- Phương pháp RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)
Bảng 21 Các chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ của lợn Kiềng Sắt
4.4.1. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Kiềng Sắt khi phối giống với lợn đực rừng
giống với lợn đực rừng
Theo Nguyễn Văn Nhiệm và cs (2002) có 4/5 nhân tố điều tra thể hiện ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất sinh sản của lợn nái, bao gồm nhân tố vùng, lứa đẻ, đực giống và phương thức phối giống. Trong đó nhân tố đực giống ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng sinh sản, trừ thời gian mang thai và khoảng cách lứa đẻ. Kết quả về năng suất sinh sản của lợn nái Kiềng Sắt khi phối giống với lợn đực rừng theo dõi qua 3 lứa đẻ đầu tiên được trình bày ở bảng 27. Tương tự với kết quả nghiên cứu được trên lợn nái Kiềng Sắt khi phối giống với lợn đực Kiềng Sắt, đa số các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái Kiềng Sắt ở công thức lai này đều tăng dần qua các lứa đẻ, trong đó giá trị cao nhất đạt được ở lứa 3 và thấp nhất ở lứa 1. Kết quả về các chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con còn sống sau 24 giờ/ổ, số con cai sữa/ổ, trọng lượng sơ sinh/con và trọng lượng sơ sinh/ổ trung bình trên 3 lứa đẻ đầu tiên của lợn nái Kiềng Sắt khi phối giống với lợn đực rừng cao hơn so với giá trị đạt được khi phối giống với lợn đực cùng loài, tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể. Số con sơ sinh trung bình của 3 lứa đầu khảo sát ở công thức lai này là 7,00 con/ổ so với 6,86 con/ổ ở lợn nái Kiềng Sắt khi phối giống với lợn đực Kiềng Sắt. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung và cs (2009) cho thấy số con sơ sinh/ổ của lợn Móng Cái nuôi tại Hải Phòng và Bảo Thắng (Lào Cai) đều tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3 và giá trị trung bình đạt được là 12,35 con/ổ. Ở một số tổ hợp lợn nái lai TD1 (Meishan Yorkshire) và F1 (Yorkshire Móng Cái), số con sơ sinh/ổ qua 3 lứa đầu tiên có giá trị trung bình lần lượt là 10,76 con/ổ và 11,87 con/ổ (Nguyễn Ngọc Phục và cs, 2007; Vũ Đình Tôn và cs, 2007). Như vậy so với nái Móng cái và các nái lai ngoại (TD1 và F1), số con sơ sinh của lợn nái Kiềng Sắt khi phối giống với lợn đực rừng cho kết quả thấp hơn.
Theo kết quả ở bảng 27, số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ sau khi đẻ tính trung bình trên 3 lứa đầu của lợn nái Kiềng Sắt khi phối giống với đực rừng là 6,71 con/ổ. Trong khi đó, giá trị đạt được ở lợn nái Kiềng Sắt khi phối giống với lợn đực Kiềng Sắt là 6,56 con/ổ. Tuy nhiên số lượng lợn con sơ sinh còn sống sau thời điểm 24 giờ ở cả hai công thức lai này đều được duy trì cho đến giai đoạn cai sữa. Số con cai sữa trung bình ở 3 lứa đầu của lợn nái Kiềng Sắt ở công thức lai này là 6,71 con/ổ, trong đó lứa 1 là 4,80 con/ổ, sau đó tăng lên ở lứa 2, 6,87 con/ổ và cao nhất ở lứa 3 (8,47 con/ổ). Kết quả nghiên cứu trên nái Bản cho thấy số con cai sữa tính trung bình trên 3 lứa đầu tiên là 5,53 con/ổ, thấp hơn so với lợn nái Kiềng Sắt khi phối giống với lợn đực rừng (6,71 con/ổ) (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010). Ngược lại ở lợn nái Móng Cái cao sản tổng hợp, nái lai TD1 (Meishan x Yorkshire) và F1 (Yorkshire x
Móng Cái) cho kết quả số con cai sữa trung bình của 3 lứa đầu khá cao, lần lượt là 9,40 con/ổ, 9,75 con/ổ và 10,37 con/ổ (Nguyễn Văn Trung và cs, 2009; Nguyễn Ngọc Phục và cs, 2007; Vũ Đình Tôn và cs, 2007). 101
Bảng 27. Một số tính trạng sinh sản theo lứa của lợn nái Kiềng sắt khi phối giống với lợn đực rừng TT Các chỉ tiêu theo dõi Đơn vị tính Lứa 1 (n=15) Lứa 2 (n=15) Lứa 3 (n=15) Trung bình 3 lứa 1 Số con sơ sinh/ổ con 5,00c±0,29 7,00b ± 0,39 9,00a ± 0,28 7,00 ± 0,31 2 Số con còn sống sau 24 giờ/ổ con 4,80c±0,26 6,87b ± 0,40 8,47a ± 0,26 6,71 ± 0,29 3 Số con cai sữa/ổ con 4,80c±0,26 6,87b ± 0,40 8,47a ± 0,26 6,71 ± 0,29 4 Trọng lượng sơ sinh/con g 397,76b±11,92 452,62a±13,46 434,53ab±21,28 428,30 ± 9,70 5 Trọng lượng sơ sinh/ổ kg 1,97b±0,11 3,50a ± 0,17 3,81a ± 0,19 3,09 ± 0,15 6 Thời gian cai sữa
ngày 54,40a±0,47 54,64a ± 0,32 54,73a ± 0,36 54,59± 0,98 7 Trọng lượng cai sữa/con kg 3,78ab±0,53 3,48b ± 0,16 3,79a ± 0,09 3,68 ± 0,66 8 Trọng lượng cai sữa/ổ kg 18,15c±1,03 26,06b ± 1,38 31,49a ± 1,35 25,23 ± 1,09
(Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái ở phần chỉ số trên giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05)
Kết quả ở bảng 27 cho thấy trọng lượng sơ sinh/con và trọng lượng sơ sinh/ổ đối với lợn lai tính trung bình qua 3 lứa đầu tương ứng là 428,30 g và 3,09 kg, cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên lợn Kiềng Sắt (408,15g/con và 2,82 kg/ổ). Mặt khác thời gian cai sữa của lợn lai là 54,59 ngày tuổi, ngắn hơn so với lợn Kiềng Sắt (59,73 ngày tuổi). Do đó trọng lượng cai sữa/con bình quân qua 3 lứa đầu của lợn lai có giá trị thấp hơn, 3,68 kg so với 3,76 kg/con ở lợn Kiềng Sắt trong nghiên cứu này. Tuy nhiên trọng lượng cai sữa toàn ổ đối với lợn lai cho kết quả cao hơn, 25,23 kg/ổ (so với 24,82 kg/ổ ở lợn Kiềng Sắt). Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) cho thấy trọng lượng sơ sinh/con, trọng lượng cai sữa/con và trọng lượng cai sữa toàn ổ của lợn Bản theo dõi trên 3 lứa đầu tiên tương ứng là 513,33 g, 7,72 kg và 41,97 kg, cao hơn so với lợn lai trong nghiên cứu này. Tương tự, lợn nái TD1 (Meishan Yorkshire) cho kết quả về trọng lượng cai sữa/con và trọng lượng cai sữa toàn ổ đạt giá trị khá cao qua 3 lứa đầu khảo sát, 5,77 kg và 55,72 kg (Nguyễn Ngọc Phục và cs, 2007). Như vậy từ các kết quả đạt được cho thấy đa số các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Kiềng Sắt khi được phối giống với lợn đực rừng cho kết quả cao hơn so với khi phối giống với lợn đực Kiềng Sắt. Tuy nhiên sự chênh lệch giá trị giữa các chỉ tiêu theo dõi là không đáng kể. So với một số lợn bản địa khác (lợn Móng Cái, lợn Bản) và lợn lai, khả năng sinh sản của lợn nái Kiềng Sắt trong nghiên cứu này cho kết quả thấp hơn.