- Phương pháp RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)
T tính (n=15) (n=15) (n=15) bình 3 lứa
1 Số con sơ sinh/ổ con 4,93a±0,07 6,73b±0,37 8,93c ± 0,13 6,86 ± 0,59 2 Số con còn sống sau
24 giờ/ổ
con 4,73a±0,07 6,33b± 0,47 8,60c ± 0,12 6,56 ± 0,58 3 Số con cai sữa/ổ con 4,73a±0,07 6,33b± 0,47 8,60c ± 0,12 6,56 ± 0,58 4 Trọng lượng sơ sinh/con g 404,41a±12, 65 414,08a±9,9 0 405,96a±9,8 4 408,15±9,0 8
5 Trọng lượng sơ sinh/ổ kg 2,04a±0,18 2,81b ± 0,15 3,62c ± 0,10 2,82 ± 0,24 6 Thời gian cai sữa ngày 60,13a±0,22 60,00ab±0,2
4
59,07b±0,46 59,73± 0,34 7 Trọng lượng cai
sữa/con kg 3,70
a±0,11 3,80a ± 0,08 3,77a ± 0,07 3,76 ± 0,48 8 Trọng lượng cai sữa/ổ kg 17,99a±1,40 24,37b±1,60 32,11c±1,13 24,82± 2,14
9 Hệ số lứa đẻ/năm Lứa/năm 1,96 ± 0,03
(Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái ở phần chỉ số trên giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05)
Theo Đặng Vũ Bình (2003), yếu tố lứa đẻ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất sinh sản của lợn. Kết quả nghiên cứu về một số tính trạng sinh sản của 15 con lợn nái Kiềng Sắt theo dõi qua 3 lứa đẻ được thể hiện ở bảng 20. Sự sai khác của 2 tính trạng trọng lượng sơ sinh/con và trọng lượng cai sữa/con giữa 3 lứa đẻ là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ngược lại, các tính trạng sinh sản khác như số con sơ sinh/ổ, số con còn sống sau 24 giờ/ổ, số con cai sữa/ổ, trọng lượng sơ sinh/ổ và trọng lượng cai sữa/ổ tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3 và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo kết quả ở bảng 20, mỗi năm lợn nái Kiềng Sắt đẻ khoảng 1,96 lứa. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009) trên giống lợn Bản (1,49 lứa/năm). Tuy nhiên, so với lợn Móng Cái và các tổ hợp lợn lai ((Landrace × Yorkshire) × Landrace), ((Landrace × Yorkshire) × Duroc), ((Landrace × Yorkshire) × (Piétrain × Duroc)), hệ số lứa đẻ/năm của lợn nái Kiềng Sắt cho kết quả thấp hơn. Kết quả nghiên cứu Nguyễn Văn Thiện và cs (1999) cho thấy lợn nái Móng Cái đẻ được từ 2,00 – 2,16 lứa/năm. Ở các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) với đực giống Landrace, Duroc và (Piétrain x Duroc), hệ số lứa đẻ đạt khoảng 2,31 lứa/năm (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Điều này có thể là do sự sai khác về thời gian cai sữa, thời gian động dục và phối giống trở lại sau cai sữa ở các giống lợn.
Tính trung bình trên 3 lứa đầu tiên của lợn nái Kiềng Sắt, số con sơ sinh là 6,86 con/ổ; trọng lượng lợn con sơ sinh là 408,15 g và trọng lượng sơ sinh toàn ổ là 2,82 kg. Ở tổ hợp nái lai TD1 (Meishan × Yorkshire), các chỉ tiêu về số con sơ sinh, trọng lượng lợn con sơ sinh và trọng lượng sơ sinh toàn ổ bình quân của 3 lứa đầu cho kết quả cao hơn, lần lượt là 10,76 con/ổ, 1,55 kg/con và 16,49 kg/ổ (Nguyễn Ngọc Phục và cs, 2007). Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) trên lợn Bản nuôi tại Điện Biên theo dõi qua 3 lứa đẻ cho thấy số con sơ sinh/ổ là thấp, 5,87 con/ổ so với 6,86 con/ổ ở lợn Kiềng Sắt. Tuy nhiên, trọng lượng sơ sinh/con và trọng lượng sơ sinh/ổ của lợn Bản cho giá trị cao hơn, lần lượt là 513,33 g và 2,90 kg. Theo Tummaruk và cs (2001), số con đẻ ra trung bình trong 3 lứa đầu tiên ở lợn Landrace Thụy Điển, Yorkshire Thụy Điển và Large White Ba Lan là 10,97 con/ổ, cao hơn so với lợn Kiềng Sắt (6,86 con/ổ). Như vậy, giống có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn. Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (2003) cũng đã chỉ ra rằng giống ảnh hưởng đến số con đẻ ra, trọng lượng sơ sinh toàn ổ và trọng lượng trung bình của lợn con sơ sinh.
Theo thông báo của Trịnh Hồng Sơn và cs (2009), số con cai sữa/ổ là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản và hiệu quả chăn nuôi của lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào sức sống của lợn con trong thời gian theo mẹ, tính nuôi con khéo của lợn mẹ và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của các cơ sở chăn nuôi đối với lợn mẹ và lợn con. Đồng thời chỉ tiêu số con cai sữa/ổ cũng ảnh hưởng đến trọng lượng lợn con khi cai sữa. Kết quả theo dõi cho thấy ở 3 lứa đẻ, tỉ lệ số con còn sống sau 24 giờ được duy trì đến khi cai sữa và giá trị trung bình đạt được là 6,56 con/ổ. Ngược lại, nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs (2007) trên nái lai F1 (Yorkshire x Móng Cái) cho kết quả về số con sơ sinh còn sống sau 24 giờ cao hơn so với số con cai sữa. Sau 24 giờ, số con sơ sinh còn sống trung bình của 3 lứa đầu ở nái lai F1 là 11,32 con/ổ, trong khi số con cai sữa chỉ đạt 10,37 con/ổ. Tương tự ở lợn nái VCN01 và VCN02, số con sơ sinh còn sống và số con cai sữa toàn ổ trung bình qua 3 lứa đẻ lần lượt là 9,92 con/ổ và 8,72 con/ổ (Trịnh Hồng Sơn và cs, 2009). Với thời gian cai sữa là 59,73 ngày, lợn Kiềng Sắt có trọng lượng cai sữa trung bình qua 3 lứa đầu là 3,76 kg/con (bảng 20). Kết quả trong nghiên cứu này thấp hơn so với công bố của Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) về trọng lượng cai sữa/con của nái Bản qua 3 lứa đẻ. Theo nhóm tác giả, trọng lượng lợn con lúc cai sữa của nái Bản khá cao, 7,72 kg/con. Điều này có thể giải thích là do sự khác nhau về thời gian cai sữa: 59,73 ngày ở lợn Kiềng Sắt và 113 ngày ở lợn Bản. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và cs (2007) trên lợn lai TD1 (Meishan x Yorkshire) cho thấy thời gian cai sữa cho lợn con ngắn (23 ngày) nhưng trọng lượng cai sữa/con đạt giá trị cao, 5,77 kg/con. Theo kết quả ở bảng 20, trọng lượng cai sữa toàn ổ trung bình qua 3 lứa đầu của nái Kiềng Sắt là 24,82 kg/ổ, thấp hơn so với giá trị đạt được trên lợn Móng Cái cao sản tổng hợp nuôi tại Hải Phòng và Bảo Thắng (Lào Cai), 48,89 kg/ổ (Nguyễn Văn Trung và cs, 2009). Kết quả nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn và cs (2009) đã chỉ ra rằng các yếu tố như thời gian cai sữa, số con cai sữa/ổ và trọng lượng cai sữa/con ảnh hưởng đồng thời đến trọng lượng cai sữa toàn ổ. Số con cai sữa bình quân trong 3 lứa đầu tiên ở lợn Bản là thấp hơn so với lợn Kiềng Sắt (5,53 con/ổ so với 6,56 con/ổ). Tuy nhiên, trọng lượng lợn con lúc cai sữa và trọng lượng cai sữa toàn ổ tính trung bình trên 3 lứa đẻ ở lợn Bản cho kết quả cao hơn, lần lượt là 7,72 kg/con và 41,97 kg/ổ so với 3,76 kg/con và 24,82 kg/ổ ở lợn Kiềng Sắt (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010).
4.2.3. Kết quả theo dõi tình hình dịch bệnh của lợn con, lợn thịt và lợn sinh sản Kiềng Sắt Kiềng Sắt
Theo kết quả điều tra cho thấy khả năng kháng bệnh của lợn Kiềng Sắt (lợn con, lợn thịt và lợn sinh sản) được nuôi trong điều kiện trang trại kết hợp ở vùng đồi núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi rất tốt. Nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs (2007) cho thấy ở nái lai F1 (Yorkshire x Móng Cái) thường mắc các loại bệnh sản khoa như đẻ khó, viêm đường sinh dục, mất sữa và rối loạn sinh sản với với tỉ lệ dao động từ 1,89 % đến 11,32%. Trong khi đó, lợn nái Kiềng Sắt trong nghiên cứu này không có dấu hiệu của các loại bệnh trên. Kết quả theo dõi tình hình dịch bệnh trên lợn con và lợn nuôi thịt cũng cho hiện tượng tương tự. Một số loại bệnh phổ biến ở lợn con và lợn nuôi thịt như tiêu chảy, ỉa phân trắng, phó thương hàn, viêm phổi, ... cũng không xuất hiện trên đối tượng lợn Kiềng Sắt. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do sức đề kháng cơ thể của lợn Kiềng Sắt cao hơn so với các giống lợn khác, dẫn đến khả năng chống chịu bệnh tốt hơn. Đây cũng chính là một trong các yếu tố quyết định đến giá trị của lợn Kiềng Sắt trên thị trường chăn nuôi lợn hiện nay. Ngoài ra do lợn Kiềng Sắt được nuôi trong các trang trại trên các vùng đồi đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa trôi các mầm bệnh cũng như các chất bẩn theo dòng chảy. Nguyên nhân cuối cùng có thể là do
các trang trại nuôi lợn Kiềng Sắt mới được xây dựng, vệ sinh chuồng trại được đảm bảo, công tác kiểm dịch thú y được thực hiện đầy đủ đã góp phần hạn chế một số bệnh thường gặp ở lợn. Như vậy, lợn Kiềng Sắt có khả năng chống chịu bệnh rất tốt, tỉ lệ mắc bệnh dẫn đến chết là không có. Do vậy, tuy lợn Kiềng Sắt có tốc độ tăng trọng chậm nhưng vẫn tồn tại được cho đến ngày nay. Vì thế cần phải có các biện pháp để khai thác những đặc tính quý của lợn Kiềng Sắt để phát triển mạnh ra sản xuất.
4.3. Kết quả nghiên cứu chất lượng thịt của lợn Kiềng Sắt được nuôi trong điều kiện trang trại kết hợp với vùng đồi núi tỉnh Quảng Ngãi kiện trang trại kết hợp với vùng đồi núi tỉnh Quảng Ngãi
4.3.1. Các chỉ tiêu chất lượng thân thịt của lợn Kiềng Sắt