Nghiên cứu về chất lượng thịt của một số giống lợn

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 31 - 33)

- Lợn nái kiểm định và cơ bản

2.6.5. Nghiên cứu về chất lượng thịt của một số giống lợn

Nhiều tác giả đã quan tâm và nghiên cứu về chất lượng thân thịt của các giống lợn khác nhau ở những vùng miền khác nhau trong những điều kiện nghiên cứu khác nhau. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) không có sự sai khác về tỉ lệ thịt móc hàm nhưng có sự sai khác về tỉ lệ thịt xẻ giữa 2 con lai (Duroc × (Landrace × Yorkshire)) và (Piétrain × (Landrace × Yorkshire)). Tỉ lệ nạc so với thịt xẻ của con lai (Piétrain × (Landrace × Yorkshire)) đạt 65,73%. Đối với con lai (Duroc × (Landrace × Yorkshire)), giá trị này chỉ đạt 61,78%. Trong khi đó, nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs (2008) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ thịt nạc so với trọng lượng thịt móc hàm giữa 3 công thức lai, cao nhất là con lai ((Piétrain × Duroc) × (Yorkshire × Móng Cái)) đạt 53,68%, tiếp theo là (Duroc × (Yorkshire × Móng Cái)) đạt 52,54% và thấp nhất là (Landrace × (Yorkshire × Móng Cái)) đạt 50,54%.

Chất lượng thịt xẻ giữa hai nhóm con lai (Piétrain × Móng Cái) và (Yorkshire × Móng Cái) không có nhiều sai khác. Tuy nhiên con lai (Piétrain × Móng Cái) có độ

dày mỡ lưng mỏng hơn, diện tích mắt thịt lớn hơn so với con lai (Yorkshire × Móng Cái) (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006a). Mặc dù trọng lượng giết thịt chênh lệch nhau khá lớn, nhưng không có sự khác biệt rõ rệt về một số chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ giữa các con lai F1(Piétrain × Yorkshire) và (Piétrain × (Yorkshire × Móng Cái)). Các con lai có tỉ lệ nạc khá cao, tương ứng là 55,41% và 53,07%. Các con lai (Piétrain × Yorkshire) và (Piétrain × (Yorkshire × Móng Cái)) có tỉ lệ các phần thịt có giá trị, đặc biệt là tỉ lệ thịt đùi cao hơn, tỉ lệ thịt bụng thấp hơn một cách rõ rệt so với con lai (Piétrain × Móng Cái). Con lai (Piétrain × (Yorkshire × Móng Cái))có tốc độ sinh trưởng khá, tiêu tốn thức ăn tương đối thấp, tỉ lệ nạc cao tương đương với lợn ngoại. Có thể sử dụng công thức lai này trong sản xuất nông hộ nhằm nâng cao năng suất và tỉ lệ nạc. Sử dụng lợn đực giống Piétrain phối giống với nái Yorkshire, nái F1 (Yorkshire × Móng Cái) và nái Móng Cái tạo được con lai nuôi thịt có năng suất và chất lượng thịt khá tốt (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2004).

Phan Xuân Hảo (2007), khi nghiên cứu trên lợn Landrace và Yorkshire đã nhận thấy rằng tỉ lệ nạc ở lợn Landrace là 56,17%, ở Yorkshire là 53,86% và ở F1 (Landrace × Yorkshire) là 55,35%. Phùng Thị Vân và cs (2006), khi nghiên cứu trên các nhóm lợn Duroc, Landrace, Yorkshire, F1 (Landrace × Yorkshire), F1 (Yorkshire × Landrace) cho kết quả về tỉ lệ nạc tương ứng là 59,4, 62,1, 62,49, 62,75 và 62,9%. Tỉ lệ nạc của lợn lai 3 giống (Landrace × (Yorkshire × Móng Cái)) có trọng lượng thịt móc hàm khá cao đạt 49,99%. Chất lượng thịt của con lai ở mức bình thường (Vũ Đình Tôn và cs, 2008).

Hàm lượng protein thô của cơ thăn trên các nhóm lợn thí nghiệm Duroc, Landrace, Yorkshire, F1 (Landrace × Yorkshire), F1 (Yorkshire × Landrace) tương đương nhau, dao động từ 21,02 – 21,60%. Chỉ số iod của mỡ trên các nhóm lợn nuôi thịt tương đối cao xếp theo thứ tự từ thấp đến cao lần lượt là Duroc, Landrace, Yorkshire, F1 (Landrace × Yorkshire) và F1 (Landrace × Yorkshire) (Phùng Thị Vân và cs, 2006).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w