Hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG (Trang 105 - 106)

Trước hết là chính sách hỗ trợ cho công ty khi công ty tham gia vào hoạt động liên kết còn khá ít. Ngoài chính sách xây dựng vùng nguyên liệu rau chế biến của Tỉnh công ty nhận được 230000 đồng/sào cho vùng nguyên liệu thì công ty không được nhận một khoản nào khác. Trong điều kiện như hiện nay cần khuyến khích các doanh nghiệp chế biến mở rộng vùng nguyên liệu của mình bằng các ưu đãi vay vốn thủ tục tín dụng đất đai…Làm được điều này sẽ giúp các doanh nghiệp chế biến nói chung công ty G.O.C nói riêng liên kết chặt chẽ hơn đối với hộ nông dân trồng rau nguyên liệu.

Hiện tại giá thu mua rau nguyên liệu của công ty là do hiệp hội các doanh nghiệp chế biến thống nhất rồi trình lên UBNN tỉnh kí duyệt. Mức giá này chỉ có sự bàn bạc giữa các doanh nghiệp chế biến nên không đảm bảo được lợi ích của hộ sản xuất. Hộ nông dân trồng rau không được lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này cho thấy nên có một hiệp hội bảo vệ lợi ích của người trồng rau nguyên liệu. Hiệp hội này có nhiệm vụ cùng bàn bạc và thỏa thuận giá thu mua với các doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích của hộ nông dân.

Các quy định về xử phạt khi vi phạm hợp đồng đã được ban hành và kèm theo quyết định số 80/2002/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ chưa được đồng bộ. Điều này làm cho các bên tham có thể phá bỏ hợp đồng khi không có thị trường tiêu thụ hoặc giá thị trường cao hơn. Đối với các hộ khi tham gia liên kết kí hợp đồng thông qua HTX thì việc phá hợp đồng dễ xảy ra hơn và HTX cũng chưa có biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG (Trang 105 - 106)