Màu sắc Trắng 12 60 Xám8

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 74 - 76)

- Phương pháp RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)

4 Màu sắc Trắng 12 60 Xám8

5 Độ dai Rất dai 8 40 Dai 12 60 6 Độ ngọt Rất ngọt 5 25 Ngọt 15 75 7 Tính ngon miệng Rất ngon 9 45 Ngon 11 55 8 So sánh với các loại thịt lợn khác Ngon hơn 20 100 9 Cách chế biến

Nướng không gia vị 10 50 Nướng có gia vị 3 15 Luộc 7 35

Tương tự với lợn Kiềng Sắt, chất lượng thịt lợn lai được đánh giá cảm quan ngay sau khi giết mổ và sau chế biến (đun sôi khoảng 20 phút). Đối tượng điều tra là những người tham gia trong quá trình giết mổ thí nghiệm và thưởng thức thịt lợn lai đã qua chế biến. Kết quả điều tra thông tin về chất lượng thịt lợn lai được trình bày ở bảng 37. Đa số người cung cấp thông tin cho rằng thịt lợn lai giai đoạn sau giết mổ có màu đỏ tươi (70%), thịt săn chắc (85%) và có độ đàn hồi tốt (100%). Ngoài ra, 30% số người lại cho rằng thịt lợn lai có màu hồng nhạt và 15% số người đánh giá thịt lợn rất chắc (bảng 37). Như vậy theo đánh giá ban đầu của người dân, thịt lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng có chất lượng tốt.

Ngoài ra sau khi giết mổ, phương pháp luộc (đun sôi khoảng 20 phút) được sử dụng để đánh giá mùi vị, màu sắc, độ dai và độ ngọt của thịt lợn. Kết quả ở bảng 37 cho thấy 60% số người được hỏi cho rằng thịt lợn lai sau khi luộc có màu trắng, số người còn lại cho rằng thịt lợn có màu xám. Mặt khác tùy thuộc vào thị hiếu của người dùng, thịt lợn lai được đánh giá là dai hoặc rất dai (60% và 40%), ngọt hoặc rất ngọt (75% và 25%) và ngon hoặc rất ngon (55% hoặc 45%). Có 100% ý kiến cho rằng thịt lợn lai thơm ngon hơn nhiều so với các loại thịt lợn khác. Theo ý kiến tham khảo từ người tiêu dùng, thịt lợn lai có thể được chế biến theo 3 phương pháp là nướng không gia vị, nướng có gia vị và luộc. Trong đó, 50% số người cung cấp thông tin lựa chọn phương

pháp nướng không gia vị (nướng mọi), 15% ý kiến chọn phương pháp nướng thịt có tẩm gia vị và 35% đối với hình thức luộc. Đối với mỗi phương pháp chế biến, thịt lợn lai vẫn đảm bảo tính thơm ngon, ngọt, dai và rất được người dân ưa chuộng.

4.5. Hiệu quả kinh tế sơ bộ của toàn trại sau khi chăn nuôi lợn Kiềng Sắt và lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng (năm 2009) lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng (năm 2009)

Trong chăn nuôi lợn, hiệu quả chăn nuôi cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng suất của con giống, chất lượng thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, phương thức nuôi dưỡng, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, … Như vậy bên cạnh việc đưa ra các kết luận về khả năng sinh trưởng và năng suất sinh sản, việc đưa ra kết luận về hiệu quả chăn nuôi là một yêu cầu có ý nghĩa với thực tiễn sản xuất. Trong thời gian theo dõi, giá bán thịt trung bình đối với lợn Kiềng Sắt là 80 nghìn đồng/1 kg thịt hơi và ở lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng là 100 nghìn đồng/1 kg thịt hơi. Đặc biệt vào những dịp lễ, tết, giá bán thịt hơi của lợn Kiềng Sắt và lợn lai trên tăng đến 120 – 150 nghìn đồng/1 kg thịt hơi. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn (2007), Vũ Đình Tôn và cs (2008) cho thấy chi phí lớn nhất cho chăn nuôi lợn thịt là phần chi phí thức ăn. Chi phí thức ăn cho chăn nuôi lợn thịt chiếm từ 68,14% đến 90,53% so với tổng chi phí. Do một số khó khăn và hạn chế khi chăn nuôi lợn bản địa và lợn lai có máu lợn bản địa trong điều kiện trang trại nông lâm kết hợp ở nghiên cứu này, hiệu quả kinh tế trong năm 2009 chỉ được tính sơ bộ dựa trên chi phí thức ăn là chủ yếu (bảng 38).

Bảng 38. Hiệu quả kinh tế sơ bộ của chăn nuôi lợn thịt (lợn Kiềng Sắt và lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng) trong điều kiện nông hộ trong năm 2009

Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ 1 Hộ 2 Hộ 3 Kiềng Sắt Lợn lai Kiềng Sắt Lợn lai Kiềng Sắt Lợn lai Số lợn bán ra con 25 40 25 55 30 25 Tổng trọng lượng kg 205,60 354 190,40 450,80 236,50 194,40 Thành tiền triệu đồng 16.448,0 35.400,0 15.232,0 45.080,0 23.650,0 19.440,0 Tổng thu/hộ triệu đồng 51.848,0 60.312,0 43.090,0 Tổng chi thức ăn/hộ triệu đồng 21.600,0 21.600,0 21.600,0 Tổng thu  tổng

chi/hộ/2009

triệu đồng 30.248,0 38.712,0 21.490,0

Kết quả theo dõi ở bảng 38 cho thấy tổng chi thức ăn ở mỗi hộ là 21.600,0 triệu đồng. Trong đó, ở 6 tháng đầu chi phí thức ăn cho mỗi hộ là 50 nghìn đồng/1 ngày và đối với 6 tháng sau là 70 nghìn đồng/1 ngày. Tổng số lợn bán ra ở hộ 1, hộ 2 và hộ 3 tương ứng 65, 80 và 55 con. Ở mỗi hộ, số lượng lợn lai giữa lợn nái bản địa với lợn rừng bán ra luôn nhiều hơn so với số lượng lợn Kiềng Sắt. Đồng thời giá bán thịt của lợn lai cũng cao hơn, 100 nghìn đồng/1 kg thịt hơi so với 80 nghìn đồng/1 kg thịt hơi đối với lợn Kiềng Sắt. Nguyên nhân có thể là do thị hiếu của người tiêu dùng thích những con lợn có máu lợn rừng hơn so với một số loài lợn bản địa khác, dẫn đến nhu cầu sử dụng và giá bán thịt của con lai giữa lợn nái Kiềng Sắt và lợn đực rừng cao hơn. Do đó, tổng thu nhập đối với lợn lai ở 3 hộ cao hơn so với tổng thu nhập của lợn Kiềng Sắt. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số lợn bán ra ở mỗi hộ là khác nhau nên tổng thu nhập ban đầu ở mỗi hộ khác nhau, lần lượt là 51.848,0 nghìn đồng (hộ 1), 60.312,0 triệu đồng (hộ 2) và 43.090,0 triệu đồng. Xét về hiệu quả kinh tế sơ bộ dựa trên chi phí thức ăn, hộ chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Minh Bửu cho lợi nhuận cao nhất, đạt 38.712,0 triệu đồng, tiếp đến là hộ của ông Tiêu Tùng và ông Nguyễn Thành Lộc (30.248,0 triệu đồng và 21.490,0 triệu đồng). Như vậy việc nuôi

lợn bản địa và lợn lai có máu lợn bản địa đã đem lại lợi nhuận khá cao cho người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w