- Phương pháp RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.1. Thực trạng của lợn Kiềng Sắt ở tỉnh Quãng Ngãi Bảng 9 Thực trạng lợn Kiềng Sắt ở tỉnh Quãng Ngã
Bảng 9. Thực trạng lợn Kiềng Sắt ở tỉnh Quãng Ngãi
(Tổng số phiếu điều tra: 61)
TT Thông tin điều tra Số phiếu Tỉ lệ (%)
1 Lợn Kiềng Sắt ở Quảng Ngãi
Có 58 95,08 Không 2 3,28 Không trả lời 1 1,64 2 Dân tộc nào nuôi lợn Kiềng Hre 41 67,21 Kor 17 27,87 Kdong 16 26,23 Không trả lời 6 9,84 3 Sự phân bố lợn Kiềng Sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ba Tơ 21 34,43 Sơn Tây 19 31,15 Trà Bồng 12 19,67 Sơn Hà 12 19,67 Minh Long 11 18,03 Tây Trà 8 13,11 Không trả lời 4 6,56
Theo báo cáo quy hoạch chăn nuôi Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 (Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, 2008), lợn bản địa của đồng bào dân tộc hiện vẫn còn được nuôi phổ biến ở một số xã thuộc vùng núi trên địa bàn tỉnh. Theo tiếng dân tộc, lợn bản địa có tên gọi là “Găm” hay Kiềng Sắt vì chúng đen hoàn toàn như kiềng sắt của bếp. Kết quả điều tra và thu thập thông tin ở bảng 9 cho thấy có 58/61 người được hỏi đã khẳng định lợn Kiềng Sắt được nuôi ở tỉnh Quảng Ngãi và 55/61 ý kiến cho rằng lợn Kiềng Sắt được nuôi bởi người dân tộc Hre, Kor và Kdong với tỉ lệ trả lời lần lượt là 67,21%, 27,87% và 26,23%. Kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly và cs (1999), Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà (2005), Trần Thị Hân (2008) đã cho thấy lợn Sóc, lợn Mẹo và lợn Vân Pa cũng được nuôi bởi các cộng đồng người dân tộc. Lợn Sóc được nuôi ở các buôn làng của người Ê-Đê, Gia-Rai, Bana, Mơnông, ... (Lê Viết Ly và cs, 1999). Lợn Mẹo (Nghệ An) được nuôi bởi người dân tộc H’Mông (Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, 2005). Lợn Vân Pa được nuôi bởi người dân tộc Pa Cô, Vân Kiều (Trần Thị Hân, 2008). Các thông tin này sẽ góp phần giúp các nhà hoạch định đưa ra những chính sách phù hợp để phát triển lợn bản địa tại các bản làng của người dân tộc thiểu số.
Theo kết quả điều tra thông tin thứ cấp, lợn Kiềng Sắt phân bố chủ yếu trong khu vực giữa vùng đồng bằng và vùng núi, nơi có địa hình dốc thoải với độ cao trung bình từ 100 – 1.700m. Đây chính là khu vực sinh sống của cộng đồng người dân tộc Hre, Kor, Kdong, … (Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Quảng Ngãi, 2001). Các kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà (2005), Trần Thị Hân (2008) cũng chỉ ra rằng lợn Mẹo và lợn Vân Pa thường phân bố ở các vùng núi cao, có khí hậu mát mẻ quanh năm. Kết quả điều tra vùng phân bố của lợn Kiềng Sắt ở bảng 9 cho thấy đa số người được hỏi cho rằng lợn Kiềng Sắt được nuôi chủ yếu ở huyện Ba Tơ (34,43% ý kiến) và Sơn Tây (31,15% ý kiến). Có từ 13,11% đến 19,67% số người được hỏi cho rằng lợn Kiềng Sắt được nuôi ở các huyện Tây Trà, Minh Long, Sơn Trà và Trà Bồng.
Như vậy, từ các kết quả điều tra ban đầu có thể khẳng định sự tồn tại của giống lợn