1. Những vấn đề chung về nguồn nhân lực ngành Bƣu chính
3.2.1. Công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực BĐT Nghệ An
BĐT Nghệ An luôn quan tâm, chú ý rà soát, đánh giá, phân công và sắp xếp lại đội ngũ LĐ cho phù hợp với năng lực, trình độ đáp ứng các yêu cầu công việc. Hiện nay, BĐT Nghệ An cũng như nhiều đơn vị trực thuộc khác đều áp dụng hệ thống “Tiêu chuẩn cấp bậc chức danh nghề sản xuất bưu điện” do TCT ban hành. Các bảng này nêu lên công việc cần làm đối với từng chức danh lao động, tình hình sử dụng LĐ và thể hiện yêu cầu về sự hiểu biết, kỹ năng chuyên môn của người lao động khi thực hiện công việc, các chức danh trên bao gồm:
- Tiêu chuẩn cán bộ kỹ thuật, công nhân lái xe bưu chính, vận chuyển bưu chính, khai thác bưu chính PHBC, giao dịch viên cấp 2,3, tiếp thị bán hàng.
- Tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực:
+ Quản lý mạng lưới, dịch vụ BCVT- CNTT và PHBC, bao gồm: Cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính.
+ Quản lý nghiệp vụ chuyển tiền, tiết kiệm, PHBC, khai thác bưu phẩm bưu kiện, Dịch vụ tài chính bưu chính, kế toán bao gồm: Cán sự, Chuyên viên, chuyên viên chính.
Hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc, chức danh trên là căn cứ quan trọng và chủ yếu để BĐT xác định hệ số phức tạp công việc để tính lương cho người lao động, xây dựng các tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên. Hệ số phức tạp công việc thể hiện mức độ phức tạp công việc, tầm quan trọng của công việc, kỹ năng, chất lượng lao động đòi hỏi để thực hiện công việc đó, hệ số phức tạp càng lớn thì thu nhập càng cao. Quy định về xếp hệ số mức độ phức tạp của chức danh được chia làm hai khối, đó là khối văn phòng của BĐT và khối các đơn vị trực tiếp sản xuất. Trong khối trực tiếp sản xuất, hệ số phức tạp của các chức danh lãnh đạo Giám đốc, Phó Giám đốc Bưu điện huyện hoặc tương đương được xếp theo nhóm I, II, III.
- Nhóm II: Các đơn vị có doanh thu tính lương từ 2 đến dưới 4 tỷ đồng/năm. - Nhóm III: Các đơn vị có doanh thu tính lương dưới 2 tỷ đồng.
Giữa các nhóm hệ số độ phức tạp của chức danh lãnh đạo chênh lệch từ + 0,5 đến +1.
Đối với CBCNV đã có bằng đại học trở lên mà chưa được bổ nhiệm các chức danh chuyên môn nghiệp vụ thì chỉ được xếp theo ngạch bậc lương cán sự, kỹ thuật viên trở xuống tương ứng với công việc được giao, nếu được giao việc đúng ngành nghề được đào tạo thì tùy mức độ ứng dụng nghề được đào tạo vào việc nâng cao hiệu quả trong công việc đang làm sẽ được đơn vị xét cộng thêm vào hệ số mức độ phức tạp công việc một mức hệ số như sau:
- Có bằng đại học được cộng thêm hệ số tối đa không quá 0,1 (chỉ áp dụng cho 1 bằng thứ nhất ).
- Có bằng cao đẳng được cộng thêm hệ số tối đa không quá 0,05 (chỉ áp dụng cho 1 bằng thứ nhất ).
Trong những năm vừa qua, việc tổ chức sắp xếp lại lao động trên toàn mạng lưới, hệ số chức danh, hệ số phức tạp, bố trí sử dụng lao động của BĐT nói chung đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ.
Trong hệ thống TCT, chỉ tiêu biên chế được giao ổn định trong từng thời kỳ nhất định, việc giao chỉ tiêu biên chế cho các Bưu điện tỉnh, thành trong TCT cũng được giao ổn định đến năm 2010 và giảm mạnh vào những năm tiếp theo. Hiện nay, BĐT đang triển khai việc mô tả công việc cho từng vị trí chức danh công việc của toàn CBCNV và người LĐ để từ đó định biên lao động cho từng đơn vị trực thuộc và các chức danh công việc, đa số là kiêm nhiệm, vì vậy việc xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực là một công việc rất quan trọng đối với BĐT.
Để xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực, BĐT Nghệ An dựa vào một số căn cứ chính sau:
Thứ nhất, kế hoạch sản xuất kinh doanh của TCT giao cho BĐT Nghệ An, và
- Kế hoạch phát triển mạng lưới bưu chính (mạng đường thư, mạng bưu cục…). Những năm qua, mạng lưới của BĐT Nghệ An đã có kết quả phát triển như sau:
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển mạng Bƣu chính tại BĐT Nghệ An
Chỉ tiêu Đ.vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Số bưu cục Cái 129 124 122 2. Số ky ốt Cái 86 62 54 3. Số điểm BĐVHX Cái 386 403 396
4. Đường thư cấp 2 Triệu đồng 4 4 4
5. Đường thư cấp 3 Máy/xã 119 108 101
6. Bán kính phục vụ Km/điểm 2,89 2,91 2,92
7. Số dân/ phục vụ Người/điểm 3.697 4.923 5.244
Nguồn: Phòng TCHC Bưu điện tỉnh Nghệ An
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ (sản lượng vận chuyển, khai thác bưu chính, doanh thu cước, doanh thu sản phẩm dịch vụ BĐT triển khai cung cấp…), thời gian qua BĐT đã triển khai các dịch vụ mới như chuyển phát Chứng minh thư; dịch vụ thu hộ, chi hộ…
- Kế hoạch đầu tư thiết bị kỹ thuật cho BĐT và các đơn vị trực thuộc như BĐT đã đầu tư dây chuyền sản xuất phong bì tự động của Datapost.
Thứ hai, kế hoạch NNL được thực hiện sau cùng so với các chỉ tiêu được
TCT giao cho sẽ cho biết BĐT cần bao nhiêu lao động với cơ cấu lao động tăng, giảm theo kế hoạch phát triển mạng lưới hợp lý và cơ cấu trình độ tương ứng.
Thứ ba, thực tế sử dụng lao động tại các đơn vị trực thuộc trong năm trước.
Đơn vị thu thập và phân tích các số liệu đến ngày 31 tháng 12 năm trước về quy mô lao động, cơ cấu lao động theo trình độ, giới tính, độ tuổi, chức năng theo hình thức hợp đồng, số lượng tuyển dụng trong năm, số lượng thuyên chuyển, giảm biên, sa thải, nghỉ hưu…Từ đó BĐT Nghệ An xác định mức độ đáp ứng của số lượng hiện
có đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh mỗi loại lao động thừa hay thiếu bao nhiêu? Cần phải có thêm những phẩm chất, kỹ năng nào? …
Công tác phát triển NNL được BĐT Nghệ An đặc biệt quan tâm.
Đối với tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo xây dựng quy hoạch của BĐT được tiến hành như sau:
Thứ nhất, rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ lãnh đạo đương chức về các mặt:
phẩm chất, năng lực, trình độ đào tạo, mức độ tín nhiệm, độ tuổi, sức khoẻ… của từng chức vụ để phân loại những cán bộ có triển vọng đảm nhiệm chức vụ cao hơn, những cán bộ không đủ điều kiện tiếp tục đảm nhiệm chức vụ thêm một thời gian nữa, những cán bộ cần bố trí chức vụ khác…
Rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ lãnh đạo đương chức cấp dưới trực tiếp để phát hiện những cán bộ có triển vọng dự kiến đưa vào quy hoạch cấp cao hơn.
Thứ hai, xác định nhu cầu cán bộ cần bổ sung trên cơ sở định hướng phát triển
đơn vị những năm tới, xác định số lượng chức danh lãnh đạo cần có phù hợp với quy mô, yêu cầu quản lý của đơn vị, dự kiến các trường hợp nghỉ hưu theo chế độ, bố trí, phân công lại…xác định nhu cầu cần quy hoạch cho từng chức danh lãnh đạo.
Hàng năm, tại kỳ Đại hội CBCNVC, đơn vị tổ chức bỏ phiếu “góp ý bố trí sử dụng cán bộ” và “Thăm dò tín nhiệm về năng lực phẩm chất cán bộ” đồng thời cập nhật các thông tin mới về cán bộ trong diện đang quy hoạch, giới thiệu cán bộ mới lãnh đạo đơn vị.
Công tác bổ nhiệm được thực hiện theo nhu cầu công việc, vị trí công tác, đối với cấp phó đảm bảo không vượt quá số lượng theo quy định. Cán bộ được bổ nhiệm phải trong quy hoạch, có đầy đủ các văn bằng chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh, có đủ năng lực, trình độ, sức khỏe để đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Mỗi cấp lãnh đạo có những quy trình bổ nhiệm riêng.
Phòng Tổ chức hành chính đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của CBCNV trong BĐT, Ban lãnh đạo BĐT thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của CBCNV trong BĐT. Khi bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 1 đến 3
người để lựa chọn, sau đó tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt, Ban thường vụ BĐT họp trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn bổ nhiệm; thông báo danh sách được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác...
Ban thường vụ Đảng uỷ BĐT xem xét kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) và có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm, tập thể lãnh đạo BĐT thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo BĐT tán thành sau đó Giám đốc BĐT ra quyết định bổ nhiệm.
Bảng 3.3 : Tổng hợp số lƣợng cán bộ lãnh đạo phòng ban, đơn vị trực thuộc BĐT đƣợc bổ nhiệm giai đoạn 2011-2013
Số TT Nội dung ĐVT Tổng cộng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Ban Giám đốc BĐT tỉnh Người 3 2 1 0
2 Giám đốc huyện, T.Phòng “ 13 5 7 1
3 Phó GĐ huyện, P.Phòng “ 12 5 5 2
4 Ktoán trưởng BĐ huyện “ 14 1 6 7
Nguồn: BĐT Nghệ An
3.2.2. Phát triển về số lượng và xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực BĐT Nghệ An
Phát triển về số lượng:
Sau khi chia tách (năm 2008), BĐT Nghệ An tiếp nhận khá lớn số lượng lao động từ BĐT cũ ( 927 LĐ ), trong đó có 68 LĐ có thời hạn 11,12 và 36 tháng. BĐT đã thực hiện chủ trương của TCT sau khi chia tách không tuyển dụng lao động mới mà tập trung vào tổ chức sắp xếp lại lao động hợp lý, hiệu quả hơn trong sản xuất và phục vụ.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác phát triển số lượng NNL được BĐT Nghệ An đặc biệt chú trọng và quan tâm, chỉ tuyển dụng một số lao động thật sự cần thiết cho một số phần hành công việc quan trọng như nhân lực Công nghệ thông
tin. BĐT đã xây dựng kế hoạch tuyển chọn, thông qua quá trình tuyển chọn để thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm sau đó tổ chức thi tuyển trực tiếp để lựa chọn các ứng viên thích hợp. Việc tuyển chọn được tiến hành theo quy chế tuyển dụng của TCT, gồm: Lập kế hoạch tuyển dụng, thông báo tuyển dụng, nhận và sơ tuyển hồ sơ, thi tuyển, công nhận và thông báo kết quả thi, ra quyết định tuyển dụng, phân công, giao việc và người hướng dẫn.
Bảng 3.4 : Nhân lực BĐT Nghệ An giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Người Năm Tổng số LĐ Khối Bƣu chính Khối Viễn thông Khối Quản lý Kinh Doanh Khác 2011 1.967 815 962 165 25 2012 2.050 837 990 192 31 2013 2.030 927 1.103
Nguồn: Bưu điện tỉnh Nghệ An
Tuy nhiên, hiện nay BĐT chưa tuyển được nhiều những ứng viên xuất sắc nhất do chênh lệch về thu nhập so với các DN khác trên địa bàn và do áp lực công việc của BĐT hiện nay quá lớn (kể cả so với đơn vị như VNPT sau khia chia tách, thu nhập của CBCNV BĐT cũng thấp hơn). Hơn nữa do lịch sử để lại, công tác tuyển dụng trước đây của BĐT Nghệ An (cũ) ưu tiên nguồn nội bộ trước (con em trong ngành), việc tuyển dụng một cách ồ ạt không qua thi tuyển mà chỉ xét tuyển để ưu tiên tuyển dụng con em CBCNV đủ các điều kiện thỏa mãn chức danh trong công việc nên số lượng NNL hiện nay đang dư thừa và hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới.
Thực tế NNL của BĐT Nghệ An có 3 đội ngũ chính, đó là: LĐ quản lý, LĐ trực tiếp SX, LĐ phụ trợ. LĐ quản lý bao gồm cán bộ lãnh đạo, các phòng ban chức năng của BĐT và LĐ ở các bộ phận có chức năng quản lý của các đơn vị SX trực thuộc như các BĐ huyện, Trung tâm. Tổng số LĐ quản lý của toàn BĐT hiện có
146 LĐ, chiếm 18% trong tổng số LLLĐ toàn BĐT, đây là một tỷ lệ tương đối cao so với một số đơn vị, các BĐT, thành và một số nước đang phát triển trong khu vực, tuy nhiên trong giai đoạn tới LLLĐ này cần bố trí lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất của đơn vị và cần phải đào tạo chọn lọc, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập KTQT và khu vực.
Sau chia tách, căn cứ vào kế hoạch sản lượng và doanh thu, kế hoạch phát triển mạng lưới, kế hoạch phát triển dịch vụ mới, cơ chế quản lý, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, định mức lao động, thoả ước lao động tập thể… BĐT Nghệ An đã định biên lại lao động công nghệ, lao động quản lý, lao động phục vụ, bổ sung một số ít NNL có trình độ cao thật cần thiết. Nhìn chung các ứng viên được tuyển dụng trong thời gian qua cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc, được đào tạo cơ bản, có năng lực, đạo đức góp phần bổ sung lực lượng lao động có trình độ cao thiếu hụt do chia tách, nghỉ hưu và chuyển công tác, được minh họa bằng số liệu ở bảng sau:
Bảng 3.5: Số lƣợng lao động đƣợc BĐT Nghệ An tuyển dụng giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Người Năm Tổng số lao động tuyển dụng Trong đó Quản lý Công nghệ Phụ trợ 2011 0 0 0 0 2012 5 2 3 0 2013 6 4 2 0 Tổng số 11 6 5 0 Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính BĐT Nghệ An
Có thể dễ dàng nhận thấy, số lượng lao động cả giai đoạn 2011-2013 chỉ tuyển dụng có 11 LĐ mà chỉ tuyển lao động có trình độ quản lý và trình độ Công nghệ tin học, nhưng các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của BĐT Nghệ AN có sự tăng trưởng liên tục, với tốc độ cao theo xu thế chủ yếu năm sau tăng nhanh hơn năm
trước. Cụ thể: Doanh số thu thuần năm sau tăng so với năm trước liền kề 10,7% - 16 %, doanh thu tính lương tăng 11% - 13% so với năm trước liền kề, nộp ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước.
Biên chế lao động giai đoạn 2010-2011 không tăng, thậm chí còn giảm do LĐ đến tuổi nghỉ hưu và một số hợp đồng 11,12 tháng không có nguyện vọng tiếp tục làm việc mà chuyển sang DN khác. Tính đến thời điểm cuối năm 2011, thì số lượng LĐ ở BĐT Nghệ An có xu hướng giảm dần, để thực hiện theo mục tiêu tinh gọn bộ máy để hoạt động có hiệu quả, BĐT đã triển khai phương án tổ chức sắp xếp lại LĐ trên toàn mạng lưới, đổi mới tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh là không
tăng lao động, nên đến cuối năm 2014 lao động biên chế BĐT giảm một cách rõ rệt
thể hiện qua bảng dưới đây
Bảng 3.6: Biến động số lƣợng lao động qua các năm Đơn vị tính: Người
Công việc đảm nhiệm 2011 2012 2013
Quản lý 154 153 146
Phụ trợ, phục vụ 53 49 35
Thu cước 230 223 36
Kiểm soát viên 38 33 23
Giao dịch viên 267 251 192
Khai thác 93 88 66
Lái xe thư, vận chuyển bưu chính 75 69 35
Bán hàng trực tiếp 13 14 36
Nghỉ tự túc chờ hưu, chấm dứt HĐ, chuyển công tác 4 15
LĐ thuê khoán công việc 230
Tổng cộng 927 895 799
Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực:
Thứ nhất, cơ cấu NNL phân theo cơ cấu chức năng