3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo quan hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội. Vì thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường đã phát huy vai trò tích cực của mình đối với đời sống. Mặt khác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện và phương tiện để trực tiếp rèn luyện đạo đức, nhân cách, tính cách tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, con người với thiên nhiên, với môi trường sống; tạo điều kiện cho HV hòa nhập với cuộc sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện nhiệm vụ giáo dục đa dạng và đưa HV vào thực tế lĩnh hội các tri thức khoa học, các chuẩn mực đạo đức và hình thành các hành vi đạo đức một cách tự giác. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả GDĐĐ cho HV Trung tâm.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà Trung tâm GDTX Chu Văn An có thể tổ chức để HV tham gia, qua đó GDĐĐ cho các em cụ thể như:
- Các hoạt động xã hội và nhân văn như: Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trong nước hoặc ở địa phương; Học tập tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương…; Học tập tuyên truyền về nội quy nhà trường, những quy định về pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước; Hoạt động kết nghĩa giao lưu với các lớp, các trường ..; Hưởng ứng tham gia các hoạt động văn hoá truyền thống, lễ hội ở địa phương; Các hoạt động từ thiện, nhân đạo, Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn….
- Hoạt động tiếp cận khoa học như: các trò chơi hỏi đáp đáp tìm hiểu về xã hội, khoa học theo các chuyên đề; Thi làm dụng cụ học tập; Sưu tầm tìm hiểu về các danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, những tấm gương hiếu học…
- Hoạt động văn hoá, nghệ thuật như: Thi làm báo tường, cắm hoa, ẩm thực; Du lịch, cắm trại; Hưởng ứng các hoạt động văn hoá do ngành giáo dục hoặc các tổ chức xã hội khởi xướng.
- Hoạt động thể dục thể thao: Tổ chức các giải bóng chuyền, bóng đá … với quy mô cấp trường; Các trò chơi vận động xen kẽ trong các hoạt động khác.
- Hoạt động lao động: Trực nhật, làm vệ sinh lớp học, sân trường và các khu vực trong nhà trường; Trang trí lớp học; Trồng cây, chăm sóc công trình làm đẹp trường lớp; Lao động giúp đỡ địa phương, các cơ sở kết nghĩa.
- Hoạt động thông tin tuyên truyền: Xây dựng chương trình phát thanh măng non được phát thanh vào đầu các buổi học, đây là kênh thông tin từ HV đến HV, kênh thông tin này góp phần chuyển tải nội dung giáo dục của nhà trường đến HV một cách thường xuyên. Nội dung phát thanh là nêu gương những trường hợp điển hình tiên tiến, nhắc nhở, phê bình những trường hợp vi phạm nội quy trường lớp, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho HV.
Để tổ chức được những hoạt động này, Trung tâm cần tăng cường áp dụng các biện pháp:
- Giáo dục nhận thức:
Quán triệt cho đội ngũ GV nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Phải làm cho mọi người hiểu rõ rằng hoạt dộng ngoài giờ thực chất là sự nối tiếp hoạt động dạy học, là nhân tố tạo nên sự cân đối, hài hoà của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của cấp học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực chất là việc tổ chức giáo dục thông qua các hoạt động thực tiễn của
HV về mọi mặt như: khoa học kỹ thuật, lao động, hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao…. Qua đó, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách theo định hướng giáo dục đã được xác định.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường:
Thành lập Ban Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do một Phó Hiệu trưởng làm Trưởng ban, các thành viên gồm: Bí thư Đoàn, GV CN lớp. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham mưu cho Hiệu trưởng kế hoạch và các hình thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ.
- Xây dựng chương trình hoạt động:
Để tránh trường hợp tổ chức các hoạt động không có kế hoạch, hoạt động mang tính tự phát hoặc hoạt động theo thời vụ, ngay từ đầu năm học Ban Chỉ đạo cần xây dựng chương trình hoạt động cụ thể và phù hợp với tình tình thực tế và yêu cầu giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức hoạt động:
Do yêu cầu của thực tiễn, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần tập trung vào các thời điểm: Tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần; Sinh hoạt ngoại khoá với quy mô từng khối lớp theo chủ điểm giáo dục hàng tháng; Tổ chức các hoạt động với quy mô cấp trường nhân các ngày lễ lớn như 20/11, 03/02, 26/3, 15/5, 19/5 bằng hình thức cắm trại; văn nghệ, dã ngoại…
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để đảm bảo thực hiện được tốt nhất và hiệu quả nhất những buổi GDĐĐ ngoài giờ lên lớp, Trung tâm GDTX Chu Văn An cần đảm bảo một số điều kiện nhất định trong quá trình thực hiện giải pháp này như:
Cần thu hút được mọi lực lượng trong và ngoài Trung tâm tham gia tổ chức hoạt động GD ngoài trời cho HV. Trong việc chỉ đạo và phối hợp các lực lượng xã hội tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì GV CN,
Ban Giám hiệu, BCH Đoàn trường, lãnh đạo các ban, tổ bộ môn là lực lượng nồng cốt nhằm GDĐĐ cho HV.
Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường và của địa phương. Chỉ đạo bám sát mục tiêu giáo dục, đặc biệt bước đầu rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với yêu cầu của TP Hồ Chí Minh và của đất nước.