Các giải pháp khoa học công nghệ ở khâu chăn nuôi trước và sau khi giết mổ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 31)

- Lợn nái kiểm định và cơ bản

2.6.4.2.Các giải pháp khoa học công nghệ ở khâu chăn nuôi trước và sau khi giết mổ

giết mổ

Ngoài các kỹ thuật cơ bản làm thay đổi tính axít trong thịt, cải thiện độ mềm thớ cơ và màu sắc của thịt thì các giải pháp khoa học công nghệ trước khi giết mổ cũng ảnh hưởng đến chất lượng của thịt. Trong đó, các giải pháp ở khâu dinh dưỡng thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thịt lợn trước khi giết mổ. Theo Lã Văn Kính (2007) có thể thay thế kháng sinh bằng các axít hữu cơ hoặc probiotics để làm chất bổ sung thay thế kháng sinh trong thức ăn cho lợn thịt, hoặc có thể sử dụng một số chất hấp phụ độc tố để làm giảm tác hại của độc tố nấm mốc trong thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của lợn thịt.

Cùng với các giải pháp khoa học công nghệ ở khâu dinh dưỡng thức ăn, những giải pháp ở khâu giống và chăm sóc nuôi dưỡng như mức độ ảnh hưởng của giống đến sản xuất thịt lợn an toàn, ảnh hưởng của mật độ chuồng nuôi đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt, ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến năng suất, sức khỏe và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt cũng hết sức quan trọng. Ngoài các giải pháp khoa học công nghệ trên, giải pháp sản xuất thịt an toàn và chất lượng cao ở khâu giết mổ và đóng gói như thiết kế chế tạo máy giết mổ quy mô nhỏ từ 15 - 30 con/giờ đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tiến các phương tiện vận chuyển thịt lợn nhằm giảm thiểu vấy nhiễm vi sinh trên quày thịt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thịt và sức khỏe của người tiêu dùng (Lã Văn Kính, 2007).

Trong vận chuyển, không nên nhốt những lợn khác đàn trong cùng phương tiện vận chuyển khi chuyên chở đến lò mổ. Không nên cho lợn ăn khi vận chuyển đường xa nhưng phải cung cấp đầy đủ nước uống. Cho lợn nghỉ ngơi trước giết mổ sẽ giảm tỉ lệ thịt PSE. Thời gian cho lợn nghỉ ngơi trước giết mổ nên từ 3 đến 4 giờ và thường ít nhất là 2 giờ. Tuy nhiên, nếu cho lợn nghỉ quá lâu có thể tăng tỉ lệ thịt khô, cứng và sậm màu. Không nên cho lợn ăn trước giết mổ ít hơn 6 giờ và không nhiều hơn 24 giờ. Thời gian ngừng cho ăn trước giết mổ có ảnh hưởng cộng gộp cùng với các nhân tố khác chẳng hạn như thời gian và phương tiện vận chuyển lợn, thời gian lợn nghỉ ngơi tại lò mổ. Không nên vận chuyển lợn vào những ngày quá nắng nóng và vào các giờ cao điểm trong ngày.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 31)