệ xã hội nhưng đã bị khúc xạ bởi quan hệ gia đình thông qua hoạt động thực tiễn hàng ngày của cha mẹ. Sự

quan tâm, chú ý GDĐĐ cho con em mình của gia đình sẽ tạo cho các em có những chuẩn mực về nhận thức và hành vi trong cuộc sống. Chính vì vậy, GDĐĐ trong nhà trường sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có sự hỗ trợ từ phía gia đình.

Nhà trường có thể tăng cường sợi dây liên hệ với gia đình bằng cách thông tin liên lạc thường xuyên về tình hình đạo đức (cũng như học tập của HV) và khuyến khích gia đình thông báo lại những thông tin về đặc điểm đạo đức, sinh hoạt thường ngày của HV nếu có gì đặc biệt để nhà trường có phương án GDĐĐ cho các em một cách tốt nhất. Gia đình cần nắm vững thời khóa biểu của các em và có liên hệ thường xuyên, chặt chẽ để nắm tình hình.

Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình cần phải có sự thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp và phân công trách nhiệm rõ ràng. Sự phối hợp càng đồng bộ thì hiệu quả GDĐĐ cho các em ngày càng cao.

Bên cạnh việc phối hợp với gia đình, để công tác GDĐĐ cho HV đạt hiệu quả cao thì Trung tâm GDTX Chu Văn An cũng cần phải phối hợp với các tổ chức xã hội để phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong việc GDĐĐ cho HV. Cùng với giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội là sự tiếp tục quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức con người. Giáo dục xã hội là môi trường góp phần làm phong phú thêm cho những điều con người học được trong gia đình và trong nhà trường. Có thể nói rằng, cả ba môi trường này là sự kết hợp liên tục, kế tiếp nhau của quá trình GDĐĐ. Môi trường xã hội còn là nơi diễn ra mọi hoạt động đa dạng của con người, đồng thời cũng là nơi thử thách ý chí, bản lĩnh và năng lực thực hành đạo đức của từng cá nhân. Cho nên, trong sự nghiệp GDĐĐ, nếu lơ là hay buông lỏng một môi trường nào thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự thiếu hụt những giá trị nhân văn, sự trống rỗng, thậm chí xuống cấp về đời sống đạo đức của xã hội. Chính vì vậy, nhà trường phải làm cho tổ

chức xã hội thấy việc GDĐĐ cho HV không phải là trách nhiệm của riêng gia đình, nhà trường mà là công việc của toàn xã hội. Việc GDĐĐ cho HV không những đơn thuần nâng cao nhận thức về đạo đức cho các em mà trên cơ sở đó làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng lành mạnh hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn.

Trung tâm cần kết hợp với lực lượng công an để không cho phát triển hàng quán bia, karaoke... gần trường học, tránh bọn xấu lợi dụng, lôi kéo HV vi phạm tệ nạn xã hội. Nhà trường cũng cần hợp tác với công an để thu thập các thông tin về những trường hợp HV nghi vấn phạm phải tệ nạn xã hội, kiên quyết đấu tranh và xử lý nặng với những loại tội phạm có hành vi lôi kéo, dụ dỗ các em vào con đường sa ngã, suy thoái đạo đức.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng cần phải kết hợp với ngành Y tế để tuyên truyền về tác hại của ma túy và tệ nạn xã hội cho HV, giúp Trung tâm tư vấn về sức khỏe giới tính, các biện pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục và kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện những trường hợp sử dụng ma túy...

Ngoài ra, Mặt trận tổ quốc ở địa phương, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh... là các tổ chức rất cần thiết trong việc theo dõi, giám sát và ngăn chặn những biểu hiện suy thoái đạo đức và vi phạm tệ nạn xã hội trong HV.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Các lực lượng giáo dục trong nhà trường đều có ý thức thống nhất được tầm quan trọng của QL hoạt động GDĐĐ cho HV trong giai đoạn hiện nay: nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nhiều tệ nạn xã hội, nhiều giá trị nhân văn. truyền thống đạo đức tốt đẹp bị xô lệch, coi thường,...Cần phải đưa vấn đề GDĐĐ vào công tác xây dựng môi trường sư phạm một cách khoa học, chặt chẽ.

Huy động được các lực lượng thống nhất mục đích và thống nhất chương trình hành động xây dựng môi trường sư phạm nhằm GDĐĐ cho HV. Phải quyết tâm thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ đã thống nhất giữa các lực lượng trong nhà trường. Đảm bảo sự phân công, phân nhiệm rạch ròi, hợp lý, tránh chồng chéo hoặc dư thừa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w