Tăng trọng của lợn Kiềng Sắt qua các tháng thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 51)

- Phương pháp RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)

4.2.1.2.Tăng trọng của lợn Kiềng Sắt qua các tháng thí nghiệm

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.1.2.Tăng trọng của lợn Kiềng Sắt qua các tháng thí nghiệm

Tốc độ tăng trọng là một chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trong trong chăn nuôi lợn, ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn con giống, thời gian nuôi, chi phí sản xuất, … từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu ở bảng 16 cho thấy tính trung bình của 3 hộ nuôi, tốc độ tăng trọng của lợn Kiềng Sắt có xu hướng gia tăng từ tháng thí nghiệm thứ 1 đến tháng thứ 6, sau đó giảm dần ở các tháng tiếp theo. Tăng trọng trung bình của lợn Kiềng Sắt qua các 8 tháng thí nghiệm lần lượt là 59,51; 71,23; 78,27; 120,12; 156,30; 168,03; 102,96 và 85,68 g/con/ngày. Trong đó, tốc độ tăng trọng trung bình của lợn Kiềng Sắt đạt giá trị cao nhất ở tháng nuôi thứ 6 (giai đoạn lợn 9 tháng tuổi), 168,03 g/con/ngày và thấp nhất ở tháng đầu tiên, 59,51 g/con/ngày (lợn 4 tháng tuổi). Như vậy, khả năng tăng trọng của lợn Kiềng Sắt cũng tuân theo qui luật chung về sinh trưởng và phát triển của lợn thịt. Tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn đầu tăng dần theo tháng tuổi (trừ lúc bị stress ngay sau khi sinh và khi cai sữa đột ngột), sau đó tăng trọng chậm lại và kéo dài đến khi trưởng thành. Ở giai đoạn trưởng thành, lợn hầu như không tăng trọng hoặc khả năng tăng trọng là thấp, chủ yếu là tích luỹ mỡ (Nguyễn Quang Linh và cs, 2006). Trên đối tượng lợn Bản, Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2007) cho thấy tốc độ tăng trọng tăng dần từ 5 đến 10 tháng tuổi, sau đó giảm ở các tháng tiếp theo. Trong đó, tốc độ tăng trọng trung bình của lợn đạt giá trị thấp nhất và cao nhất lần lượt ở giai đoạn 5 và 10 tháng tuổi, 111,50 g/con/ngày và 175,44 g/con/ngày.

Bảng 16. Tốc độ tăng trọng của lợn Kiềng Sắt qua các tháng thí nghiệm

Tháng TN Tăng trọng (g/con/ngày) Hộ 1 Hộ 2 Hộ 3 TB ± SE Tháng thứ 1 47,41 4,03 68,15 ± 6,85 62,96 ± 3,75 59,51 ± 3,30 Tháng thứ 2 65,19 ± 5,78 77,04 ± 7,94 71,48 ± 3,93 71,23 ± 3,42 Tháng thứ 3 54,44 ± 5,21 91,48 ± 10,69 88,89 ± 3,04 78,27 ± 5,14 Tháng thứ 4 104,81 ± 7,68 145,19 ± 15,18 110,37 ± 3,79 120,12 ± 6,59 Tháng thứ 5 156,30 ± 24,31 173,70 ± 17,31 138,89 ± 9,97 156,30 ±10,45 Tháng thứ 6 182,96 ± 15,50 135,93 ± 18,97 185,19 ± 6,31 168,03 ± 9,25 Tháng thứ 7 109,26 ± 14,33 101,48 ± 7,90 98,15 ± 7,56 102,96 ± 5,84 Tháng thứ 8 114,44 ± 7,24 64,81 ± 4,68 77,78 ± 3,81 85,68 ± 5,11 TB ± SE 104,35 ± 17,05 107,22 ± 14,14 104,21 ± 14,36 105,26 ± 8,41

Theo kết quả ở bảng 16, tốc độ tăng trọng trung bình của lợn Kiềng Sắt sau 8 tháng nuôi là 105,26 g/con/ngày. Theo Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận (1994), mức độ tăng trọng trung bình hằng ngày của lợn đực và cái thiến Ỉ giai đoạn từ 3 đến 10 tháng tuổi là 323 g/con/ngày. Trong khi đó, giá trị đạt được trên lợn Móng Cái cho kết quả cao hơn, 368 g/con/ngày. Ngoài ra một số lợn ngoại như Landrace, Yorkshire hoặc con lai F1 (Landrace x Yorkshire) có tốc độ tăng trọng trung bình từ 2 – 6 tháng tuổi tương ứng là 573,37 g/con/ngày, 544,15 g/con/ngày và 557,5 g/con/ngày (Phan Xuân Hảo, 2007). Như vậy lợn Kiềng Sắt có tốc độ tăng trọng chậm hơn so với một số lợn bản địa khác (Móng Cái và Ỉ), lợn ngoại (Landrace và Yorkshire) và lợn lai F1 (Landrace x Yorkshire).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG (Trang 51)