Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của ngành Bưu chính Nhật

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của bưu điện tỉnh nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 44 - 47)

1. Những vấn đề chung về nguồn nhân lực ngành Bƣu chính

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của ngành Bưu chính Nhật

Nhật Bản

Ở châu Á, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực. Xuất phát từ việc xác định rằng, nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, để phát triển, chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản, Chính phủ nước này đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục - đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu.

Về sử dụng và quản lý nhân lực, Nhật Bản thực hiện chế độ lên lương và tăng thưởng theo thâm niên. Nếu như ở nhiều nước phương Tây, chế độ này chủ yếu dựa vào năng lực và thành tích cá nhân, thì ở Nhật Bản, hầu như không có trường hợp cán bộ trẻ tuổi, ít tuổi nghề lại có chức vụ và tiền lương cao hơn người làm lâu năm. Không chỉ là một quốc gia có nền giáo dục phát triển mà Nhật cũng rất coi trọng việc tiếp thu các kinh nghiệm, thành tựu về đào tạo nguồn nhân lực của các quốc gia phát triển khác, việc cử người đi học tập ở nước ngoài được Nhà nước chú trọng, khuyến khích, với nhiều nguồn kinh phí khác nhau, sử dụng kinh phí của Nhà nước, người đi học, của chủ sử dụng lao động, đối tác nước ngoài khác

Tư nhân hoá ngành bưu điện (bưu chính) là kế hoạch “con cưng” của ông Koizumi, Thủ tướng Nhật bản trong cải cách kinh tế. Từ khi còn là dân biểu và nhất là khi lần đầu trúng cử chức vụ thủ tướng vào năm 2001, Thủ tướng Koizumi đã nhiều lần nêu rõ quyết tâm phá vỡ hệ thống bao cấp thông qua việc cải tổ và tư nhân hóa hệ thống bưu chính Nhật Bản. Ông Koizumi nhấn mạnh khu vực tư nhân của Nhật Bản đã trải qua một cuộc cải tổ lớn lao với nhiều công ty được cơ cấu lại, tuy nhiên khu vực quốc doanh vẫn rất trì trệ trong quá trình chuyển đổi này. Thủ tướng Koizumi cũng cho rằng bưu điện Nhật Bản là doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nhất còn sót lại trong khu vực kinh tế công cộng, một hệ thống bao cấp “khổng lồ và phi lý”.

Có thể nói trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, ông Koizumi là người nắm rất rõ mọi vấn đề. Ông nội của ông, Matajiro Koizumi từng là Bộ trưởng Bưu chính viễn thông và cũng chính là người đầu tiên chủ trương tư nhân hóa ngành bưu điện

Nhật Bản. Bản thân ông Koizumi cũng đã từng làm Bộ trưởng Bưu chính viễn thông trong nội các của thủ tướng Miyazawa. Hệ thống bưu điện Nhật Bản gồm 25.000 trụ sở với trên gần 400.000 nhân viên, có giá trị trên 3 nghìn tỷ USD trong đó bao gồm cả một ngân hàng lớn nhất thế giới, đồng thời Bưu chính Nhật Bản cũng là doanh nghiệp mua nhiều công trái chính phủ nhất Nhật Bản. Bưu chính Nhật Bản không chỉ hoạt động trong lĩnh vực bưu điện mà còn là một trung tâm tài chính với quy mô rất lớn. Trên thực tế, ngạch bảo hiểm của bưu chính Nhật Bản hiện lớn gần bằng tổng giá trị của bốn công ty bảo hiểm lớn nhất Nhật Bản cộng lại

Hiện có đến 85% dân số Nhật Bản có tài khoản gửi tiết kiệm bưu điện. Các gia đình Nhật Bản thường dành một phần lớn thu nhập cho tiết kiệm và họ luôn tin tưởng để số tiền giành dụm trong hệ thống tiết kiệm của ngành bưu chính. Người dân Nhật Bản không mấy khi có ý định chuyển số tiền tiết kiệm của mình sang gửi ở một nơi nào khác. Giải thích về điều này phải kể đến hệ thống ngân hàng của Nhật Bản đã hầu như sụp đổ sau khi đối mặt với những khoản nợ xấu khổng lồ của giai đoạn chi tiêu thả cửa trong những năm 1980. Hơn nữa các ngân hàng hiện đều đưa ra mức lãi suất 0% đối với tiền gửi tiết kiệm vì Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ tỷ lệ lãi suất thấp trong đa phần thập kỷ vừa qua để kích thích nền kinh tế phát triển mong manh. Vì vậy, đa phần người dân Nhật Bản vẫn muốn đặt tiền của họ ở một nơi an toàn, trong trường hợp này là trong tay Chính phủ.

Tuy nhiên thực tế không thể phủ nhận hệ thống này đang đè nặng lên nguồn quỹ công, tạo ra ngân sách thứ hai mờ ám và khuyến khích những lãng phí trong chi tiêu công cộng. Ngành bưu chính Nhật Bản thu hút tiền gửi tiết kiệm từ công chúng và được quyền kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ mà lại được miễn đa số các loại thuế, và được nhà nước yểm trợ qua chính sách bảo hiểm ký thác, tức là bảo đảm hoàn trả lại tiền ký thác tiết kiệm. Các quy định ấy khiến Bưu chính Nhật Bản trở thành một ngân hàng được trợ cấp. Nói cách khác hệ thống bảo hiểm nhân thọ Kampo này trên thực tế kiểm soát đến 40% tài sản bảo hiểm toàn quốc và được Chính phủ bảo đảm từ đằng sau. Và hệ thống tài chính ấy lại nằm dưới sự giám hộ của bộ chủ quản là Bộ Viễn thông chứ không phải là Cơ quan giám

sát tài chính. Hậu quả là doanh nghiệp nhà nước này đương nhiên có ưu thế cạnh tranh hơn hẳn bất cứ một ngân hàng hay công ty bảo hiểm tư doanh nào khác nhờ mạng lưới chi nhánh toả rộng và hệ thống luật lệ ưu đãi. Khi được ưu đãi như thế, hệ thống tài chính này hoàn toàn có thể phân phối, cụ thể là cho vay theo cách của mình vì mọi rủi ro đều đã có nhà nước cáng đáng. Về phần mình, các ngân hàng tiết kiệm bưu chính Nhật Bản cho chính phủ vay tiền bằng cách mua các trái phiếu của nhà nước. Kết quả là luôn có sẵn một số tiền khổng lồ để sẵn sàng cho các dự án xây dựng công cộng. Ngoài ra hệ thống đó cũng cản trở việc cải cách các công ty dịch vụ tài chính. Một vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là ngoài việc sử dụng tài sản sai lạc mục tiêu kinh tế, tạo sự cạnh tranh bất chính và bất công về chính trị. Chính những lý do này càng thúc đẩy Thủ tướng Koizumi tiến hành cải tổ Bưu chính.

Quyết định về “Phương châm cơ bản của Tư nhân hóa Bưu chính” cụ thể hoá các bước đi của quá trình cải tổ Bưu chính Nhật Bản đã được thông qua ngày 10/9/2006 tại Nội các Nhật Bản. Việc cải tổ đặt ra gồm các điểm chính sau:

1. Công ty Bưu chính mới với bốn chức năng quầy dịch vụ, chuyển thư, tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm đơn giản để ngăn sự mập mờ thiếu rõ ràng, thông qua việc mở rộng hoạt động kinh doanh tự do trên thị trường cung cấp đến người dân những dịch vụ đa dạng với chất lượng tốt, giá thành rẻ, nâng cao tối đa sự tiện lợi cho nhân dân.

2. Giảm thiểu xuống mức nhất “gánh nặng vô hình” của nhà nước đối với Công ty bưu chính đồng thời tận dụng hiệu quả nguồn lực về vốn cho phát triển kinh tế quốc dân.

3. Đưa luồng vốn luân chuyển trong khu vực công sang khu vực tư nhân, sử dụng linh hoạt tiền tiết kiệm của dân chúng trong phát triển kinh tế.

Quá trình thực hiện những mục tiêu trên luôn đi trên 5 nguyên tắc, đó là Linh hoạt hoá, Tiện lợi hóa, Sử dụng linh hoạt nguồn tài nguyên vốn và Nguyên tắc Quan tâm chú trọng. Quá trình tư nhân hóa ngành Bưu chính Nhật Bản dự tính sẽ bắt đầu tiến hành từ năm 2007, trải qua thời kỳ quá độ và cả khi việc cải tổ đến được đích cuối cùng sẽ đều tuân theo một cách nhất quán những nguyên tắc nêu trên.

Có thể nói kế hoạch của Thủ tướng Koizumi là sẽ phân chia hệ thống Bưu chính Nhật thành bốn ngành kinh doanh độc lập là Ngân hàng, Bảo hiểm, Chuyển thư và Bưu điện. Trong đó ngành bảo hiểm nhân thọ và tiết kiệm bưu điện sẽ được tư nhân hóa hoàn toàn trong vòng 10 năm tới. Ngân hàng mới sẽ tạm thời mang tên Yucho và có tài sản khoảng 1500 tỷ USD. Điều này có nghĩa Yucho sẽ thuộc vào hàng các ngân hàng lớn nhất tính theo giá trị tài sản. Việc tư nhân hóa này sẽ được bắt đầu tiến hành từ năm 2007 và sẽ hoàn tất vào năm 2017. Công ty bảo hiểm tách khỏi Công ty bưu chính Nhật Bản sẽ có tên ban đầu là Công ty bảo hiểm nhân thọ Kampo. Cổ phiếu của Yucho và Kampo sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Có thể nói rằng nền kinh tế trì trệ trong hơn 10 năm qua chính là động lực để Thủ tướng Koizumi và chính phủ của ông xây dựng các chương trình cải cách triệt để trong đó ngành Bưu chính chính là khâu then chốt, đóng vai trò đòn bẩy cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của bưu điện tỉnh nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 44 - 47)