Chưa có chuẩn thẩm mỹ cho một bài phê bình sân khấu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 96 - 99)

6. Kết cấu của Luận vặn

3.1.2.1. Chưa có chuẩn thẩm mỹ cho một bài phê bình sân khấu

Một câu hỏi phỏng vấn cho các chuyên gia : "Ông (bà) đánh giá thế nào

là một bài phê bình sân khấu hay?". Nhà báo Trần Minh Ngọc, Tổng biên tập

Báo Sân khấu TPHCM đã trả lời: "Tôi nghĩ rằng bản thân lý luận phê bình sân

khấu đang thiếu cái chuẩn để đánh giá thế nào là một bài phê bình hay. Ngay cả việc viết phê bình thế nào cho chuẩn cũng chưa có một tiêu chí cụ thể nào cả!".

Theo GS, TS Nguyễn Đình Quang thì : "Một bài phê bình hay trước hết phải nói

được chủ đề tư tưởng của tác phẩm sân khấu. Phân tích được mối quan hệ của chủ đề tư tưởng với thời cuộc hôm nay ra sao. Phân tích và lý giải được cái hay, cái dở của nghệ thuật biên kịch, cách dàn dựng cho tới nghệ thuật diễn xuất. Số lượng chữ của bài không quan trọng ngắn hay dài mà điều cần thiết là anh phải điểm đúng huyệt, đánh giá được cái hay, cái dở một cách đích đáng". PGS, TS

Nguyễn Thị Minh Thái lại nhìn ở một góc độ toàn diện cho một bài phê bình tác phẩm sân khấu: "Có thể nói, những bài viết về VHNT hiện nay còn thiếu sức

nặng và yếu những phân tích sắc sảo. Đa số bài viết của các nhà báo hiện nay chỉ đáp ứng được việc thông tin, giới thiệu chương trình nghệ thuật, vở diễn, điểm sách, quá thiếu bài viết có chiểu sâu, khiến giới chuyên môn tâm phục, bạn đọc thích thú vì được vỡ vạc thẩm mỹ, góp phần thúc đẩy VHNT phát triển. Thực tế, phần nhiều họ những phóng viên mới ra trường về công tác ở các tòa soạn và được phân công theo dõi mảng VHNT. Có một số tòa soạn cho rằng đây là mảng đề tài “vui vẻ” dễ viết… Sự bập vào viết vội vã mà không có sự tìm tòi, am hiểu, đào sâu nghiên cứu kỹ lĩnh vực này đã xảy ra bao chuyện nực cười. Có nhiều phóng viên theo dõi sân khấu, khi được hỏi về nghệ thuật biên kịch, sân khấu tự sự, nghệ thuật diễn xuất ước lệ hoặc tả thực của diễn viên… đã không đưa ra

được cách hiểu về những khái niệm cơ bản; Viết phê bình một vở chèo mà nhà báo không phân biệt được cốt lõi, hồn vía của chèo với các yếu tố kịch tính, tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu… thì làm sao có thể giới thiệu được cái hay, cái độc đáo của vở một vở chèo. Vậy là họ chọn cách kể lể nội dung của vở và không thể bàn về cách dàn dựng. Hoặc họ chọn cách “truyền đạt” ý kiến dưới hình thức trích dẫn, phỏng vấn và thêm nếm gia vị. Có thể nói vì thiếu hiểu biết sâu lĩnh vực được theo dõi, không chịu học hỏi, lăn lộn vào lĩnh vực mà mình theo dõi, nhiều phóng viên chỉ cầm bút viết dựa vào xúc cảm tự nhiên, dẫn tới việc nhận định hay, dở về một tác phẩm nghệ thuật thiếu chính xác khiến chính những người trong cuộc được khen chê lại cảm thấy bất bình" (Bài phỏng vấn sâu)

Có lẽ vì thiếu một cái chuẩn trong phê bình đã khiến việc một vở diễn ra đời xuất hiện những bài viết phê bình khác nhau. Có bài thì khen bốc thơm tới mây xanh nhưng có bài lại phê phán một cách rất nặng nề. Đơn cử như vở Kiều của Nguyễn Du do Đoàn kịch hình thể Nhà hát Tuổi Trẻ dàn dựng mới đây trong năm 2012 là một ví dụ điển hình. Có những bài báo khen chê đều dẫn lời những chuyên gia trong lĩnh vực sân khấu nhưng sự đánh giá thì hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như trong chuyên mục "Tác phẩm và dư luận" của Đài Truyền hình Việt Nam thì dẫn những ý kiến khen của NSƯT Lê Chức và một số nhà văn, nhà báo nhưng trên Báo Tuổi Trẻ lại trích trả lời phỏng vấn của PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái với những nhận định khác hẳn. Vẫn biết với một tác phẩm nghệ thuật thì sự cảm thụ nghệ thuật của mỗi đối tượng một khác thế nhưng rõ ràng sự đánh giá này đã cho thấy rằng cách nhìn nhận về cùng một vở diễn ngay với những nhà hoạt động phê bình sân khấu cũng đã không có ngưỡng chuẩn.

Thời gian gần đây dẫu đã làm được khá nhiều việc nhưng cỗ xe tam mã của nghệ thuật sân khấu vẫn vì thiếu người ra roi, chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Một trong những giải pháp được các nhà quản lý và chuyên môn đưa ra là khuyến

khích, thúc đẩy hoạt động phê bình sân khấu, trong đó chú trọng phê bình trên báo chí, bởi đích đến của sân khấu là công chúng.Thực tế cho thấy, nghệ thuật sân khấu nói chung và sân khấu truyền thống nói riêng thời gian gần đây đã có bước phát triển và đang dần thoát khỏi tình trạng khủng hoảng khán giả. Dẫu còn nhiều khó khăn song nghệ thuật sân khấu đang từng bước thay đổi diện mạo nhờ phương thức xã hội hóa. Tuy nhiên, hoạt động lý luận, phê bình sân khấu với thực tiễn phát triển sân khấu đang có khoảng cách. Điều này có thể thấy rõ khi có không ít người làm công tác lý luận, phê bình lấy quan điểm sách vở của hàng chục năm trước để áp dụng vào phê bình, đánh giá hoạt động sân khấu hiện nay. Phát biểu tại lễ ra mắt Câu lạc bộ nhà báo sân khấu (tháng 5/2012), Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật T.Ư Đào Duy Quát cho rằng: "Công

tác lý luận, phê bình hiện nay đang lạc hậu so với thực tế phát triển của sân khấu nước nhà. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là ngành lý luận, phê bình sân khấu chưa thực sự được coi trọng. Các công trình nghiên cứu ít ỏi, ngay trong các trường đào tạo chuyên ngành này cũng thiếu bộ giáo trình chuẩn. Ngoài ra, nhuật bút ít ỏi cho một bài viết lý luận, phê bình được đầu tư công phu khiến không ít nhà phê bình sân khấu uy tín không sống được với nghề. Trong khi đó, phê bình trên báo chí - một hình thức phê bình sân khấu sinh động, gần gũi với cuộc sống, có vai trò định hướng dư luận mới chỉ dừng lại ở hình thức thông báo, quảng cáo hơn là phê bình. Sự thiếu vắng các nhà lý luận, phê bình khiến sân khấu ít có sáng tạo độc đáo, xung kích nhằm vào các vấn đề nóng của xã hội".

Trả lời, phỏng vấn sâu, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên cho rằng : "Sân khấu đang thiếu người ra roi quyết định tốc độ phát triển, mà lý luận

phê bình sân khấu phải là cái roi quyết định lớn nhất. Vì thiếu người ra roi mà nghệ thuật sân khấu những năm gần đây dẫu làm được nhiều việc nhưng không có người góp ý xây dựng, chỉ ra những hạn chế, yếu kém để phát triển. Chính vì vậy, cần có giải pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động phê bình sân khấu, trong đó có

mảng quan trọng là phê bình trên báo chí. Bởi nếu không có phê bình trên báo chí dẫu có làm tốt cũng sẽ chỉ như người mặc áo gấm đi đêm, ít được công chúng biết đến, trong khi đó đích cuối cùng sân khấu phải hướng tới là công chúng. Các bài viết phê bình sân khấu trên báo chí hiện nay dẫu phản ánh được sinh động, đa dạng hoạt động sân khấu nhưng nhiều khi chỉ chung một công thức: tường thuật vở diễn, giới thiệu tác giả, nhân vật mà ít có đánh giá, nhận định chuyên sâu. Vì vậy, việc tập hợp các nhà báo chuyên viết về lĩnh vực sân khấu, có những trao đổi nghề nghiệp, tiếp nhận thông tin mới về các sự kiện sân khấu để chuyển tải đến công chúng sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật sân khấu".

Các nhà phê bình sân khấu chuyên nghiệp không mặn mà với nghiệp sân khấu thì việc khuyến khích phê bình trên báo chí rất quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn nhà báo viết về hoạt động sân khấu đều còn trẻ, thiếu kiến thức chuyên môn sân khấu nên cần học hỏi và được đào tạo để họ viết đúng, viết trúng. GS Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm phát huy và bảo tồn VHNT dân tộc VN cho biết: "Tại hội thảo về phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống tổ chức gần đây, một

nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định, định nghĩa sai lạc về nghệ thuật tuồng, nhưng do phóng viên thiếu kiến thức đã không thể thẩm định được đúng sai, ý kiến đó được đăng tải, đến với công chúng đã để lại hậu quả khó lường trong nhận thức về nghệ thuật truyền thống, nhất là đối với lớp trẻ (Theo Đại biểu nhân dân, ngày 14/7/2012).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)