Tiêu tốn thức ăn tinh và chi phí thức ăn tinh của lợn Kiềng Sắt qua các tháng thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 52 - 53)

- Phương pháp RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.1.4. Tiêu tốn thức ăn tinh và chi phí thức ăn tinh của lợn Kiềng Sắt qua các tháng thí nghiệm

TN Dài thân (cm) Vòng ngực (cm) Hộ 1 Hộ 2 Hộ 3 TB±SE Hộ 1 Hộ 2 Hộ 3 TB ± SE Tháng thứ 1 39,44±1,37 38,89±1,71 38,11±0,73 38,81± 0,39 38,72±1,32 38,21±1,34 38,58±0,85 38,50±0,15 Tháng thứ 2 46,14±0,71 46,81±1,03 46,50±0,49 46,48± 0,19 44,67±0,44 44,81±1,01 43,39±0,47 44,29±0,45 Tháng thứ 3 47,67±1,11 52,28±2,74 51,17±1,37 50,37± 1,39 46,47±0,77 48,72±1,14 47,77±0,84 47,65±0,65 Tháng thứ 4 60,33±2,15 66,11±1,64 65,46±0,29 63,97± 1,83 50,85±0,87 54,83±1,76 52,16±1,03 52,61±1,17 Tháng thứ 5 68,70±0,34 69,94± 0,70 67,67±0,53 68,77± 0,66 56,42±0,65 61,61±2,06 57,22±0,50 58,42±1,61 Tháng thứ 6 71,56±0,66 72,33± 0,51 71,37±0,50 71,75± 0,29 65,74±1,84 69,50±2,13 66,64±1,35 67,29±1,13 Tháng thứ 7 74,34±0,27 75,06±0,26 74,47±0,31 74,62± 0,22 71,69±1,11 74,16±1,29 73,56±0,86 71,14±0,43 Tháng thứ 8 75,09±0,31 75,39±0,33 74,72±0,22 75,07± 0,19 77,06±0,78 77,97±0,40 77,02±0.36 77,35±0,31 Theo thông báo của Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng (2008) khi trọng lượng cơ thể của lợn gia tăng theo tháng tuổi, các chỉ số về dài thân và vòng ngực của cơ thể cũng tăng theo tương ứng. Kết quả nghiên cứu số đo dài thân và vòng ngực của lợn Kiềng Sắt qua 8 tháng thí nghiệm được thể hiện ở bảng 17. Kết quả cho thấy giá trị của hai chỉ tiêu này ở lợn Kiềng Sắt gia tăng theo tháng tuổi, tương ứng với sự tăng trọng lượng của cơ thể. Trọng lượng trung bình sau tháng nuôi thứ nhất (giai đoạn 4 tháng tuổi) của lợn Kiềng Sắt là 5,94 kg/con với các chỉ số dài thân và vòng ngực tương ứng là 38,81 cm và 38,50 cm. Ở tháng nuôi thứ 2 (5 tháng tuổi) trọng lượng cơ thể tăng lên, 8,08 kg/con, dài thân đạt 46,28 cm và vòng ngực là 44,29 cm. Kết thúc thí nghiệm (11 tháng tuổi), trọng lượng cơ thể có giá trị lớn nhất, đạt 29,42 kg/con nên các chỉ số về dài thân, vòng ngực đạt giá trị cao tương ứng, lần lượt là 75,07 cm và 77,35 cm. Tương tự, chỉ số dài thân và vòng ngực của lợn Móng Cái và lợn Bản cũng tăng dần từ lúc sơ sinh đến giai đoạn 11 tháng tuổi. Ở tháng tuổi thứ 11, các chỉ số này đối với lợn Móng Cái là khá lớn, 94 cm và 88,50 cm so với 19,12 cm và 19,34 cm đo được lúc mới sinh. Trong khi đó, kết quả thu được ở lợn Bản cho giá trị thấp hơn, lần lượt là 84,47 cm và 82,24 cm ở tháng tuổi thứ 11, 17,25 cm và 17,99 cm lúc sơ sinh (Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng, 2008).

So với một số lợn địa phương khác ở cùng tháng tuổi, các chỉ số về dài thân và vòng ngực của lợn Kiềng sắt có giá trị thấp hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự chênh lệch trọng lượng cơ thể giữa các loài lợn. Lợn Mẹo giai đoạn 6 tháng tuổi có dài thân là 70,70 cm, vòng ngực là 65 cm. Sau 3 tháng, giá trị của hai chỉ tiêu này tăng lên, lần lượt 84,78 cm và 78,42 cm (Lê Viết Ly và cs, 1999). Trong khi đó, giá trị của hai chỉ tiêu này ở lợn Kiềng Sắt giai đoạn 6 và 9 tháng tuổi cho kết quả thấp hơn, lần lượt là 50,37cm và 47,65 cm, 71,75 cm và 67,29 cm. Tương tự với lợn Mẹo, lợn Móng Cái, lợn Ba Xuyên, lợn Trắng Phú Khánh và lợn Bản cũng cho kết quả về dài thân và vòng ngực cao hơn so với lợn Kiềng Sắt ở đa số các tháng tuổi (Lê Viết Ly và cs, 1999; Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng, 2008). Như vậy từ những kết quả về chiều dài thân và chỉ số vòng ngực ở bảng 17 có thể thấy rằng lợn Kiềng Sắt có thân hơi ngắn và tròn mình hơn so với một số giống lợn khác.

4.2.1.4. Tiêu tốn thức ăn tinh và chi phí thức ăn tinh của lợn Kiềng Sắt qua các tháng thí nghiệm tháng thí nghiệm

Tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn là những chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả chuyển hóa và sử dụng thức ăn của động vật. Đồng thời các chỉ tiêu này cũng là những yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế của quá trình chăn nuôi. Khả năng tiêu tốn thức ăn tinh (kg thức ăn tinh/kg tăng trọng) và chi phí thức ăn tinh (nghìn đồng/kg tăng trọng) của lợn Kiềng Sắt được trình bày ở bảng 18.

Bảng 18. Khả năng tiêu tốn thức ăn tinh và chi phí thức ăn tinh của lợn Kiềng Sắt qua các tháng thí nghiệm

Tháng TN Tiêu tốn thức ăn tinh (kg TĂT/kg TT) Chi phí thức ăn tinh (nghìn đồng/kg TT)

Hộ 1 Hộ 2 Hộ 3 TB ± SE Hộ 1 Hộ 2 Hộ 3 TB ± SE Tháng thứ 1 2,52 2,93 2,72 2,72 ± 0,12 10,42 12,16 11,28 11,29± 0,50 Tháng thứ 2 2,86 3,00 2,97 2,94 ± 0,04 11,85 12,45 12,32 12,21± 0,18 Tháng thứ 3 3,23 3,41 3,20 3,28 ± 0,07 12,76 13,76 12,64 12,96±0,27 Tháng thứ 4 3,32 3,43 3,36 3,37 ± 0,03 13,10 13,54 13,26 13,30± 0,13 Tháng thứ 5 3,35 3,44 3,41 3,40 ± 0,03 13,22 13,57 13,48 13,43± 0,10 Tháng thứ 6 3,57 3,55 3,44 3,62 ± 0,13 15,28 14,04 13,59 14,30± 0,51 Tháng thứ 7 4,74 4,92 5,09 4,92 ± 0,10 18,74 19,42 20,12 19,43± 0,40 Tháng thứ 8 6,86 5,50 6,43 6,26 ± 0,40 27,09 21,73 25,39 24,74± 1,58 TB ± SE 3,84±0,49 3,77±0,33 3,82±0,45 3,81 ± 0,42 15,31±1,90 15,05±1,24 15,26±1,73 15,17± 1,61

Kết quả cho thấy khả năng tiêu tốn thức ăn tinh của lợn Kiềng Sắt gia tăng từ tháng thí nghiệm thứ nhất đến tháng thứ 8. Chỉ số tiêu tốn thức ăn của lợn Kiềng Sắt đạt giá trị cao nhất ở tháng thí nghiệm thứ 8, 6,26 kg TĂT/kg TT và thấp nhất là 2,72 kg TĂT/kg TT ở tháng nuôi đầu tiên. Giá trị tiêu tốn thức ăn tinh trung bình của lợn Kiềng Sắt giai đoạn từ 4 đến 11 tháng tuổi là 3,81 kg TĂT/kg TT. Theo thông báo của Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận (1994), lợn Ỉ và lợn Móng Cái ở giai đoạn 3 đến 10 tháng tuổi tiêu tốn rất nhiều thức ăn cho 1 kg tăng trọng, 5,06 kg TĂ/kg TT đối với lợn Ỉ và 5,04 kg TĂ/kg TT ở lợn Móng Cái. Ngoài ra ở một số giống lợn như Yorkshire và Thuộc Nhiêu, chỉ số tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn 6 đến 8 tháng tuổi tương ứng là 4,25 – 4,95 kg TĂ/kg TT và 5,09 – 5,44 kg TĂ/kg TT (Lê Thanh Hải, tdt Lê Viết Ly và cs, 1999).

Theo kết quả ở bảng 18, chi phí thức ăn tinh tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng của lợn Kiềng Sắt ở các tháng thí nghiệm bị ảnh hưởng bởi khả năng tiêu tốn thức ăn tinh (kg thức ăn tinh/kg TT) của con vật. Khi tiêu tốn thức ăn tinh cho 1 kg tăng trọng của lợn Kiềng Sắt càng lớn, chi phí thức ăn càng cao và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Ngược lại, nếu tiêu tốn thức ăn của lợn thấp, hiệu quả kinh tế thu được sẽ cao. Tương tự với giá trị tiêu tốn thức ăn tinh, chi phí thức ăn tinh/1 kg tăng trọng của lợn Kiềng Sắt tăng dần qua 8 tháng nuôi. Trong đó, chi phí thức ăn tinh đạt giá trị cao nhất ở tháng thí nghiệm thứ 8 (giai đoạn 11 tháng tuổi), 24,74 nghìn đồng/kg TT và thấp nhất ở tháng thứ 1 là 11,29 nghìn đồng/kg TT (giai đoạn 4 tháng tuổi). Đặc biệt giá trị chi phí thức ăn tinh cho 1 kg tăng trọng của lợn Kiềng Sắt tăng nhanh ở giai đoạn 9 đến 11 tháng tuổi (từ tháng thí nghiệm thứ 6 đến tháng thứ 8) tương ứng với sự gia tăng nhanh mức độ tiêu tốn thức ăn tinh. Như vậy ở độ tuổi càng cao, lợn càng tiêu tốn nhiều thức ăn và giá trị chi phí thức ăn cũng tăng cao hơn. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 18 cho thấy tốc độ tăng trọng của lợn Kiềng Sắt đạt giá trị cao nhất ở 9 tháng tuổi, 168,03 g/con/ngày với trọng lượng cơ thể trung bình là 23,60 kg/con. Ở các tháng tiếp theo, tốc độ tăng trọng của lợn Kiềng Sắt giảm mạnh, trong khi mức độ tiêu tốn thức ăn tinh và chi phí thức ăn tinh cho 1 kg tăng trọng của con vật lại tăng cao (bảng 16 và 18).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w