Đảm bảo an toàn lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của bưu điện tỉnh nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 114)

1. Những vấn đề chung về nguồn nhân lực ngành Bƣu chính

4.2.6. Đảm bảo an toàn lao động

Hàng năm Hội đồng Bảo hộ lao động và PCCN BĐT Nghệ An tổ chức kiểm tra định kỳ về ATVSLĐ và công tác PCCN các cơ sở, kiểm tra đột xuất các chuyên đề trong các nội dung công tác BHLĐ và PCCN tại các cơ sở về việc thực hiện quy trình, quy phạm và biện pháp ATVSLĐ. Hội đồng Bảo hộ lao động họp đánh giá, xếp loại các đơn vị và xét thưởng danh hiệu thi đua xuất sắc cho đơn vị và cá nhân vào dịp tổng kết công tác năm của BĐT, nhưng cần quan tâm một số nội dung hoạt động sau:

- Hàng năm, BĐT Nghệ An cử cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng kỹ thuật về bảo hộ lao động, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về ATLĐ, VSLĐ, nội quy vệ sinh công nghiệp và một số nội quy đảm bảo an toàn trong công tác quản lý và sản xuất cho người lao động học tập trung tại BĐT.

- Cử các chuyên viên bảo hộ lao động về các đơn vị huyện kiểm tra, giảng dạy, phổ biến pháp luật, chế độ, quy định về ATVSLĐ – PCCN do Nhà nước, TCT, BĐT ban hành đến các cấp quản lý và người lao động.

- Trang bị kỹ thuật an toàn PCCN, Sửa chữa, lắp đặt mạng điện, hệ thống báo cháy, ban hành nội quy phòng cháy chữa cháy, kiểm định các thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về ATLĐ như thang máy, thiết bị áp lực, thiết bị nâng, trang bị hệ thống thông gió, chống nóng.

- Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và xử lý tai nạn lao động, công nhân lái xe thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện trước khi xe lăn bánh, thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo dưỡng định kỳ các phương tiện vận chuyển.

- Công đoàn BĐT hướng dẫn các Công đoàn đơn vị đẩy mạnh phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp”, xây dựng Nội quy lao động và chế tài xử phạt vi phạm môi trường làm việc rõ ràng …

4.2.7. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc thân thiện

Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa DN phải được chú trọng xây dựng và phát triển. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các DN nói chung, DN Bưu chính nói riêng và một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén, giúp nhận diện được DN. Cần tạo ra môi trường làm việc an toàn, thoải mái cho người LĐ trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực về hành vi, tác phong công nghiệp khi giao tiếp đối với khách hàng, nhất là LĐ ở các bộ phận giao dịch, phục vụ.

Văn hóa DN góp phần hình thành ý thức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, tăng cường lòng tin và bảo đảm sự ổn định của đội ngũ, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát huy tính sáng tạo, năng động. Các điểm giao dịch Bưu điện là bộ mặt của ngành, nơi đây là nơi tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, không gian, cách bài trí, bố trí nơi làm việc của nhân viên Bưu điện trong khuôn viên ấy, thái độ giao dịch, lời ăn tiếng nói với khách hàng hay trao đổi lẫn nhau thậm chí từng cử chỉ của nhân viên cũng toát lên nét văn hóa riêng, tốt hay xấu phụ thuộc chương trình giáo dục đội ngũ và bản năng, ý thức rèn luyện của từng người. Hiện nay tại BĐT Nghệ An nói riêng và TCT nói chung đang tồn tại ở các Ghi sê của chúng ta là “Văn hóa

quầy kính”. Đến bất cứ một điểm phục vụ nào chúng ta cũng thấy các quầy giao

dịch có kính chắn ngang cao quá người. Nhìn qua thì thấy rất đẹp nhưng thực tế cho thấy rất bất tiện cho việc khách hàng tiếp xúc với GDV, khách hàng muốn hỏi gì phải hơi cúi xuống khe để nói vọng vào, trong quá trình giao tiếp đã có một bức cản vô hình ngăn lại khiến khách hàng ngại hỏi nhiều làm giảm sự thân thiện giữa GDV với khách hàng. Nếu bỏ được những tấm kính đó đi sẽ tạo được một không gian thân thiện, không gian thông thoáng, sạch sẽ tạo ra giá trị của văn hóa DN.

Tất cả những vấn đề đề cập trên đây tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên văn hóa DN. Do đó, trong thời gian tới BĐ Nghệ An nên chú trọng nhiều hơn tới việc xây dựng môi trường văn hóa DN để phát triển toàn diện NNL của BĐT Nghệ An.

KẾT LUẬN

Thực hiện lộ trình gia nhập WTO, đổi mới của Bưu chính Việt Nam, đầu tư phát triển NNL là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Bưu chính nói chung và của BĐT Nghệ An nói riêng.

Sự phát triển của BĐT Nghệ An phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện, nhưng chủ yếu vẫn là phụ thuộc con người và nguồn nhân lực. Điều đó càng đúng trong điều kiện hiện nay .

So với yêu cầu phát triển và tiềm năng hiện có, nguồn nhân lực ở BĐT Nghệ An đang bộc lộ những hạn chế khó khăn nhất định. Những hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan. Vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển NNL BĐT Nghệ An thời gian tới, tác giả đã dựa trên cơ sở những nguyên lý, lý luận cơ bản khoa học để xem xét, đánh giá thực trạng phát triển NNL ở BĐT Nghệ An những năm qua dưới góc độ thành tựu đạt được, những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Qua đó, luận văn đề xuất các phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển NNL của BĐT Nghệ An, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cùng với các Bưu điện tỉnh thành trong cả nước, Bưu điện tỉnh Nghệ An cũng đang nỗ lực, chạy đua với thời gian, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để triển khai chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo đúng định hướng của Nhà nước. Trong đó chất lượng NNL được quan tâm hàng đầu.

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bưu chính nói riêng.

- Phân tích đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Nghệ An.

- Đề xuất những định hướng, giải pháp phát triển NNL Bưu điện tỉnh Nghệ An từ khâu hoàn thiện cơ cấu tổ chức, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi

dưỡng, tinh giảm biên chế và chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên chức và người lao động;

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng và nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía các thầy giáo, cô giáo song những kết quả luận văn đạt được mới chỉ là ban đầu. Những hạn chế, thiếu sót mà luận văn mắc phải là điều không tránh khỏi, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để bổ sung hoàn thiện hơn nữa đề tài này./.

Phụ lục 1: Những thành tích và danh hiệu thi đua BĐT Nghệ An đã đạt đƣợc trong giai đoạn 2011-2013

TT Nội dung ĐVT Năm Tổng

2011 2012 2013

I CÁ NHÂN

1 Danh hiệu thi đua

Chiến sỹ thi đua ngành Lượt người 5 4 4 21

Chiến sỹ thi đua cơ sở Lượt người 87 105 72 264

2 Khen thƣởng cao

Huân chương Lao động Hạng Ba Lượt người 1 1

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Lượt người 1 1 2

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TTTT, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Lượt người 18 20 17 55

II TẬP THỂ

1 Danh hiệu thi đua của các đơn vị cơ sở

Cờ thi đua của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An Đvị 6 6 5 17

Tập thể Lao động xuất sắc Đvị 9 10 15 34

2 Khen thƣởng cao cho tập thể BĐT

Huân chương Lao động Hạng 3 Đvị

Cờ thủ tướng Chính phủ 1 1 2

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Đvị 1 1 2

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TTTT, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Đvị 6 8 6 20

Cờ thi đua của Tập đoàn Đvị 1 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Trần Ánh (2003), Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội 2. Bộ Tài chính (2010), Tổ chức cán bộ 2005-2010 và định hướng mục tiêu, nhiệm

vụ đến nay 2015, Nxb Tài chính, Hà Nội

3. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và NNL đi vào Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Chính phủ (2004), Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/9 quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.

6. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), "Nguồn nhân lực và phát triển", Giáo dục lý luận, (4).

7. Chính phủ, 2007, Nghị định số 110/2007 NĐCP ngày 26/06/2007 nghị định về

chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại lao động của các công ty Nhà nước

8. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Tổ chức nhân sự cơ quan hành chính Nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997, 2001, 2006), Các văn kiện Đại hội VIII, IX, X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

(2007), Nxb Bưu điện, Hà Nội.

14. Trần Thị Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội 15. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Trần Kim Hải (1999), Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá ở nước ta, Luận án tiến sĩ Kinh tế.

17. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (2006), Báo cáo tổng kết chuyên môn

năm 2006, Hà Nội.

18. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (2007), Báo cáo tổng kết chuyên môn

năm 2007, Hà Nội.

19. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (2008), Báo cáo tổng kết chuyên môn

năm 2008, Hà Nội.

20. Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2006), Nxb Bưu điện, Hà Nội

21. Hoàng Ngọc Hùng. Đề cương bài giảng Quản lý hành chính nhà nước và quản

lý ngành giáo dục và đào tạo [trực tuyến].Địa chỉ:

http://my.opera.com/QLHC/blog/show.dml/3144019 [truy cập 16/9/2010] 22. Nghị Quyết đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ 11 Đảng Cộng sản Việt Nam

năm 2011

23. Ngô Quang Minh, Kinh tế nhà nước và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Phạm Thanh Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Bùi Xuân Phong (2001), Quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông, Nxb Bưu điện, Hà nội

26. UBND tỉnh Nghệ An, ( 2011 ) Phụ lục báo cáo chính trị của Ban chấp hành tỉnh khóa XVI trình Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An khóa XVII

27. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2005), Kế hoạch phát triển 5 năm (2006 - 2010), Hà Nội.

28. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết công tác chuyên môn năm 2005, Hà Nội.

chuyên môn năm 2006, Hà Nội.

30. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2007), Báo cáo tổng kết công tác chuyên môn năm 2007 Hà Nội.

31. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết công tác chuyên môn năm 2008, Hà Nội.

32. Nguyễn Văn Thành (2002), Việc làm và đào tạo nghề - động lực quan trọng để

phát triển đội ngũ công nhân, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tổng liên đoàn

Lao động Việt Nam

33. Nguyễn Thị Anh Thu (2000), Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học -

công nghệ trong các cơ quan nghiên cứu phát triển, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

34. "Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô ở các cơ quan Trung ương" (1997),

Nghiên cứu kinh tế, (12).

35. Phạm Thị Ngọc Trầm, "Trí tuệ - nguồn lực vô tận phát triển xã hội", Triết học, (1), tr. 22-25.

36. Lưu Ngọc Trịnh (1996), Chiến lược con người trong "Thần kỳ" kinh tế Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Ngô Quý Tùng (2001), Kinh tế tri thức, xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

38. Trần Văn Tùng - Lê ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Viện Kinh tế Bưu điện (2007), Những biện pháp chủ yếu phỏt triển nguồn nhân

lực của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong giai đoạn đổi mới tổ chức quản lý, Hà Nội

40. www.mpt.gov.vn (Website của Bộ Bưu chính - Viễn thông).

41. www.vnpt.com.vn (Website của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam).

42. Phạm Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng trong nền kinh tế thị trường ở Việt

Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã sửa đổi, bổ sung năm 2002), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

44. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính -Viễn thông Việt Nam đến năm 2020

45. Hà Quốc Thái (2010), Phát triển nguồn nhân lực Kho bạc nhà nước Tỉnh Thái

Nguyên, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

46. Phạm Đức Thắng (2006), Tăng cường vai trò Nhà nước trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành thuế ở Việt Nam,

Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 47. Trần Quốc Việt (2002), Phát triển nguồn nhân lực ngành bưu chính viễn thông VN

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (lấy ví dụ ở Bưu điện tỉnh Ninh Bình),

Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

48. Trần Quốc Việt, Phạm Ngọc Thành (2005), Giáo trình Tổ chức lao động, Nxb

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của bưu điện tỉnh nghệ an luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)