Ưu, nhược điểm, cách tiêu thụ và hiệu quả kinh tế khi nuôi lợn Kiềng Sắt

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 46 - 48)

- Phương pháp RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.4. Ưu, nhược điểm, cách tiêu thụ và hiệu quả kinh tế khi nuôi lợn Kiềng Sắt

Kết quả điều tra và thu thập thông tin ở bảng 13 cho thấy có trên 50% người được hỏi khẳng định ưu điểm lớn nhất của lợn Kiềng Sắt là thịt ngon, dễ nuôi và khả năng chống chịu bệnh cao. Đây chính là các yếu tố quyết định giá trị của lợn Kiềng Sắt so với một số loài lợn khác. Ngoài ra, một số ưu điểm khác như khả năng thích nghi cao với môi trường, sử dụng tốt nhiều loại thức ăn, chi phí đầu tư nuôi thấp và có thể sử dụng cho việc thờ cúng tổ tiên đã được người dân đề cập với tỉ lệ thấp hơn, dao động từ 4,82% đến 19,88% tổng số người trả lời. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của lợn Kiềng Sắt là vóc dáng nhỏ (71,69% ý kiến) và tốc độ phát triển chậm (62,05% ý kiến). Có 2/166 người được hỏi cho rằng nhược điểm của lợn Kiềng Sắt là khả năng sinh con thấp và số con sơ sinh/lứa ít. Theo Lê Viết Ly và cs (1999), Nguyễn Văn Thiện và cs (1999), lợn bản địa nước ta tuy có vóc dáng nhỏ hơn so với lợn ngoại nhưng mang nhiều đặc tính quý như khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, tính chống chịu bệnh tật cao, … Do đó, lợn bản địa không những là nguồn gen quý của riêng Việt Nam mà còn là của thế giới. Tuy nhiên, lợn Kiềng Sắt vẫn mắc phải một số bệnh thông thường như tiêu chảy, dịch tả, phó thương hàn, ... Kết quả điều tra cho thấy bệnh tiêu chảy chiếm tỉ lệ cao nhất ở lợn Kiềng Sắt với 40,96% tổng số người trả lời. Các bệnh còn lại được người dân đề cập với tỉ lệ thấp hơn, 22,29% ý kiến đối với bệnh ký sinh trùng, 16,27% ở bệnh tụ huyết trùng, 13,25% ở dịch tả và 11,45% là phó thương hàn (bảng 13).

Bảng 13. Một số ưu, nhược điểm, cách tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của lợn Kiềng Sắt

TT Thông tin điều tra Số

phiếu Tỉ lệ (%)

1 Ưu điểm và nhược điểm (166 phiếu) Ưu điểm

Dễ nuôi 109 65,66 Ít bệnh 91 54,82 Thịt ngon 105 63,25 Đầu tư ít 18 10,84 Tạp ăn 31 18,67 Thích nghi tốt 33 19,88 Thờ cúng 8 4,82 Không trả lời 3 1,81 Nhược điểm Vóc dáng nhỏ 119 71,69 Chậm lớn 104 62,65 Đẻ ít 2 1,20

Không trả lời 3 1,81 2 Những bệnh thường gặp (166 phiếu) Tiêu chảy 68 40,96

Ký sinh trùng 37 22,29 Tụ huyết trùng 27 16,27

Dịch tả 22 13,25

Phó thương hàn 19 11,45 Không trả lời 43 25,90 3 Những thuận lợi và khó khăn khi nuôi

lợn Kiềng Sắt (105 phiếu) Khó khănChậm lớn 51 48,57

Phá chuồng 11 10,48

Thả rông 8 7,62

Nguồn thức ăn 8 7,62

Nguồn con giống 6 5,71 Không khó khăn 12 11,43 Không trả lời 21 20 Thuận lợi Dễ nuôi 48 45,71 Đầu tư ít 43 40,95 Tận dụng được các loại thức ăn 38 36,19 Ít bệnh 21 20,00 Dễ bán 15 14,29 Phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng

3 2,86

Không trả lời 9 8,57 4 Một số đặc điểm về khả năng tiêu thụ

(105 phiếu) Cách tiêu thụ Bán 23 21,90 Tự tiêu thụ 40 38,10 Bán và dùng 41 39,05 Không trả lời 1 0,95 Nơi tiêu thụ Người trong làng 83 79,05 Lái buôn (tại nhà) 13 12,38

Chợ 2 1,90 Không trả lời 7 6,67 Khả năng tiêu thụ Rất dễ bán 18 17,14 Dễ bán 79 75,24 Khó bán 3 2,86 Không trả lời 5 4,76

5 Hiệu quả kinh tế (166 phiếu) Rất cao 5 3,01

Cao 42 25,30

Bình thường 93 56,02

Thấp 13 7,83

Rất thấp 1 0,60

Mặt khác, theo thông tin từ người chăn nuôi, việc nuôi lợn Kiềng Sắt cũng gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Những thuận lợi như chi phí đầu tư thấp, tận dụng được nguồn lao động, tận dụng đất đai và nguồn thức ăn dư thừa của gia đình đã được người dân khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi nuôi lợn Kiềng sắt là tăng trọng chậm, trọng lượng cơ thể chỉ đạt khoảng 44 kg sau 10,5 tháng nuôi (bảng 13). Ngoài ra, nguồn cung cấp con giống cho người chăn nuôi hiện nay cũng là một khó khăn lớn, đặc biệt khi ngành chăn nuôi nước ta đang trong xu thế nhập nội các giống lợn ngoại cho năng suất cao với thời gian nuôi ngắn. Đây cũng chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên sự suy giảm nguồn gen của lợn bản địa (Lê Viết Ly và cs, 2003). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiện (2004) đã cho thấy những hộ chăn nuôi lợn bản địa thường là chăn nuôi nhỏ, có khả năng tận dụng lao động, tận dụng đất đai và nguồn thức ăn dư thừa của gia đình, sản phẩm tạo ra đa dạng và có chất lượng cao. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, nguồn con giống, nguồn cung cấp thức ăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, ...

Kết quả điều tra ở bảng 13 cho thấy có trên 55% ý kiến đánh giá hiệu quả kinh tế do lợn Kiềng Sắt đem lại ở mức bình thường, trong khi chỉ có 25,30% ý kiến cho rằng hiệu quả kinh tế của lợn này là cao. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do nền chăn nuôi của người dân chủ yếu là nhỏ, lẻ, chi phí đầu tư thấp, bị hạn chế trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, ... Do đó, người chăn nuôi chưa thể khai thác có hiệu quả giá trị của lợn Kiềng Sắt, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Sản phẩm sản xuất của các hộ chăn nuôi thường được gia đình tự tiêu thụ hoặc bán để lấy tiền chi tiêu. Theo kết quả ở bảng 13, đa số ý kiến cho rằng lợn Kiềng Sắt là dễ bán nên khả năng tiêu thụ cao (75,24% số người được hỏi trả lời). Trong đó, các hộ chăn nuôi thường tiêu thụ lợn theo 3 hình thức là tiêu thụ trong gia đình (38,10% ý kiến), bán (21,90% ý kiến) và vừa bán vừa dùng (39,05%). Mặc khác, lợn Kiềng Sắt được nuôi chủ yếu bởi người dân tộc Kor, Kdong và Hre nên khả năng tiếp cận thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, thị trường tiêu thụ của lợn Kiềng Sắt chưa được mở rộng, chủ yếu là bán cho người trong bản làng với 83/105 ý kiến trả lời. Ngược lại, số người bán lợn Kiềng Sắt cho lái buôn từ nơi khác đến hoặc tiêu thụ lợn ở chợ chiếm tỉ lệ rất thấp, 12,38% ý kiến đối với lái buôn và 1,90% ý kiến tiêu thụ ở chợ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w