1. Những vấn đề chung về nguồn nhân lực ngành Bƣu chính
4.1.2. Phương hướng phát triển NNL BĐT Nghệ An
4.1.2.1. Gắn phát triển nguồn nhân lực với chiến lược phát triển bưu chính
Nguồn nhân lực cũng quan trọng tương đương với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp có thể sẽ mất dần theo thời gian, nhưng rất hiếm khi một doanh nghiệp bị mất hoàn toàn năng lực của nhân viên. Việc đào tạo được một nguồn nhân lực có khả năng vừa mất nhiều thời gian vừa tốn kém hơn là thay đổi kỹ thuật sản xuất nhưng không phải khi nào máy móc cũng có thể thay thế con người.
Mục tiêu phát triển NNL của BĐT Nghệ An là nhằm sử dụng tối đa NNL hiện có và nâng cao hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về sự nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách tự giác hơn với trình độ tốt hơn để xây dựng BĐT Nghệ An phát triển bền vững, kinh doanh đa ngành trong đó dịch vụ Bưu chính là ngành kinh doanh chính với nhiều loại hình sở hữu, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học - công nghệ, nghiên cứu, đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai. Từ đó, xây dựng chiến lược NNL gồm các mục tiêu đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng, phát triển chất lượng, cơ cấu; đồng thời chỉ ra các giai đoạn, các bước và cách thức phát triển NNL với những chương trình kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể trong công tác tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, quản lý, sử dụng, đánh giá, chế độ đãi ngộ... Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các chiến lược phát triển NNL với các chiến lược phát triển ngành bưu chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tích cực đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của ngành dịch vụ, phục vụ, giữ vững vai trò chủ đạo, làm nòng cốt để cùng TCT Bưu chính Việt Nam phát triển, đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, phục vụ tốt nhiệm vụ công ích nhà nước giao, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
4.1.2.2. Phát triển NNL phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An đáp ứng tốt yêu cầu công tác quản lý của ngành
Xuất phát từ khả năng và yêu cầu phát triển của TCT cả trước mắt và trong tương lai, công tác đào tạo và phát triển là quan trọng, cần được quan tâm đúng mực. Xây dựng và quy hoạch tổng thể về phát triển NNL một cách đầy đủ, phù hợp về số lượng và chất lượng. Vì vậy những năm trước mắt BĐT Nghệ An chú trọng phát triển NNL theo quy hoạch phát triển chung của TCT. Trong điều kiện nguồn nhân lực của BĐT Nghệ An số lượng đông, đa ngành nghề, chất lượng không đều và các điều kiện để nâng cao chất lượng còn khó khăn, thì việc gắn kết phát triển NNL theo quy hoạch phát triển kinh tế là biện pháp tối ưu. Trong đó, cần ưu tiên thu hút một bộ phận NNL chất lượng cao có thể tiếp nhận công nghệ hiện đại, từng bước phát triển một cách vững chắc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của BĐT Nghệ An. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và dịch vụ phải kết hợp với sử dụng NNL từ tuyển dụng, bố trí sắp xếp, sàng lọc, đánh giá, đề bạt, kiểm tra, luân chuyển, đãi ngộ, kỷ luật. Tất cả các khâu của quy trình sử dụng cán bộ cần được quan tâm thường xuyên, phối kết hợp để tạo khả năng phát huy hiệu quả tốt nhất.
Như vậy, phát triển NNL đòi hỏi phải kết hợp nhiều khâu đảm bảo việc bao quát chiều rộng, chi tiết theo chiều sâu; sản xuất kinh doanh dịch vụ đa ngành nghề, việc phát triển theo chiều rộng để bao quát NNL BĐT Nghệ An là công việc thường xuyên cần quan tâm. Trong đó cần phải có chiến lược phát triển theo chiều sâu, tập trung vào nhiệm vụ mũi nhọn chủ đạo cần đặc biệt quan tâm. Kết hợp hầu hết đào tạo, sử dụng và tạo môi trường để phát triển toàn diện NNL ở BĐT Nghệ An là quan điểm cơ bản cần quán triệt. Song song với vấn đề trên là hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ CBCNV phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của ngành, địa phương.
4.1.2.3. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ hiện có
Hiện nay, trong Tổng công ty Bưu chính Việt Nam nói chung và BĐT Nghệ An nói riêng tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học còn thấp, số lao động giản đơn chiếm tỷ trọng lớn, khiến quá trình phát triển của BĐT gặp không ít khó khăn. Vì vậy đối
với BĐT hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ LĐ hiện có để phát triển NNL là một tất yếu đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh trong kinh tế thị trường.
Thứ nhất, Ban Lãnh đạo: Đây là hạt nhân rất quan trọng để vạch ra phương
hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển chung của BĐT, cần chú trọng để bồi dưỡng giới thiệu những người lãnh đạo kế cận.
Thứ hai, người lao động: Bao gồm toàn bộ cán bộ và công nhân viên trong
BĐT. Đây chính là hạt nhân của năng lực phát triển cần đào tạo đón đầu thích hợp với các mục tiêu phát triển; đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ CBCNV và người LĐ, xây dựng chính sách đào tạo phù hợp để có đội ngũ chuyên gia giỏi về kinh tế, kỹ thuật; đội ngũ quản lý kinh doanh giỏi, đặc biệt chú trọng đội ngũ làm công tác quản lý, kinh doanh tiếp thị bán hàng và tin học, đồng thời không ngừng cải thiện các điều kiện làm việc và qua đó, cải thiện cả những sản phẩm cuối cùng. Những chi phí đào tạo và quá trình tuyển dụng các nguồn nhân lực phải được nghiên cứu một cách tỷ mỷ để có chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút tài năng, nguồn chất xám đóng góp cho phát triển của BĐT và của Tổng Công ty BCVN. Trong đào tạo phải kết hợp đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng chuyên môn, cách ứng xử và tác phong công nghiệp của từng người LĐ.
4.1.2.4. Chú trọng chất lượng, hiệu quả trong phát triển NNL
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của BĐT Nghệ An, nhu cầu học tập và phát triển của người lao động, công tác đào tạo, đào tạo lại là giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của BĐT. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và dịch vụ phải kết hợp với sử dụng NNL, từ tuyển dụng, bố trí sắp xếp, sàng lọc, đánh giá, đề bạt, kiểm tra, luân chuyển, đãi ngộ, kỷ luật... cần được quan tâm thường xuyên phối kết hợp để tạo khả năng phát huy hiệu quả tốt nhất. Phát triển NNL đòi hỏi phải kết hợp nhiều khâu đảm bảo việc bao quát chiều rộng, chi tiết theo chiều sâu, tập trung vào nhiệm vụ mũi nhọn chủ đạo. Kết hợp đào tạo, sử dụng và tạo môi trường để phát triển toàn diện NNL ở BĐT Nghệ An là quan điểm cơ bản được quán triệt song song với vấn đề hoàn thiện chính sách và quy trình quản
lý cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ CBCNV và người LĐ. Cần tạo ra môi trường để phát triển NNL, đó là tạo ra môi trường để người LĐ được phát triển và cống hiến hết khả năng, điều đó luôn gắn với cơ chế, chính sách như tôn vinh, đãi ngộ, trọng dụng thu hút nhân tài. Đồng thời phải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, môi trường làm việc để nhân tài thực nghiệm, nghiên cứu phát huy khả năng sáng tạo và phát triển toàn diện.
Để đáp ứng tốt yêu cầu công việc, ngoài trình độ chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp còn phải kể đến tinh thần kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp…Tinh thần kỷ luật được biểu hiện qua sự chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, qua việc chấp hành nghiêm nội quy, quy chế nơi làm việc như chấp hành thời gian làm việc, tuân thủ kỷ luật lao động, chế độ thông tin, báo cáo …Đạo đức nghề nghiệp được hiểu là tập hợp các chuẩn mực hành vi, cách cư xử và ứng xử được quy định cho một nghề nghiệp nhất định nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, tính tin cậy, niềm tự hào của nghề nghiệp đó trong xã hội.
Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ LĐ; chú trọng phát triển đội ngũ quản lý, nghiên cứu, chuyên gia có năng lực và trình độ chuyên môn cao; sắp xếp và hợp lý hóa NNL BĐT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của TCT, thực hiện quản lý công chức theo khối lượng và chất lượng công việc được giao; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm vật chất của người LĐ trên từng vị trí công tác; sử dụng có hiệu quả NNL của các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp. Xây dựng đội ngũ LĐ, nhất là đội ngũ quản lý, lãnh đạo có đủ sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, phẩm chất, đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Chú trọng bồi dưỡng, đạo tạo cán bộ trẻ có năng lực. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác phong chuyên nghiệp cho đội ngũ LĐ theo chức trách và nhiệm vụ gắn quá trình đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài.