Mô hình cho một bài phê bình sân khấu có chất lƣợng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 127 - 149)

6. Kết cấu của Luận vặn

3.3.Mô hình cho một bài phê bình sân khấu có chất lƣợng

Câu hỏi đặt ra đối với báo in hiện nay là làm thế nào để có một bài phê bình sân khấu có chất lượng trên mặt báo. Tiêu chí nào để có thể đánh giá một bài báo phê bình đạt chất lượng? Câu hỏi này được nêu ra đối với các chuyên gia, mỗi người có một góc nhìn rất riêng nhưng tựu chung vẫn là làm sao để nhà báo có được kiến thức và vốn sống về lĩnh vực này càng nhiều càng tốt.

PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng một nhà báo trước khi đặt bút viết phê bình tác phẩm, điều trước tiên là phải biết cách đọc sao cho "vỡ chữ" và hiểu được văn bản. Theo TS Nguyễn Thị Minh Thái:

"trong việc thưởng thức các tác phẩm văn nghệ, thì việc thưởng thức các tác phẩm thuộc nghệ thuật ngôn từ là việc phức tạp, khó khăn, tinh tế, sinh động và uyển chuyển nhất. Bởi lẽ, hình tượng ngôn từ trong tác phẩm văn chương vốn mang tính phi vật thể, và hình thức tồn tại duy nhất của nó chính là văn bản văn chương, nên cách tiếp xúc duy nhất đối với văn bản văn chương, tất yếu phải là cái đọc. Và dĩ nhiên, phải là cái đọc có văn hóa. Yêu cầu về văn hóa đọc không những cho nhà phê bình văn học, mà cho cả người đọc văn chương thuần túy nữa. Tuy nhiên, giữa nhà văn và nhà phê bình dường như có sự ngược chiều: nếu cái viết của nhà văn là dành cho cái đọc, thì cái đọc của nhà phê bình lại là khởi đầu cho một cái viết khác: là một loại tác phẩm báo chí, thể hiện trong một dạng văn bản truỳen thông, đặc biệt : bài viết phê bình văn học.

Như thế, một bài phê bình được coi là hay, có chất lượng văn chương, phải thỏa mãn hai điều kiện, nói theo ngôn ngữ hiện đại, phải có "hai trong một", nghĩa là một tác phẩm văn học hay, trong hình thức một tác phẩm báo chí hay. Một nhà phê bình xuất sắc phải là một nhà báo giỏi nghề. VÀ phải có một văn hóa đọc vững chắc làm nền tảng cho cái viết (văn chương) của mình" (Giáo

trình Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009).

Câu hỏi : Thế nào là một bài phê bình sân khấu hay? PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: "Người viết phê bình sân khấu kịch phải đi lại con

đường mà tất cả những người sáng tạo nên vở diễn đã đi qua. Do đó, có thể nói rằng, công việc đầu tiên phải làm của người viết phê bình sân khấu là biết cách đọc một kịch bản văn học, theo cách đọc một tác phẩm văn chương, nghĩa là chỉ có chữ và chữ được viết theo lối đặc thù của văn bản kịch chỉ viết bằng đối thoại và chỉ đối thoại mà thôi" (tr.214), "Có thể học viết phê bình từ những bài phê bình sân khấu hay, chứ không thể học từ lý thuyết, do những người thầy chỉ dạy lí thuyết suống, nhưng oái oăm, việc tự học này, nếu có được, lại phải gắn chặt với việc giỏi các lí thuyết sân khấu lí thuyết về phương pháp sân khấu B.Brech, phương pháp sân khấu Xtanhixlavxki, về khoa học đạo diễn, về "sự ra đời của vở diễn" v.v... (tr.215, tr.216), "Người phê bình sân khấu muốn phê bình một vở diễn, trước tiên phải có kiến thức và kĩ năng phân tích tác phẩm văn học, kết hợp với kiến thức và kĩ năng phân tích mọi phương diện sáng tạo sân khấu, nhất là hoạt động sáng tạo của đạo diễn và diễn viên sân khấu" (tr.217, Giáo trình Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2009). Trong lịch sử sân khấu thì Giáo trình phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí của PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái mới đưa ra một định nghĩa đầy đủ nhất về cách thức tổ chức một bài phê bình sân khấu hay.

Xem các dạng phê bình sân khấu, theo tôi có thể chọn mô hình bài phê bình về vở diễn lên một mô hình bài phê bình sân khấu. Khi phân tích vở diễn, nhà phê bình sẽ phải đề cập và đụng chạm tới một mối quan hệ tổng thể của lực lượng sáng tạo thẩm mỹ, đó là : Tác giả, đạo diễn, diễn viên, họa sĩ, âm nhạc... Nhà phê bình phải đi từng bước, trước tiên bắt dầu từ tính văn học của kịch bản văn học, sau đó giải mã ngôn ngữ dàn dựng của đạo diễn, hiểu được ngôn ngữ

biểu diễn của diễn viên cũng như thiết kế mỹ thuật, âm nhạc.... Tóm lại nhà phê bình phải hiểu được mối quan hệ trong sáng tạo sân khấu và hiểu người xem mới có thể phân tích được tác phẩm một cách hoàn chỉnh. Với những góc nhìn: Đưa ra thông báo cốt lõi, đạt tới sự trong sáng khách quan trong phê bình. Còn nhờ trong cùng một số báo của Báo Tiền Phong, đã mạnh dạn đưa hai bài phê bình sân khấu của hai nhà phê bình sân khấu có tiếng đó là nhà phê bình Từ Lương với vở Vòng vây cô đơn của Nhà hát Kịch Việt Nam và PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái với vở Hamleth của Nhà hát Kịch Hà Nội. Chưa một tờ báo in ngày

nào lại mạnh dạn sử dụng cả hai trang văn hóa văn nghệ để đăng cùng lúc hai trang với hai bài dài của hai nhà phê bình sân khấu. Điều đáng nói hơn cả là cả hai bài viết này đã tạo một làn sóng đối với dư luận người làm nghệ thuật sân khấu cũng như bạn đọc. Vở Vòng vây cô đơn của Nhà hát Kịch Việt Nam đề cập tới một vụ trọng án gây ra cái chết của một nghệ sĩ nhiếp ảnh có thực ngoài đời nhưng tác giả đưa ra những lý lẽ không thuyết phục, nhà phê bình Từ Lương đã chỉ ra những cái thiếu và yếu ngay từ góc độ kịch bản, dẫn tới một hệ lụy cho sự thất bại của cả một tác phẩm. Được biết ngay sau bài báo này, Nhà hát Kịch Việt Nam đã họp hai cuộc họp toàn cơ quan để nghiêm khắc trao đổi về bài viết cũng như kinh nghiệm dàn dựng. Với bài "Tôi đã gặp một Ham let hững hờ" (Báo Tiền PHong, tháng 6/2005), nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái cũng đã chỉ ngay ra sự thất bại của đạo diễn khi đã không biết mã hóa kịch bản của Shakespeare và hậu quả là vở diễn ngay sau khi ra đời đã bị xếp xó.

Căn cứ vào nội dung phê bình của 366 bài báo được lựa chọn theo tiêu chí chung là bài phê bình thì tác giả nhận thấy rất rõ một vấn đề rằng một bài phê bình sân khấu có chất lượng thì bài viết đó phải có quan điểm rõ ràng khi đưa vấn đề và giải quyết vấn đề. Cách lựa chọn đề tài phê bình sao cho trúng, đồng thời tính hấp dẫn, tính mới mẻ của bài báo là một trong những vấn đề mà các nhà báo theo dõi sân khấu cũng như nhà lý luận phê bình cần lưu tâm. Đồng thời

không phải cứ một bài phê bình dài tràng giang đại hải sẽ là một bài báo hay, đôi khi chỉ vài trăm chữ nhưng nói thích đáng như những mũi dao sắc sảo thì tác dụng của phê bình còn lớn hơn gấp nhiều một bài phê bình dài dằng dặc, không tập trung. Nhất là xu thế của báo in hiện đại là ngày càng ngắn gọn, xúc tích và biểu đạt được nhiều vấn đề trong cùng một nội dung.

Kết luận Chƣơng 3

Với quan điểm của Đảng về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc, việc tuyên truyền sân khấu trên mặt báo càng cần phải được coi trọng. Sân khấu và hoạt động sân khấu trên mặt báo thường xuyên được cập nhật trên các trang báo in và báo điện tử cũng như các chương trình phát thanh, truyền hình. Tính báo chí được thể hiện cụ thể trong việc chuyển tải thông tin, trong đó có thông tin về sân khấu. Tính chất sân khấu được thể hiện cụ thể trên mặt báo bằng các bài phê bình sẽc càng làm cho tờ báo thêm phần hấp dẫn và có chất lượng cao.

Cần thiết phải tăng cường mức độ của mối quan hệ giữa báo in với san khấu cũng như tăng cường việc nâng cao chất lượng bài vở trên báo in và mức độ nhận thức của công chúng về sân khấu. Có như vậy việc tuyên truyền về sân khấu trên báo in mới đạt được hiệu quả và chất lượng.

Với các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu phê bình sân khấu trên báo in, việc chuyển tải thông tin, kiến thức sân khấu trên báo in chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho công chúng trong quá trình tiếp nhận những giá trị sân khấu.

KẾT LUẬN

Trong hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu, báo chí cách mạng và sân khấu Việt Nam hiện đại đã có nhiều đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sự vận động, phát triển của sân khấu và công tác nghiên cứu phê bình sân khấu đã được báo chí ghi nhận như những nỗ lực trong việc củng cố, phát huy sân khấu truyền thống và hiện đại trong xu hướng tiếp thu có chọn lọc thành tựu của sân khấu hiện đại thế giới.

Bằng ngôn ngữ văn hóa chuẩn mực báo chí về các vấn đề phê bình sân khấu, với việc đăng tải nhiều thể loại khác nhau, báo in đã đi sâu phân tích, lý giải nhiều chiều đời sống sân khấu nhằm đưa tới cái nhìn toàn cảnh về thực trạng sân khấu Việt Nam để côn gchusng biết và cùng cảm nhận.

Trong tiến trình làm tăng vị thế của phê bình sân khấu, báo in nói riêng đã thành công trong việc giới thiệu nhiều tác phẩm, tác giả trong và ngoài nước vói những xu hướng, khuynh hướng sáng tác khác nhau, giúp công chúng hiểu cái đẹp, cái chân, thiện, mỹ theo đúng nghĩa của văn hóa truyền thống.

Bằng những bài mang tính chính luận, công tác phê bình sân khấu trên báo in đã đề cập tới nhiều vấn đề nổi cộ, bức xúc của hoạt động sân khấu. bằng phương tiện của mình, báo chí nhièu lần lên tiếng ủng hộ những xu hướng sân khấu có sự kết hợp nhuần nhuyễn với sân khấu truyền thống. Đồng thời lên án, phản ứng mạnh mẽ những xu hướng phi thẩm mỹ, lai căng, pha tạp làm nghiệp dư hóa hoạt động sân khấu.

Tuy mỗi tờ báo tạp chí có một hình thức, ngôn ngữ riêng trong việc chuyển tải nội dung thông tin về hoạt động sân khấu, nhưng nhìn chung đều tập trung phản ánh sự đổi thay, sự biến động thường xuyên, sự giao lưu, hội nhập đương nhiên của sân khấu Việt Nam với thế giới.

Xét trên bình diện chung, tất cả những tờ báo, tạp chí đề tài khảo sát đều có những đóng góp đáng kể trong việc phản ánh, thông tin kịp thời, nhanh nhạy hoạt động sân khấu, đóng góp tích cực trong việc đưa sân khấu đến với đông đảo công chúng yêu sân khấu và chuyển tải sự phản hồi tích cực từ phía công chúng,

góp phần củng cố niềm tin của công chúng vào tiến trình phát triển của sân khấu Việt Nam.

Qua việc khảo sát nghiên cứu các tờ báo, tạp chí như trên, với phạm vi của đề tài này, xin mạnh dạn kiến nghị như sau:

1. Đối với cơ quan lãnh đạo quản lý chuyên ngành:

- Tiếp tục tăng cường mối quan hệ của báo in với sân khấu nhằ thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và nâng cao thẩm mỹ cho công chúng.

- Chỉ đạo các cơ quan báo chí tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền về sân kháu, về hoạt động của hội nghề nghiệp trên các tờ báo, tạp chí chuyên và không chuyên ngành để đưa sân khấu đến với công chúng được nhiều hơn, hiệu quả hơn.

- Sớm có biện pháp hữu hiệu để tăng tần số tin, bài về sân khấu trên các báo, đưa tỷ lệ chất lượng bài phê bình lên 6/7... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Đối với các báo, tạp chí

- Ban biên tập các tờ báo, tạp chí cần đổi mới tư duy tìm những phóng viên có bản lĩnh nghề nghiệp để phân công theo dõi chuyên ngành sân khấu.

- Tăng cường đăng các bài phê bình viết về các chuyên ngành sân khấu - Nâng cao tính chuyên trang, chuyên mục về sân khấu trên các báo hàng ngày, hàng tuần và những tờ báo chuyên về văn nghệ.

- cần lựa chọn chủ đề có thể phản ánh hữu hiệu nhất tác động của sân khấu tới công chúng.

3. Đối với phóng viên, nhà phê bình sân khấu

- Các nhà phê bình sân khấu không nên "né tránh" việc phê bình mà cần phải tạo được tiếng nói có trọng lượng tác động tích cực trở lại sân khấu bằng những bài phê bình có tình, có lý. Các nhà phê bình sân khấu cũng cần nâng cao kiến thức và cập nhật với các kiến thức sân khấu hiện đại trên thế giới để không bị tình trạng lạc hậu.

- Đối với các nhà báo hiện đang theo dõi sân khấu hiện nay trên các tờ tạp chí, báo in cần thường xuyên học tập nâng cao về mọi mặt để trở thành một nhà báo giỏi viết về chuyên ngành sân khấu Việt Nam.

4. Đối với công tác đào tạo

- Mở các lớp bồi dưỡng báo chi chuyên ngành về sân khấu

- Tăng một số giờ giảng tại các cơ sở đào tạo cho các nhà báo viết về nghệ thuật tạo hình. Có thể đưa chuyên ngành lý luận và lịch sử sân khấu vào giảng dạy cùng với các chuyên ngành báo chí.

Những kiến nghị trên đây với mong muốn góp thêm tiếng nói tới các đồng chí lãnh đạo, quản lý, đào tạo báo chí và sân khấu có thêm căn cứ khoa học và lý luận trong thực tiễn nhằm vận dụng trong tương lai, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng đề ra mà Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã ghi : "Văn nghệ cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn. Phát huy vai trò thẩm định tác phẩm, hướng dẫn dư luận của phê bình văn học nghệ thuật. Tiếp tục đấu tranh chống các khuynh hướng sáng tác trái với đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng".

Bất kỳ một bài phê bình sân khấu nào thì mục đích lớn nhất vẫn là nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của sân khấu, giúp cho sân khấu gần gũi với người xem hơn. Bất kỳ một bài phê bình nào cũng không thể không đề cập tới mối quan hệ đặc thù của sân khấu đó là lực lượng sáng tạo sân khấu. Mọi nỗ lực của lực lượng sáng tạo sân khấu cũng để cho ra những vở diễn hay, có chất lượng. Tác phẩm sân khấu ra đời là để phục vụ công chúng khán giả. Phê bình sân khấu ra đời cũng nhằm mục đích tạo cầu nối trong mối quan hệ giữa lực lượng sáng tạo sân khấu - nhà phê bình và công chúng. Và mối quan hệ này đôi khi cũng không có ranh giới. Bản thân nhà phê bình có thường trực ngay trong nhà sáng tạo. Ngay từ khi dàn dựng, nhà sáng tạo cũng đã tự biết lọc chọn để làm sao cho ra

một hình thức phù hợp với nội dung. Và mục tiêu lớn nhất của sân khấu cũng như nhà phê bình đó là phục vụ công chúng nhân dân, họ vừa là người thụ hưởng những sáng tạo sân khấu vừa là bạn đọc những bài phê bình sân khấu trên các tờ báo in. Làm thế nào mối quan hệ này trở nên khăng khít, gắn bó và có tác động lại với nhau là trách nhiệm của cả những người trong cuộc cũng như các cơ quan có trách nhiệm. - Hệ thống hóa một số quan điểm về tình hình phát triển của sân khấu qua các bài phê bình sân khấu trên báo in. Trên cơ sở phân tích những quan

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 127 - 149)