Quyền lợi nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia liên kết

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG (Trang 94 - 96)

Với công ty G.O.C có trách nhiệm thu mua đúng số lượng rau nguyên liệu đã thông báo với hộ thu gom thanh toán tiền đúng thời hạn cho hộ thu gom.

Về phía hộ thu gom: Có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng đảm bảo yêu cầu kĩ thuật rau thu mua rau nguyên liệuthanh toán ngay cho hộ trồng rau nguyên liệu.

Về phía hộ nông dân khi tham gia liên kết bằng hợp đồng miệng phải đảm bảo được quy trình kĩ thuật gieo trồng và thu hái rau nguyên liệu được thanh toán ngay sau khi bán rau cho hộ thu gom.

Nếu trong quá trình liên kết bằng hợp đồng miệng công ty muốn thu mua rau nguyên liệu đảm bảo chất lượng có thể cung cấp giống cho hộ thu gom để hộ chuyển cho hộ nông dân trồng tổ chức lớp học phổ biến kĩ thuật để họ thu gom về phổ biến lại cho hộ nông dân hoặc tổ chức tại nhà hộ thu gom để các hộ nông dân khác đến học. Công ty sẽ thu tiền giống của hộ nông dân thông qua trung gian luôn.

4.2.3.5 Kết quả đạt được

Hiện tại công ty thu mua của 24 hộ thu gom rải rác tại 10 xã trên địa bàn huyện Lạng Giang. Cos được thành qua rnayf là do phòng nông nghệp chủ động đi liên hệ và tạo mối quen biết trong thời gian dài.

Thu gom thông qua hộ thu gom có sản lượng thấp hơn so với HTX, chất lượng không đồng đều, chủ yếu là dưa chuột loại hai và cà chua loại hai. Năm 2007 dưa loại 2 chiếm 46,14% thì đến năm 2009 là 51,14%. Dưa chuột loại 1 chiếm tỉ lệ nhỏ trong sản lượng, năm 2009 chiếm 16,49% sản lượng thu gom. Đối với cà chua bao tử loại xanh chiến tỉ lệ chủ yếu, năm 20007 chiếm

57,33% tổng sản lượng cà chua bao tử, đến năm 2009 chiếm 53,01%. Nguyên nhân do hình thức thu mua của hộ là mua “vo” không đảm bảo được chất lượng dưa nên dua chuột bao tử loại 1 không nhiều, với cà chua bao tử loại 1 trong quá trình vận chuyển dễ bị dập nát nên những hộ thu gom thích thu mua cà chua loại hai hơn. Hình thức “bán vo” này yêu cầu hộ thu gom phải có kinh nghiệm chọn hàng, nhìn rau có thể đoán được tỉ lệ các loại rau nguyên liệu từ đó đưa ra được mức giá phù hợp với chất lượng rau nguyên liệu.

Bảng 4.11: Sản lượng rau nguyên liệu thu mua của các hộ thu gom từ 2007 - 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) 08/07 09/08 BQ 1. Dưa chuột bao tử 821.6 100 933.7 100 1252.1 100 113.64 134.10 123.45 Loại 1 126.7 15.42 137.4 14.72 206.5 16.49 108.45 150.29 127.66 Loại 2 379.1 46.14 401.8 43.03 640.3 51.14 105.99 159.36 129.96 Loại 3 315.8 38.44 394.5 42.25 405.3 32.37 124.92 102.74 113.29 2. Cà chua bao tử 67.5 100 78.25 100 65.54 100 115.93 83.76 98.54 Loại 1 22.3 33.04 27.6 35.27 24.5 37.38 123.77 88.77 104.82 Loại 2 38.7 57.33 44.95 57.44 34.74 53.01 116.15 77.29 94.75 Loại 3 6.5 9.63 5.7 7.28 6.3 9.61 87.69 110.53 98.45

(nguồn: phòng nông nghiệp công ty G.O.C)

Tóm lại, mỗi hình thức liên kết đều mang lại cho công ty một số kết quả nhất định. Dự kiến đến năm 2015, công ty sẽ nhập thêm một dây chuyền sản xuất nữa nên việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào là rất cần thiết. Chính vì vậy công ty cần có kế hoạch phát huy những điểm mạnh của các hình thức liên kết, xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w