Tình hình liên kết kinh tế của các doanh nghiệp chế biến với các hộ nông dân

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG (Trang 40 - 42)

nông dân trồng rau nguyên liệu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, tuy phạm vi còn nhỏ hẹp nhưng việc liên kết với hộ nông dân của các doanh nghiệp chế biến nông sản đã thỏa mãn được ba yêu cầu về cung cấp vốn, công nghệ, tạo thị trường cho hộ nông dân sản xuất nhỏ, nhờ

đó, tạo ra và duy trì được khả năng sản xuất của hộ nông dân đóng góp tái sản xuất mở rộng cho cả doanh nghiệp.

Mô hình liên kết giữa Công ty Cao su Đắk Lắk và bà con nông dân là một điển hình. Công ty đã ký hợp đồng với từng hộ dân trồng cao su trong vùng. Công ty đầu tư toàn bộ khâu làm đất, cung cấp cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu... và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm bón, phương pháp cạo mủ cho nông dân. Sau khi cạo mủ, bà con sẽ trả dần vốn đầu tư bằng sản phẩm mủ tươi. Các nông trường thuộc Công ty thu mua toàn bộ số nguyên liệu mủ nước cao su theo giá thị trường để đưa về nhà máy chế biến. Nhờ vậy, Đắk Lắk đã trồng được trên 3.500ha cao su tiểu điền, năng suất 1,1- 1, 6 tấn mủ khô/ha. Không ít số hộ có thu nhập 10 - 20 triệu đồng/tháng nhờ cao su tiểu điền.

Trong ngành mía đường, công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã thực hiện liên kết thông qua hợp đồng cung ứng vật tư giống mía và mía tiêu thụ cho các hộ nông dân trong vùng hơn 15 năm và trở thành một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh ổn định, đạt hiệu quả cao. Thông qua quá trình liên kết giữa công ty với các hộ nông dân quanh vùng, cong ty đã hỗ trợ vốn, giống, vật tư, kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn kĩ thật trồng mía, bao tiêu sản phẩm với giá cả hợp lý… Điều này góp phần nâng cao thu nhập người trồng mía và củng cố liên minh công nông trên địa bàn.

Tại Lâm Đồng, Mô hình liên kết giữa Công ty TNHH HaiYih và nông dân trồng trà ở xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, đang chứng minh việc doanh nghiệp bắt tay với nông dân đem lại những hiệu quả rõ rệt. Thực hiện việc liên kết với các hộ nông dân trồng chè từ năm 2003, công ty ký hợp đồng thuê người dân trồng trà, công ty kiểm soát quy trình trồng, tưới, bón phân để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Sau đó mua của dân và đem về nhà máy chế biến. Tính đến nay, HaiYih có tổng cộng 83 ha trồng trà ôlong. Trong đó, 98% tổng sản lượng trà ôlong được xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc và

một số thị trường khác. Kế hoạch của công ty đến năm 2010 sản lượng đạt khoảng 250 ha trà.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, nông trường Sông Hậu nổi lên như một điển hình về sự liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Phương thức liên kết của nông trường là làm dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra để tạo điều kiện, động lực cho kinh tế hộ phát triển. Đối với dịch vụ đầu vào, nông trường đảm bảo cung ứng vật tư với giá rẻ hơn thị trường, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, tổ chức khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, đầu tư phân bón trả chậm cho nông dân… Đối với dịch vụ đầu ra, nông trường tổ chức mạng lưới thu mua, chế biến các mặt hàng nông sản như lúa, gạo, nấm… để xuất khẩu với giá hợp lý, đảm bảo thu nhập ổn định của người dân.

Kết quả đạt được tuy còn hạn chế về số lượng, phạm vi và chất lượng song hiệu quả kinh tế - xã hội là rõ ràng, qua đó mở ra hướng đi đúng để khắc phục tình trạng sản xuất tự phát, không theo quy hoạch, manh mún ở các địa phương, các hộ nông dân. Đối với các doanh nghiệp, thông qua hợp đồng ký kết, nguồn hàng phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu ổn định hơn, từ đó có cơ sở tổ chức kế hoạch sản xuất theo kế hoạch và quy hoạch gắn với thị trường. Tóm lại, các hình thức liên kết kinh tế tạo ra mối quan hệ lâu dài và ổn định giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân sản xuất nguyên liệu, đáp ứng các quan điểm chính trong nghị quyết IV của Bộ Chính trị về củng cố liên minh công nông, phát huy nội lực, tiềm năng, lợi thế so sánh từng vùng và của cả nước.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG (Trang 40 - 42)