Sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực ngành Bưu chính

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của bưu điện tỉnh nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 40 - 43)

1. Những vấn đề chung về nguồn nhân lực ngành Bƣu chính

1.3.3. Sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực ngành Bưu chính

Thứ nhất, phát triển NNL ngành Bưu chính để đáp ứng được sự phát triển

của Ngành và phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tốt để tạo NNL, tăng cường các quan hệ đầu tư thương mại với các nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển, các hoạt động kinh tế trong nước sẽ gắn chặt hơn với thị trường thế giới. Đây chính là trường học thực tế, tuy khắc nghiệt nhưng là cần thiết để ngành Bưu chính tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đào tạo được một NNL có chất lượng cao, tạo động lực đổi mới về cơ cấu tổ chức quản lý SXKD theo hướng nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và tác động rõ nét trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực quản lý bưu chính phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế như: Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)... Điều này chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đã bước vào sân chơi

lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Sự hội nhập sâu, rộng kinh tế quốc tế đã tạo ra những thuận lợi lớn cho nền kinh tế nước ta mà thể hiện rõ nhất là tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện tái sản xuất mở rộng trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đang đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà trực tiếp là các tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng. Vì các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay đang trực tiếp đối đầu với những cạnh tranh gay gắt trên thị trường về vốn, sản phẩm, thị trường, chi phí sản xuất và về NNL...

Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển các Tổng Công ty nhà nước phải có chiến lược phát triển phù hợp, mục tiêu rõ ràng, hiệu quả cao. Phải đưa ra được các chính sách sản phẩm đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng nhanh cả trong và ngoài nước. Đồng thời, các TCT phải đầu tư thêm công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD.

Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đang đặt ra những yêu cầu mới đổi mới về NNL của ngành Bưu chính

Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh đều có một mục tiêu chung là lợi nhuận và chính lợi nhuận là thước đo đánh giá hiệu quả SXKD của DN. Để có lợi nhuận cao đòi hỏi các DN sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất, trong đó NNL con người đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của DN. Với sự phát triển của KHKT, công nghệ thông tin thì yếu tố con người cũng luôn phải được nâng cao, luôn phải được đào tạo và phát triển về mặt trí tuệ. Đặc biệt là đối với nhân lực của ngành Bưu chính hiện nay đang đặt ra những khó khăn cho ngành, đó là đông đội ngũ tham mưu, đội ngũ hành chính; đội ngũ quản lý vừa thừa, vừa thiếu chưa theo kịp với sự phát triển của KHCN do trình độ, năng lực còn nhiều hạn chế. Ngày nay, với xu thế khu vực toàn cầu hoá thì sự cạnh tranh gay gắt nhất, mang tính chiến lược giữa các tổ chức, giữa các quốc gia là cạnh tranh về yếu tố con người. Thời gian qua đã có quá nhiều doanh nghiệp luôn đổi mới KTCN mà quên đi một nhiệm vụ rất quan trọng là cần phải đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý của mình, nếu không

được quan tâm thì đây chính là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến hiệu quả SXKD của ngành bưu chính thấp, không đạt được các mục tiêu đề ra.

Để quản lý và sử dụng hợp lý NNL trong DN Bưu chính, các nhà quản lý của ngành phải giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo và phát triển NNL hiện có. Trong xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của cả nền kinh tế, muốn có sự tương thức, đồng bộ giữa KTCN và con người đòi hỏi không chỉ số lượng mà ở chất lượng con người sử dụng phương tiện KTCN đó. Vì vậy ngày nay, NNL đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá nhất, là chiếc chìa khoá dẫn đến thành công của mỗi tổ chức, mỗi DN trong nền kinh tế thị trường nói chung và DN Bưu chính nói riêng, bởi vì :

- KHCN làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế toàn cầu và thay đổi phương thức quản lý SX từ khâu tổ chức đến huy động NNL. Chìa khóa của sự phát triển là cần phải có lực lượng lao động có trình độ cao, có khả năng tiếp thu và làm chủ được công nghệ, chiếm lĩnh đỉnh cao của KHCN.

- Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ bưu chính nói chung còn yếu, thiếu các yếu tố về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý kinh doanh.

Như vậy, bên cạnh các chiến lược phát triển KHCN thì chiến lược phát triển nhân lực của ngành Bưu chính là rất quan trọng và mang tính chất quyết định. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của cạnh tranh và các yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NNL trong nền kinh tế thị trường đang tạo ra những sức ép lớn đòi hỏi nhân lực của ngành Bưu chính phải có những cách thức mới, phương pháp mới, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu phát triển.

Thứ ba, thực trạng nguồn nhân lực của VNPOST hiện nay đang còn nhiều bất cập đòi hỏi phải phát triển và nâng cao chất lượng NNL

Tập đoàn BCVT Việt Nam trước đây là một ngành độc quyền Nhà nước, các Bưu điện tỉnh thành thuộc TCTBC Việt Nam, trước khi chia tách khỏi Viễn thông có một thời gian dài hoạt động trong môi trường độc quyền, kém hiệu qủa, được

nhận bù lỗ chéo từ các đơn vị Viễn thông trong Tập đoàn VNPT. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động kém hiệu quả của khối bưu chính trong Tập đoàn, đó là:

- Chưa tiến hành hạch toán riêng, rõ rệt giữa kinh doanh dịch vụ Bưu chính và dịch vụ Viễn thông. Đặc thù của các dịch vụ Bưu chính truyền thống có tốc độ tăng trưởng chậm, chi phí lớn, mạng lưới rộng, bộ máy hoạt động cồng kềnh kém hiệu quả, việc xây dựng NNL và công tác tuyển dụng chưa được chú trọng, trình độ của độ ngũ CBCNV và người LĐ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Trong suốt một thời gian dài, việc quan tâm đến phát triển NNL còn rất hạn chế, còn mang tính bao cấp, chậm đổi mới, phần nào đã gây trở ngại cho sự phát triển ngành BCVT trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Chính vì vậy, sau khi chia tách một trong những khó khăn, tồn tại của VNPOST là lực lượng lao động đông với khoảng hơn 5 vạn người trên mạng lưới; mặc dù trong năm 2010, số LĐ trên toàn TCT đã giảm được trên 5 ngàn người, nhưng chất lượng NNL vẫn còn thấp, lao động giản đơn, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn, thời điểm mới tách ra hoạt động độc lập, đội ngũ nhân lực bưu chính từ lực lượng quản lý chức năng đến đối tượng cán bộ quản lý ở các đơn vị trực thuộc cho tới đội ngũ lao động trực tiếp, các kiến thức, kỹ năng còn thiếu rất nhiều chưa theo kịp yêu cầu, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ chưa được quan tâm đúng mức.

VNPOST cần xác định rõ một giải pháp quan trọng của TCT nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra trong thời gian tới là phải xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn về công tác đào tạo, tái đào tạo gắn với yêu cầu phát triển, nhu cầu sử dụng lao động.

Tóm lại, NNL là sức mạnh của bất kỳ của một DN, một ngành, một quốc gia. Do vậy, thách thức đối với VNPOST dưới góc độ phát triển NNL không chỉ là những thách chung của mọi nhân lực Việt Nam đang đặt ra mà còn khó khăn hơn do đặc điểm cạnh tranh NNL ngành Bưu chính.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của bưu điện tỉnh nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)