Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG (Trang 54)

3.2.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các báo cáo hàng năm về tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ rau chế biến của công ty CPCBTPXK G.O.C. Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp còn được thu thập qua internet, báo, đài… Các số liệu này được tập hợp ở bảng 3.4:

Bảng 3.4: Dự kiến thu thập số liệu

TT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Số liệu về cơ sở thực tiến của Việt Nam và thế giới

Sách, báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc, thông tin

2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: tình hình phân bố đất đai, lao động, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng

Phòng thống kê xã, phòng nông nghiệp huyện,

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo

3 Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng của các loại rau nguyên liệu

Phòng NN &PTNT, báo cáo của công ty

Tìm hiểu, khảo sát

5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Phòng kế toán – Công ty CPCBTPXK G.O.C

Tổng hợp từ các báo cáo

(Nguồn: Dự kiến nghiên cứu và tính toán của tác giả, 2010)

3.2.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những số liệu mới chưa được công bố, bao gồm cả thông tin định lượng và định tính. Thông tin sơ cấp bao gồm số liệu phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất, và các hiệp hội có liên quan. Trình tự thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện theo các bước sau:

a. Thiết kế bảng hỏi

Thông qua sử dụng bảng hỏi được chuẩn bị sẵn phù hợp với từng đối tượng điều tra. Nội dung điều tra phỏng vấn được chuẩn bị sẵn bằng phiếu hỏi phù hợp với hộ điều tra. Phiếu điều tra hộ nông dân về các nhóm nội dung sau: Sự hiểu biết của người sản xuất về các hình thức liên kết với công ty, lợi ích của việc liên kết, điều kiện sản xuất, tình hình đầu tư và vốn cho sản xuất của hộ,

những khó khăn mà hộ đang gặp phải và mong muốn của hộ ra sao?( được trình bày ở phụ lục)

b. Tiến hành thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin chủ đạo phục vụ cho đề tài nghiên cứu là mà chúng tôi sủ dụng chủ yếu là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA – Participatory Rural Appraisal). Sử dụng phương pháp này chúng tôi tiến hành các bước phỏng vấn sau:

Phỏng vấn công ty về: Tình hình đầu tư cho diện tích rau nguyên liệu đã có và diện tích trồng mới. Giá thu mua và sản lượng thu mua rau nguyên liệu của công ty qua các năm. Tình hình sản xuất của công ty, kế hoạch của công ty trong thời gian tới ra sao? Việc liên kết với các hộ nông dân có gặp khó khăn gì, và biện pháp giải quyết những khó khăn đó của công ty trong những năm tới.

Phỏng vấn hộ nông dân: Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi gợi ý mang tính sơ bộ đã được chuẩn bị sẵn cho các hộ nông dân trả lời. Từ đó thu thập được thông tin nguyện vọng của hộ nông dân trồng rau nguyên liệu về vấn đề liên kết với công ty, khó khăn vướng mắc của họ trong quá trình sản xuất, tiêu thụ rau nguyên liệu.

Tiếp theo là phỏng vấn các thành phần khác có liên quan: hộ thu gom,cán bộ lãnh đạo HTX, trạm khuyến nông; cán bộ lãnh đạo tại địa phương, các hiệp hội có liên quan, phỏng vấn trực tiếp những người liên quan trực tiếp tới các hình thức liên kết, người trực tiếp triển khai các hình thức liên kết của công ty tới các hộ nông dân trông rau nguyên liệu, lắng nghe họ nhận xét hình thức liên kết nào có hiệu quả để từ đó nhân rộng mối liên kết của doanh nghiệp... Đây là công cụ sử dụng câu hỏi gợi ý mang tính sơ bộ đã được chuẩn bị sẵn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ lãnh đạo của một số xã, hợp tác xã… từ

đó rút ra nhận định của họ về tình hình kiên kết của công ty CPCBTPXK G.O.C tại xã họ quản lý.

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp thu thập ố liệu khác của PRA sau:

Thảo luận nhóm các hộ nông dân: bao gồm nhóm hộ liên kết với công ty và nhóm hộ không liên kết với công ty; nhóm hộ liên kết với công ty dưới các thức khác nhau với mục đích phân tích điều kiện sản xuất của cả hai nhóm hộ hiệu quả kinh tế mà hai nhóm hộ đạt được để làm rõ hơn lợi ích của việc liên kết. Qua đó, tổng hợp các nguyện vọng, nhu cầu của người nông dân khi tham gia liên kết, cùng họ tham gia chia sẻ, thảo luận và lắng nghe những khó khăn mà họ đang gặp phải từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp có căn cứ khoa học.

Quan sát trực tiếp: được vận dụng trong kỹ thuật PRA là quan sát một cách có hệ thống các sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh nào đó, đây là một cách tốt để kiểm tra chéo câu trả lời của người được phỏng vấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3 Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Sau khi có được các thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel theo các mục tiêu nghiên cứu: phân tổ, tính tỷ lệ, vẽ biểu đồ… và các loại số liệu khác nhau; cụ thể: Với các thông tin tổng hợp từ bảng hỏi, chúng tôi tiến hành mã hóa và thực hiện tính toán trên Excel để có được những chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1 Phương pháp phân tích định tính

PRA không chỉ rất hữu ích trong thu thập những thông tin cần thiết mà còn là một phương pháp cùng nông dân tham gia chia sẻ, thảo luận phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để từ đó tìm ra cách giải

quyết vấn đề. Có nhiều công cụ sử dụng trong phân tích thông tin của PRA như phân tích SWOT, cây vấn đề, cây mục tiêu…Trong phạm vi nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp PRA trong phân tích các kết quả thu thập được từ các công cụ sau:

Sử dụng ma trận SWOT phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức của hộ nông dân khi tham gia liên kết, khuyến khích việc thu thập ý kiến, cân nhắc và đưa ra lựa chọn hình thức liên kết. Đối với công ty sử dụng phân tích SWOT để tìm ra được các giải pháp khắc phục những trở ngại nhằm lựa chọn phương án phát triển hình thức nào khi liên kết với hộ nông dân để đảm bảo được nguyên liệu đầu vào cao nhất.

3.2.4.2. Phương pháp phân tích định lượng

a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nó nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ mặt chất ở thời gian và địa điểm cụ thể. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên: mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau.

b. Phương pháp so sánh

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề…Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở các số liệu điều tra giữa nhóm liên kết và không liên kết, giữa nhóm hộ liên kết với công ty bằng các hình thức liên kết khác nhau sẽ được phân tổ và so sánh với nhau để đưa ra

được các nhận xét về đặc điểm sản xuất của hộ, tình hình đầu tư trên 1ha theo nhóm hộ, so sánh kết quả, hiệu quả kinh tế và lợi ích trong sản xuất của nhóm nào cao hơn.

3.3.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.5.1 Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất

- Đất đai: Diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác, đất chuyên sản xuất rau; - Lao động: Số lao động nông nghiệp, số lao động chuyên sản xuất rau;

- Vốn: Tổng số vốn dùng vào sản xuất nông nghiệp, trong đó vốn dành cho sản xuất rau.

- Cơ sở hạ tầng…

3.3.5.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của công ty khi có liên kết. liên kết.

Sản lượng sản xuất và xuất khẩu của công ty;

Lợi nhuận gộp từ bán hàng = Doanh thu thuần bán hàng – Giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần từ kinh doanh = Lợi nhuận gộp từ bán hàng + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính) – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ kinh doanh + (Doanh thu khác – Chi phí khác)

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế thu nhập hiện hành phải nộp

3.3.5.3 Các chỉ tiêu thể hiện liên kết

- Các chỉ tiêu thể hiện số lượng liên kết: Số hộ tham gia liên kết; số hộ phá hợp đồng; số hộ kéo dài hợp đồng

- Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hinh tế liên kết: Chi phí sản xuất của công ty khi có liên kết; năng suất và sản lượng rau sau liên kết; diện tích trồng mới sau liên kết; thu nhập của hộ từ khi có liên kết;

- Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả xã hội của liên kết: Tỉ lệ sử dụng lao động sau liên kết; sự hoàn thiện về tính tự lập của người nông dân, cải thiện năng lực sản xuất của hộ; mức cải thiện chất lượng đầu vào .

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 TÌNH HÌNH LIÊN KẾT CỦA CÔNG TY VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU

4.1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty COCBTPXK G.O.C (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty CPCBTPXK G.O.C là công ty chuyên chế biến nông sản xuất khẩu như dưa bao tử đóng hộp, dứa hộp, tương cà chua trong đó sản phẩm chính là dưa chuột bao tử muối. Với dây truyền hiện đại và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang Nga, Nhật Bản, Mỹ, Australia … Trong nững năm qua, lượng nguyên liệu đầu vào của công ty không ngừng tăng lên.

Ta thấy rằng lượng dưa chuột bao tử, cà chua bao tử của công ty thu mua đưa vào sản xuất ngày càng tăng. Đối với dưa chuột bao tử trong năm 2007 sản lượng 2358,6 tấn, đến năm 2009 là 3542,7 tấn. Bình quân sau tăng lên 22.56% một năm. Đối với cà chua bao tử, bình quân hàng năm tăng khoảng 13,94%. Dưa chuột bao tử thu mau tại Lạng Giang chiếm 98,64% năm 2009, tăng 47,85% so với năm 2008. Cà chua bao tử có sản lượng thu mua thấp, nguyên nhân là do trồng cà chua bao tử không hấp dẫn được bà con nông dân, đồng thời công ty kí kết được ít hợp đồng về cà chua bao tử nên không có như cầu thu mua nhiều như dưa chuột bao tử. lạng giang mới chỉ đóng góp khoảng 50% lượng cà chua bao tử, còn lại công ty thu mua tại các huyện khác. Năm 2009, công ty không tổ chức thu mua dưa bao tử tại hai huyện Lục Nam và Lý Nhân Hà Nam nữa, khối lượng dưa chuột bao tử tập trung thu mua tại Lạng Giang. Điều này cho thấy lượng dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Lạng Giang đã đảm bảo được yêu cầu sản xuất cho công ty. Vùng nguyên liệu trong huyện bước đầu đã có những thành công đáng kể.

Bảng 4.1: Tình hình thu mua rau nguyên liệu của công ty từ 2007 đến 2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh SL (tấn) CC(%) SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) 08/07 09/08 BQ 1. Dưa chuột bao tử 2358.6

0 100.00 2849.40 100.00 3542.7 0 100.0 0 120.81 124.33 122.56 Lạng Giang 1836.5 0 77.86 2363.50 82.95 3494.40 98.64 128.70 147.85 137.94 Tân Yên 168.10 7.13 145.60 5.11 48.30 1.38 86.62 33.17 53.60 Lục Nam 138.50 5.87 127.50 4.47 92.06 Lý Nhân Hà Nam 215.50 9.14 212.80 7.47 98.75 2. Cà chua bao tử 400.00 100.00 498.56 100.00 519.30 100.0 0 124.64 104.16 113.94 Lạng Giang 165.20 41.30 251.43 50.43 264.50 50.93 152.20 105.20 126.53 Tân Yên 94.50 23.63 89.35 17.92 89.46 17.23 94.55 100.12 97.30 Lục Nam 98.50 24.63 87.50 17.55 90.16 17.36 88.83 103.04 95.67 Lý Nhân Hà Nam 41.80 10.45 70.28 14.10 75.18 14.48 168.13 106.97 134.11

Sản phẩm về dưa bao tử và cà chua bao tử của công ty bao gồm: dưa chuột bao tử đóng lọ thủy tinh loại 370 đến 720 g, trong đó có dưa bao tử lẫn cà chua bao tử, sốt cà chua loại 720 g, cà chua bao tử loại 720 g. Trong đó số lượng lọ loại 720 g chiếm khoảng 77.82 % tổng lượng lọ sản xuất. Lọ đựng được công ty nhập chủ yếu tại Trung Quốc. Với mặt hàng được xuất sang Nhật Bản thì phía đối tác cung cấp lọ. Tùy từng đơn đặt hàng mà có nhãn và nắp sản phẩm nhưng chủ yếu là nhãn và nắp lọ là của người đặt hàng chuyển sang cho công ty. Sản phẩm được đưa vào sản xuất theo một công nghệ khép tín đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và tiêu chuẩn HACCP.

Do số lượng hợp đồng sản xuất chế biến rau nguyên liệu ngày càng tăng nên doanh thu tăng lên. Năm 2007 công ty kí được hợp đồng sản xuất với Nga, Isarel, Tiệp, Séc…Đến năm 2008 kí được hợp đồng với Nhật Bản. Trong năm 2009 công ty đã thâm nhập được vào thị trường của Mỹ. Số lượng lọ trong hợp đồng kí được càng ngày càng tăng, chủng loại sản phẩm cũng được phía nhập khẩu đẩy lên nhiều hơn. Bảng 2 thể hiện tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm chế biến rau nguyên liệu của công ty tăng hàng năm có xu hướng tăng lên. Bình quân sau 3 năm dưa bao tử loại 720 g sản xuất tăng 20,94% xuất khẩu tăng 29,43%, cà chua bao tử loại 720 g sản xuất tăng bình quân 8,74% . Đối với dưa bao tử loại 370 g bình quân tăng 1,06%, xuất khẩu tăng 1,02% nguyên nhân là loại lọ này công ty không kí kết thêm được với đối tác khác, các hợp đồng với đối tác quen thuộc chua có nhu cầu tăng thêm sản phẩm trong hợp đồng.

Tỷ lệ hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm. Năm 2009, đối tác của Nhật thay đổi hợp đồng, từ là chua bao tử loại 370 g sang loại 500g chính vì vậy công ty không sản xuất loại này do trong kho vẫn còn hàng tồn.

Ngoài các sản phẩm liên quan đến ra nguyên liệu, công ty còn chế biến một số sản phẩm khác như dưa khoanh, dứa miếng, vải sấy…. Các loại sản phẩm này sản xuất theo mùa vụ và kí được hợp đồng thì công ty mói sản xuất.

Bảng 4.2: Số lượng sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm chính của công ty

Chỉ tiêu Sản lượng ( lọ) So sánh (%) 2007 2008 2009 08/07 09/08 BQ I. Sản xuất

1. Dưa chột bao tử loại 370 g 784621 797175 801400 101,60 100,53 101,06 2. Dưa chột bao tử loại 500 g 1214754 1320437 1581620 108,70 119,78 114,11 3. Dưa chột bao tử loại 720 g 3468946 3655576 5073939 105,38 138,80 120,94 4. Cà chua bao tử loại 370 g 48295 50000 0 103,53 0,00 0,00 5. Cà chua bao tử loại 500 g 64823 69464 75785 107,16 109,10 108,13 6. Cà chua bao tử loại 720 g 211795 219038 250448 103,42 114,34 108,74 II. Xuất khẩu

1. Dưa chột bao tử loại 370 g 781735 796732 801130 101,55 100,50 101,02 2. Dưa chột bao tử loại 500 g 367655 1339074 1620558 133,81 161,00 146,78 3. Dưa chột bao tử loại 720 g 2307137 3564955 5117273 104,16 160,82 129,43 4. Cà chua bao tử loại 370 g 43709 41032 0 93,88 0,00 0,00

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG (Trang 54)