Trong nông nghiệp, các hình thức liên kết của các doanh nghiệp chế biến với hộ nông dân ta xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.
1. Xét về cách thức tiếp cận lẫn nhau giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến
- Hình thức liên kết kinh tế gián tiếp: doanh nghiệp chế biến chế biến liên kết với hộ nông dân thông qua trung gian như người chuyên thu gom, chủ trang trại lớn, hợp tác xã…
- Hình thức liên kết kinh tế trực tiếp: doanh nghiệp chế biến liên kết với hộ nông dân thông qua hợp đồng kí trực tiếp đối với từng hộ.
2. Xét về tính chất ràng buộc và chiều sâu liên kết của hình thức liên kết kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến
- Hình thức doanh nghiệp chế biến ký kết hợp đồng kinh tế ràng buộc từ đầu vụ sản xuất với nông dân, để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (gọi tắt là hình thức hợp đồng ràng buộc đầu vụ)
- Hình thức doanh nghiệp chế biến mua bán sản phẩm theo thỏa thuận tự do và linh hoạt với nông dân sau khi thu hoạch (gọi tắt là hình thức mua bán thỏa thuận sau thu hoạch).
3. Xét về hình thức liên kết cụ thể giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến
Có các hình thức liên kết kinh tế sau đây:
- Bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa;
- Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa;
- Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết, hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp
- Nông dân vừa cung ứng nguyên liệu, vừa tham gia cổ phần doanh nghiệp chế biến.
- Doanh nghiệp chế biến vừa tiêu thụ nguyên liệu, vừa tham gia cổ phần vào hợp tác xã cổ phần của nông dân.
Tuy có nhiều hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân nhưng không phải đều áp dụng được hết. Phải tùy từng điều kiện, từng hoàn cảnh ở đâu mà chọn liên kết theo hình thức nào để đảm bảo được liên kết có hiệu quả cao nhất.