CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG (Trang 35 - 37)

KINH TẾ

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách thúc đẩy sự liên kết giữa cơ sở chế biến và người sản xuất nguyÊn liệu nông nghiệp như:

Nghị quyết 06/NQ- TW ngày 10.11/1998 của Bộ chính trị khi bàn về phát triển kinh tế trang trại đã chỉ rõ:” Chú trọng liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với công nghiệp chế biến ngành nghề, gắn sản xuất tiêu thụ để hình thành liên kết công nông nghiệp dịch vụ và thị trường ở nông thôn để xây dựng nông thôn mới.”. “ Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế trang tại gia đình cũng như các loại hình kinh tế khác của kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt khuến khích các hộ nông dân, các trang trại gia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất thu hút và hỗ trợ các hộ khó khăn”.

Nghị quyết số 09/2002/NQ – CP của chính phủ cũng “Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh về chế biến, thương mại thuộc các thành phần

kinh tế mở rộng diện kí hợp đồng tiêu thụ nông sản vơi hợp tác xã hoặc kí trực tiếp với các hộ nông dân, gắn kết cho được sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu”.

Tại văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX của đảng khi bàn về chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn cũng đã nhấn mạnh: “Cần nhân rộng mô hình hợp tác giữa công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước với hộ nông dân”. “Doanh nghiệp nhà nước và hộ nông dân phải liên kết với nhau thành hiệp hội để bảo vệ lợi ích của mình của hộ nông dân không để xảy ra tính cạnh tranh không lành mạnh (tranh mua, tranh bán) giữa các doanh nghiệp nhà nước…”. Cụ thể hóa tinh thần nghị quyết thứ IX cảu đảng hộ nghị thứ V ban chấp hành trung ương đảng khóa IX, trong chủ trường về phát triển kinh tế tập thể cũng nhấn mạnh “Thực hiện rộng rãi việc kí kết hợp đồng trực tiếp giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp với nông dân qua hợp tác xã. Các doanh nghiệp cung ứng vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn các quy trình kĩ thuật và thu mua sản phẩm cho các hợp tác xã theo hợp đồng dài hạn đối với sản phẩm có khối lượng lớn. Nhà nước có chế độ ưu đãi doanh nghiệp này, khuyến khích nông dân và hợp tác xã nguyên liệu mua cổ phần, trở thành những cổ đông của các doanh nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản”. Và “ thực hiện liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ giữa các thành phàn kinh tế, tạo điều kiện để nông dân và các hợp tác xã tham gia cổ phần ngay từ đầu với các doanh nghiệp, khuyến khích kí hợp đồng giữa doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với các hộ nông dân. Doanh nghiệp hỗ trợ vốn, chuyển giao kĩ thuật, tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra với giá cả hợp lý”.

Ngày 24 tháng 6 năm 2002, thủ tướng chính phủ đã kí quyết định số 80/2002/QĐ/TTg khuyến khích việc tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân. Theo quyết định này, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kí kết hợp đồng

tiêu thụ hàng hóa với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định, bền vững. Các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất sẽ được nhà nước hỗ trợ về đất đai, đầu tư về tín dụng, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật và công nghệ, thị trường và xúc tiến thương mại.

Quyết định 80/2002/QĐ – TTg của chính phủ đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thực tiễn sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa của các doanh nghiệp chế biến nông sản, đáp ứng sự mong mỏi của người nông dân và địa phương liên về một kết bền chặt với các doanh nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG (Trang 35 - 37)