Bài học kinh nghiệm đối với bưu điện tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của bưu điện tỉnh nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 49)

1. Những vấn đề chung về nguồn nhân lực ngành Bƣu chính

1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với bưu điện tỉnh Nghệ An

Qua nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên thế giới và trong nước, có thể rút ra một số bài học để vận dụng sáng tạo vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở Bưu điện tỉnh Nghệ An như sau

Một là, có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cả trước mắt và lâu dài. Kế hoạch hóa công tác cán bộ phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ giữa các nội dung của công tác cán bộ và phải xuất phát từ yêu cầu thực tế để đảm bảo tính hiệu quả.

Hai là, thi tuyển LĐ công khai, công bằng là một trong những biện pháp lựa

chọn tốt nhất được người tài giỏi thực sự vào làm việc ở BĐT. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải thường xuyên được tổ chức học tập, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị,

chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học...

Ba là, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ hợp lý, phải biết "tùy tài mà dùng

người", bố trí đúng người, đúng việc, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được sở trường của mình, hàng năm phải tiến hành kiểm tra đánh giá công tác cán bộ một cách nghiêm túc và phải có tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm và cho thuyên chuyển, thôi chức đối với những người không đủ tiêu chuẩn, hay vi phạm pháp luật; duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ quản lý và đội ngũ LĐ.

Bốn là, chú ý đến xu thế trẻ hóa, trí thức hóa, chuyên môn hóa đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, quản lý vì đây là xu thế phù hợp với thời đại ngày nay, thời đại của khoa học - công nghệ, nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tóm lại, đội ngũ cán bộ, quản lý có một vị trí vô cùng quan trọng đối với

phát triển của BĐT Nghệ An cũng như Tổng Công ty BCVN, muốn ổn định và phát triển không thể không chăm lo xây dựng và tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và người LĐ. Điều này, trong thực tiễn tồn tại, phát triển của các quốc gia đã trở thành một tất yếu khách quan. Nâng cao năng lực bằng các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý có vai trò, vị trí và ý nghĩa thiết thực quan trọng.

CHƢƠNG 2:

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Một cách tổng quát, luận văn áp dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, ứng với từng câu hỏi nghiên cứu trong đề tài và sử dụng các công cụ, phương pháp nghiên cứu phù hợp như nghiên cứu tại bàn, kết hợp nghiên cứu thống kê định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng cụ thể được sử dụng là phân tích tương quan (correlation analysis) và phân tích hồi quy (regression analysis). Phân tích định lượng có vai trò bổ sung, minh chứng (trong khả năng dự liệu sẵn có) cho các kết quả phân tích định tính. Nói cách khác, phân tích định lượng không phải là trọng tâm chính của luận văn này.

- Đề tài vận dụng những chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; các quy định của Chính phủ và các chiến lươ ̣c phát triển của ngành.

- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng

phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong phương pháp này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative approach) mà cụ thể là phương pháp tình huống (case study research) làm phương pháp nghiên cứu chính; sử dụng phương pháp định lượng hỗ trợ để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu. Đây chính là dạng thiết kế hỗn hợp gắn kết. “Thiết kế hỗn hợp gắn kết là dạng thiết kế trong đó một phương pháp (định tính hoặc định lượng) là chính và phương pháp còn lại gắn vào với phương pháp chính. Như vậy, phương pháp gắn kết (phụ) này đóng vai trò hỗ trợ thêm dữ liệu cho phương pháp chính” (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 198).

Trong phương pháp tình huống (case study research), công cụ tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu đó chính là khảo sát và quan sát (observation). “Phân tích dữ liệu định tính là quá trình đi tìm ý nghĩa của dữ liệu”. Vì vậy, tác giả tiến hành khảo sát khách hàng , lấy ý kiến các nhà khoa học , các chuyên gia trong

lĩnh vực quản lý , kinh doanh bưu chính chuyển phát để thu thập và phân tích dữ liệu. Ngoài phương pháp chủ đạo nêu trên, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu … để nghiên cứu và trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn.

Quy trình áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trải qua 06 bước:

Cụ thể:

- Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu

Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trong nước về phát triển nguồn nhân lực, một số vấn đề mà các tác giả chưa đề cập đến là:

+ Nội dung nghiên cứu nguồn nhân lực của ngành Bưu chính nói chung của Bưu điê ̣n tỉnh Nghê ̣ An nói riêng.

+ Khái quát các nhân tố phát triển NNL trên phương diện định tính. + Đánh giá thực trạng NNL của Bưu điện tỉnh Nghệ An.

- Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu. Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu

Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu

Bước 3: Chọn tình huống

Bước 4: Chọn phương pháp thu thập dữ liệu

Bước 5: Thu thập dữ liệu

Để đạt được các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra, cần phải trả lời một cách thỏa đáng một số vấn đề nghiên cứu sau:

1. Phát triển nguồn nhân lực bưu chính là gì ? Tình hình nghiên cứu trong nước đã được giải quyết như thế nào?

2. Công tác phát triển NNL của Bưu điện tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã được thực hiện như thế nào? Những hạn chế và nguyên nhân?

3. Công tác kinh doanh của Bưu điện tỉnh Nghệ An có những điểm đặc thù gì? và cần phải giải quyết như thế nào để phù hợp các yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh?

4. Trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững, yêu cầu đặt ra cho công tác phát triển NNL của Bưu điện tỉnh Nghệ An như thế nào? Các chỉ tiêu sử dụng , theo dõi NNL trên đi ̣a bàn tỉnh Nghê ̣ An trên cả phương diện định tính và định lượng là các chỉ tiêu gì?

- Bước 3: Chọn tình huống.

Từ những câu hỏi được xác định như phần trên, tình huống mà luận văn lựa chọn đó chính là những vấn đề về phát triển NNL trên địa bàn tỉnh Nghê ̣ An. Cụ thể là tập trung về công tác lập kế hoa ̣ch , chiến lược phát triển thi ̣ phần , khả năng phục vụ và chất lượng phục vụ ; nguồn lực kinh doanh; mạng lưới kinh doanh; chất lượng nguồn nhân lực và trình đô ̣, khả năng, mức đô ̣ sử du ̣ng công nghê ̣.

- Bước : Chọn phương pháp thu thập dữ liệu.

Để có được thông tin về nguồn nhân lực trên đi ̣a bàn tỉnh Nghê ̣ An , phương pháp được tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu chính là phương pháp khảo sát, phỏng vấn sâu kết hợp với tìm hiểu và nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở quan sát (observation) và một số phương pháp khác như thống kê , tổng hợp, so sánh số liệu doanh thu, chi phí, tăng trưởng, năng suất lao đô ̣ng , trình độ nhân và số lượng nhân lực…

Cụ thể, tác giả khảo sát , phỏng vấn sâu các khách hàng , các chuyên gia , các cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính tr ên đi ̣a bàn tỉnh Nghệ An và trong khu vực.

- Bước 5: Thu thập dữ liệu.

Số liệu sơ cấp : Tác giả sử dụng bảng câu hỏi và điện thoại để tiến hành phỏng vấn sâu các cán bô ̣ và các chuyên gia .

Số liệu thứ cấp : Tìm hiểu và nghiên cứu các số liê ̣u về số lượng , trình độ NNL, cơ cấu lao động, doanh thu, chi phí, tỷ trọng thị phần, năng suất lao đô ̣ng…

Phương pháp tiến hành điều tra là tiếp cận trực tiếp các thành phần nêu trên, sau khi mẫu điều tra đã được xác định với các đơn vị đã lựa chọn, tiến hành nhập số liệu, tổng hợp, kiểm định, đưa ra kết quả nhận xét các thông tin theo phiếu điều tra đã xây dựng sẵn.

- Bước 6: Phân tích dữ liệu.

Dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập , tác giả tiến hành phân tích , đánh giá giữa thực trạng với các thách thức , cơ hô ̣i , xu thế phát triển ; nhận diện những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới NNL của Bưu điện tỉnh Nghệ An.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Luận văn được tiến hành nghiên cứu tại Bưu chính tỉnh Nghệ An thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An với các đặc điểm cơ bản sau: điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Nghê ̣ An.

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BƢU ĐIỆN TỈNH NGHỆ AN

3.1. Khái quát sự phát triển của Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam và Bƣu điện tỉnh Nghệ An và Bƣu điện tỉnh Nghệ An

3.1.1. Khái quát về Tổng công ty Bưu chính Việt Nam

Ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 249/QĐ-TTg thành lập Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam là doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông.

Tổng Công ty có 77 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 10 đơn hạch toán độc lập và 10 đơn vị sự nghiệp. Tham gia góp vốn thành lập 8 công ty liên doanh và 27 công ty cổ phần. Tuy nhiên, trước những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó ngành công nghệ thông tin và truyền thông là ngành bị cạnh tranh gay gắt nhất thì mô hình Tổng Công ty lại có sự hạch toán phụ thuộc quá lớn (hơn 70% đơn vị thành viên của Tổng Công ty là đơn vị là hạch toán phụ thuộc), điều này đã làm giảm động lực của người lao động, của từng đơn vị thành viên và do đó làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính sự hạch toán không rõ ràng khiến bưu chính chưa thực sự phát huy được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo gánh nặng cho khối viễn thông (doanh thu bưu chính chiếm 7% trong khi viễn thông là 93% nhưng LĐ khối bưu chính lại chiếm hơn 50% số lao động toàn ngành). Mặt khác, mô hình tổ chức vẫn theo kiểu hành chính, cơ chế quản lý nội bộ chưa theo kịp sự phát triển của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên về quy mô, năng lực mạng lưới và trình độ công nghệ.

Để khắc phục những tồn tại yếu kém trên, nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành cũng như thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng nhằm phát triển nền kinh tế hội nhập quốc tế. Ngày 23/3/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2005/QĐ-TTG phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Bưu chính

Viễn thông Việt Nam ( VNPT ), là Tập đoàn đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập. Việc thành lập VNPT sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động phát triển, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia và đầu tư cho Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin; các Doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác tốt hơn.

Đến ngày 26/12/2007, VNPT đã chính thức công bố quyết định thành lập Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam ( gọi tắt là VNPOST ) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008.

3.1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty.

- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng BCCC theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để kinh doanh các dịch vụ trong và ngoài nước.

- Cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo quy hoạch, kế hoạch phát triển bưu chính của nhà nước và những nhiệm vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Sử dụng mạng BCCC để kinh doanh các dịch vụ bưu chính, tài chính, phát hành báo chí và các dịch vụ khác theo yêu cầu của pháp luật.

- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bưu chính.

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam. Cơ cấu quản lý tổ chức của Tổng công ty

Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng: Do Hội đồng quản trị Tập đoàn bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quyết định mức lương.

Bộ máy giúp việc của TCT gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức – Lao động, Ban Kế toán – Tài chính, Ban Kỹ thuật và CNTT, Ban Kế hoạch - Đầu tư, Ban Dịch vụ Bưu chính, Ban Dịch vụ Tài chính Bưu chính, Ban Quản lý dự án.

Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc bao gồm: 63 Bưu điện tỉnh,

thành phố; Công ty Phát hành báo chí Trung ương; Công ty in Tem Bưu điện; Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện.

Các Công ty Cổ phần: Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện, Công

ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện.

Các công ty liên doanh: Liên doanh với DHL

Ngoài ra, TCT tham gia đầu tư vào các công ty cổ phần khác (như Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải, Ngân hàng Liên Việt…).

Việc thành lập VNPOST là cần thiết và là xu thế tất yếu, sẽ tác động tích cực tới hoạt động SXKD của TCT.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của VNPOST

Nguồn :http:// www.vnpost.vn

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện tỉnh Nghệ An

TỔNG GIÁM ĐỐC Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Văn phòng Ban tổ chức lao động Ban kế hoạch đầu tư Ban kế toán tài chính Ban các dịch vụ bưu chính Ban dịch vụ tài chính bưu chính Ban kỹ thuật và CNTT Ban Quản Lý Dự án KHỐI HTPT - Các Bưu điện tỉnh, thành phố - Công ty PHBC TW KHỐI HTĐL - Cty CP Chuyển phát nhanh - Cty CP Bảo hiểm Bưu điện - Cty CP Du lịch Bưu điện - Cty TKBĐ

- Cty LD VNP-DHL

Điều hành trực tiếp Theo dõi hỗ trợ Hợp đồng kinh tế

Ty Bưu điện Nghệ An được thành lập vào năm 1947 tại Đền Tràng Thịnh – huyện Đô Lương – tỉnh Nghệ An. Năm 1975, Tổng cục BĐ quyết định giải thể BĐ Nghệ An và BĐ Hà Tĩnh, thành lập BĐ Nghệ Tĩnh. Tuy còn nhiều khó khăn lúng túng do mới nhập tỉnh, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, BĐ Nghệ Tĩnh đã tiến hành đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ cấu tổ chức quản lý, sản xuất, xây dựng lại mạng lưới thông tin. Với 1.800 CBCNVC và 26 huyện thị, thành.

Ngày 01 - 01- 1993, sau khi chưa tách tỉnh, theo quyết định của Tổng cục Bưu điện, giải thể Bưu điện Nghệ Tĩnh thành lập Bưu điện tỉnh Nghệ An và Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh. Bưu điện tỉnh Nghệ An được tái lập và đi vào hoạt động với chức năng quản lý Nhà nước về BĐ và quản lý mạng lưới sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ Bưu chính - Viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Sau khi thành lập, BĐ Nghệ An có 1.060 cán bộ công nhân viên trong đó khối sản xuất thông tin là 760 người, bao gồm 22 đơn vị cơ sở, trong đó có 17 bưu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của bưu điện tỉnh nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 49)