Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của bưu điện tỉnh nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 102 - 105)

1. Những vấn đề chung về nguồn nhân lực ngành Bƣu chính

4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL

Để có được NNL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển BĐT Nghệ An trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, cần tập trung làm tốt các công tác sau đây:

Một là, trong công tác quy hoạch cán bộ phải thực hiện đúng quy hoạch cán

bộ cả hai giai đoạn 2014-2016 (quy hoạch A2) và 2016-2020 (Quy hoạch A3). Quan tâm công tác phát triển NNL, thực hiện đúng nguyên tắc quy trình đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển và công tác chính sách cán bộ, có như vậy mới chuẩn bị được đội ngũ cán bộ nguồn có kinh nghiệm và tuổi đời công tác trẻ.

Thực tế cho thấy đội ngũ LĐ quản lý hiện nay của BĐT có trình độ đại học và trên đại học tương đối cao (chiếm tỷ lệ khoảng 80% trong tổng số LĐ quản lý của BĐT). Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng lực, chất lượng quản lý trong giai đoạn đổi mới tổ chức hiện nay bởi vai trò, năng lực của cán bộ lãnh đạo, LĐ quản lý rất quan trọng trong việc đổi mới hoạt động SXKD và đổi mới dây chuyền khai thác bưu chính nên bước đầu cần bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ LĐ quản lý bưu chính có khả năng thích ứng với mô hình kinh doanh mới, dây chuyền sản xuất khai thác tự dộng. Về lâu dài cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng LĐ quản lý có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với các lĩnh vực SXKD của đơn vị. Trong đó chú trọng tăng tỷ lệ LĐ quản lý có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành quản lý kinh tế bởi đây là yếu tố có tính chất quyết định đến hiệu quả công tác phát triển NNL của BĐT, bởi lẽ họ chính là người định hướng và tổ chức thực thi các giải pháp phát triển NNL tại đơn vị mình. Chính vì thế BĐT Nghệ An cần xây dựng cho mình một đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp phù hợp năng lực sở trường công tác có nhận thức, kiến thức và kỹ năng như biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1: Kỹ năng của ngƣời quản lý

Hai là, quy hoạch cán bộ là định hướng đúng, tuy nhiên trong quá trình

thực hiện không nên quá cứng nhắc, gò ép, phải linh hoạt thực hiện phân loại và đào thải. Nếu cán bộ trong diện quy hoạch, qua thực tiễn phấn đấu tốt thì phát triển theo dự định và ngược lại.

Trong điều kiện số lao động về nghỉ lớn như vậy, BĐT Nghệ An cần sớm xây dựng hoàn thiện hệ thống định mức lao động để xác định kế hoạch lao động, tổ chức, quy hoạch, sử dụng lao động, xác định đơn giá tiền lương, tiền công thuê khoán để trả cho người lao động đảm bảo công bằng, chính xác, tạo động lực cho người LĐ. Nâng cao chất lượng công tác quản lý, đánh giá đúng thực trạng LĐ của BĐT để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo phù hợp. Do mạng lưới tổ chức của đơn vị hiện trải rộng trên 21 huyện, thị; mỗi huyện, thị có vị trí địa hình cũng như điều kiện kinh tế xã hội vùng miền khác nhau mang đặc thù riêng, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, sự phối hợp giữa chuyên môn công đoàn, các phòng ban, các tổ chức đoàn thể nhìn nhận đúng và khách quan không cứng nhắc, cũng không gò ép mà phải có đánh giá cán bộ đúng về năng lực chuyên môn, sở trường công tác, đạo đức, lối sống, khả năng phát triển… mới bố trí đúng người, đúng việc để họ có điều kiện

phát huy khả năng cống hiến công sức, trí tuệ cho BĐT và việc sử dụng NNL trong BĐT mới có hiệu quả. Thông qua nhiều kênh, luồng thông tin để có nhận định đúng, khách quan để phân loại, đào thải. Sau định kỳ đánh giá cần tổng hợp, thông báo dưới nhiều hình thức để cán bộ thấy được mặt mạnh, mặt yếu tìm biện pháp phát huy và khắc phục từ đó quy hoạch và phát triển NNL của BĐT Nghệ An theo mục tiêu phát triển chung của TCT.

Ba là, công tác đánh giá và sử dụng cán bộ, đây là vấn đề nhạy cảm, phức

tạp ở nhiều cấp độ khác nhau đòi hỏi lãnh đạo BĐT phải có sự thống nhất cao, phối hợp giữa các cơ quan: cấp ủy, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể để nhìn nhận đúng và khách quan. Công tác đánh giá cán bộ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kết hợp định kỳ với quy trình chặt chẽ. Phải dựa trên các tiêu chuẩn bao gồm nhiều mặt (đức tài, uy tín, hiệu quả, khả năng…).

Đánh giá công tác cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải dựa vào các tiêu chí chính như: Năng lực chuyên môn, khả năng khái quát, năng lực quan hệ... Điều này sẽ giúp cho người quản lý đưa ra dự báo phán đoán trong những bối cảnh phức tạp, nắm được kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp trong việc tổng hợp phân tích vạch ra phương hướng, cách thức chỉ đạo.

Năng lực chuyện môn Năng lực quan hệ con người Năng lực khái quát

Tóm lại, công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ có ý nghĩa vô cùng to lớn, quyết định sự thành công của BĐT trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng, Nhà nước giao. Song đây cũng là một công việc rất phức tạp và nhạy cảm, đòi hỏi phải được thực hiện một cách khách quan, công tâm, bởi vì nó gắn với cuộc sống của CBCNV. Vì vậy, đòi hỏi các cấp lãnh đạo BĐT Nghệ An phải định hướng chiến lược phát triển NNL cả ngắn, trung và dài hạn. Đồng thời, mỗi CBCNV và người LĐ phải tự giác nâng cao trình độ mọi mặt, rèn luyện phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của bưu điện tỉnh nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)