- Phương pháp RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)
3.4.4.3. Nghiên cứu các chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng, đàn lợn ở giai đoạn 3 tháng tuổi gồm 18 lợn đực và 12 con cái thiến có trọng lượng trung bình khoảng 3,87 kg được bố trí nuôi trên 3 trang trại của 3 hộ dân thuộc các xã Hành Minh, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành và xã Long Hiệp, huyện Minh Long (10 con/1 trại). Trong đó, mỗi trại có 3 ô thí nghiệm và 1 ô nuôi dự trữ với diện tích của mỗi ô khoảng 100m2. Số lợn phân bố vào mỗi ô nuôi thí nghiệm là 3 con với tỉ lệ đực : cái là 2 : 1. Ô dự bị gồm 1 con lợn cái được nuôi theo chế độ của lợn thí nghiệm. Lợn thí nghiệm đảm bảo tính đồng đều về tuổi, giới tính và trọng lượng của mỗi con cũng như ở mỗi ô nuôi. Lợn được đánh số tai để theo dõi cá thể. Tương tự với thí nghiệm nghiên cứu sinh trưởng của lợn Kiềng Sắt, lợn lai được cho ăn theo chế độ hạn chế đối với 2 loại khẩu phẩn thức ăn tinh. Khẩu phần thứ nhất gồm 70% cám gạo, 30% bột ngô và mắm cá sử dụng cho lợn ở giai đoạn từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến 2 tháng sau khi nuôi. Ở các tháng thí nghiệm còn lại (từ tháng thứ 3 thí nghiệm đến khi giết thịt), lợn được cho ăn khẩu phần ăn thứ hai gồm 50% cám gạo, 30% bột ngô, 20% bột sắn và mắm cá. Ngoài ra rau lang, cỏ voi và cỏ Setaria cũng được sử dụng làm nguồn thức ăn xanh cho lợn. Chế độ ăn được áp dụng là bán tự do. Lợn được cho ăn 2 lần/1 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai gồm: Trọng lượng (kg/con), tốc độ tăng trọng (g/con/ngày), chiều dài thân (cm), chu vi vòng ngực (cm), tiêu tốn thức ăn tinh (kg thức ăn tinh/kg tăng trọng) và chi phí thức ăn tinh (nghìn đồng/1 kg tăng trọng) qua các tháng thí nghiệm.
3.4.4.3. Nghiên cứu các chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng lợn rừng
Tổng số 9 con lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng có trọng lượng trung bình 25,01 kg sau khi kết thúc giai đoạn nuôi sinh trưởng (11 tháng tuổi) được mổ khảo sát nhằm xác định các chỉ tiêu năng suất thân thịt và chất lượng thịt. Các chỉ tiêu về năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn lai thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn Kiềng Sắt. Ngoài ra, thịt lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng cũng được đánh giá về mặt cảm quan sau khi mổ và chế biến (đun sôi khoảng 20 phút). Đối tượng phỏng vấn và thu thập thông tin là những người có mặt hoặc tham gia vào giai đoạn giết mổ và thưởng thức thịt lợn sau khi chế biến.