Tổ chức bài phê bình văn bản truyền thông đặc thù

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 91 - 96)

6. Kết cấu của Luận vặn

3.1.1.2.Tổ chức bài phê bình văn bản truyền thông đặc thù

Một bài phê bình sân khấu hay không phụ thuộc vào dung lượng từ ngắn hay dài. Có những loạt bài viết dài nhiều kỳ nhưng bạn đọc vẫn tìm đọc một cách say sưa như loạt bài viết về chân dung nghệ sĩ "Ăn cơm tổ" ba đời Đời nghệ sĩ

với 4 kỳ báo viết về các chân dung khác nhau trên báo Tuổi Trẻ . Nhưng cũng có những bài viết rất ngắn gọn xúc tích chỉ khoảng 500 - 1000 từ những lại có những đánh giá cực kỳ sắc sảo, như những mũi dao khía đúng vào vấn đề cốt lõi. Hiện nay có một tâm lý là nhiều nhà hát và các đơn vị nghệ thuật cố tình lờ nhà phê bình sân khấu mà thường chỉ mời các nhà báo trẻ tới để đưa tin mang tính chất giới thiệu. Dường như họ sợ sự hiện diện của nhà phê bình sân khấu giỏi sẽ vạch vòi ra những điểm yếu trong tác phẩm của mình. Đó là cũng là một nguyên nhân khiến phê bình sân khấu ít có những bài phê bình hay về một vở diễn của một nhà phê bình nghệ thuật. Ông Trương Nhuận, Phó giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ chia sẻ: "Tâm lý này là có. TS Nguyễn Thị Minh Thái đã từng tuyên bố đôi

khi có thể vì một bài báo phê bình có thể đánh đổ cả một vở diễn, điều đó là sự thật nếu đó là một chương trình yếu kém. Nhà phê bình có thể phát hiện và chỉ ra sự non kém về mặt nghệ thuật, lệch lạc về mặt tư tưởng nội dung đối với một tác phẩm không xứng tầm chuyên nghiệp. Đối với các đơn vị sân khấu xã hội hóa thì họ không đời nào đi mời nhà phê bình lý luận để rồi nếu làm yếu kém sẽ bị phê quyết liệt. Vì vậy hệ số an toàn đó là mời các nhà báo theo dõi mảng văn hóa ở các tờ báo in tới thông tin về vở diễn mà thôi. Nhưng với các nhà hát mang tầm quốc gia, các đơn vị nghệ thuật sân khấu của nhà nước lại rất cần các nhà phê bình vào cuộc. Việc phê bình sẽ giúp các đơn vị có thể định hướng được nghệ thuật, vạch ra phương hướng phát triển đối với sân khấu chuyên nghiệp. Theo tôi, đã tới lúc các vị lãnh đạo của các đơn vị nghệ thuật cần coi các nhà phê bình sân khấu là những người tâm phúc, những người bạn lớn, trân trọng cả những bài viết khen lẫn chê của họ. Bởi nhà phê bình như người thầy chỉ dẫn giúp cho

các đơn vị san khấu nhìn nhận lại định hướng phát triển nghệ thuật của mình đã đúng chưa? Sau mỗi liên hoan, hội diễn sân khấu, sau mỗi tác phẩm, giới sân khấu rất cần các bài viết phê bình thẳng thắn, chân tình để có thể có một cách nhìn xa hơn, khách quan hơn. Dĩ nhiên phê bình sân khấu cũng cần có tính xây dựng, thẳng thắn và chân tình, không phải mang tính vùi dập, chan tương đổ mẻ làm tác phẩm thui chột đi, làm mất uy tín của đơn vị nghệ thuật. Trên thực tế đã có những bài báo phê bình mang dấu ấn cá nhân trong cách điểm, cách viết và cả phỏng vấn.... đã gây ra sự mất đoàn kết, sự mất lòng tin đối với người làm sân khấu. Nhà phê bình cần phải công tâm, trung thực và theo tôi phải có thái độ cởi mở và hợp tác giữa người làm sân khấu với nhà phê bình" (Bài phỏng vấn sâu)

Chia sẻ về vấn đề này, PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái cho biết: "Bỏ tiền

mua chiếc vé xem ca nhạc tới 500.000 đồng, hoặc nhiều hơn thế một vở diễn 300.000 đồng, trong khi nhuận bút bài viết chỉ khoảng 300.000 đồng. Đi lại đêm hôm vất vả, nhuận bút ít ỏi, cộng thêm nếu phê bình quá nặng vở diễn, có thể lại mất đi quan hệ. Trên thực tế nhiều nhà hát, đơn vị khi xây dựng chương trình xong, họ thường né tránh mời các nhà lý luận phê bình, đơn giản vì muốn vở được duyệt và công diễn. Điều này rất sai lầm trong quan niệm. Sự góp ý của các nhà chuyên môn, các cây bút lý luận sẽ có tác động rất lớn để giúp cho vở diễn hoàn thiện".

Có thể lấy những bài phê bình của PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái là ví dụ điển hình cho việc uyển chuyển trong cách phê bình chân dung cũng như phê bình tác phẩm sân khấu. Trong bài Quyền năng của đạo diễn (Tuổi trẻ,

22/7/2012), PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái có đưa ra một hiện tượng đặc biệt tại Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc tại Huế vào tháng 7/2012. Cùng là một kịch bản Tội ác quyền lực của tác giả Nguyễn Đăng Chương có hai đơn vị cùng dàn dựng tại liên hoan. PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái nhận định : "Trong bản dựng thứ nhất mang tên Phía sau quyền lực, đạo diễn Tuấn Hải

(dựng cho Trung tâm Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu VN) đã không tổ chức được vở diễn, với hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện trong mối quan hệ tay đôi, tay ba, tay tư giữa tuyến biển đảo và đất liền, giữa quan hệ gia đình trong luồng và ngoài luồng, giữa những người dân với chính quyền... Vấn đề chính của kịch bản được thiết lập trên những mối quan hệ rất phức tạp này nhưng thay vì dàn dựng vào bản chất của xung đột kịch, đạo diễn Tuấn Hải lại “vẽ rắn thêm chân”, đã làm rối ren vở diễn bằng những hoạt cảnh sinh hoạt văn nghệ trên đảo, làm mờ đi các mối quan hệ và không điều khiển được dàn diễn viên. Cứ như mạnh ai nấy diễn vai của mình, không chịu tương tác với nhau. Do vậy, những nghệ sĩ ưu tú Thu Hà, Trần Nhượng, Lệ Ngọc... vốn là những diễn viên nhiều kinh nghiệm khi vào vai kịch đã diễn xuất gần như tự do, không hề được điều chỉnh bởi bàn tay đạo diễn, và các vai kịch đều bị “xỉn màu”. Mà đáng ra các vai kịch này cần phải được lấp lánh như nó đáng phải được lấp lánh", "đạo diễn Trần Ngọc Giàu đã tổ chức vở diễn theo một cách hoàn toàn khác. Theo tôi, bản dựng này hay hơn hẳn, do bàn tay đạo diễn đã làm mới lạ, khác lạ và làm thăng hoa kịch bản gốc. Trần Ngọc Giàu đã bỏ hẳn trong bản dựng của mình những nhân vật “râu ria” như cô gái câm bế búp bê chỉ làm một nhiệm vụ bế búp bê suốt buổi diễn và cuối vở thốt lên tên của nhân vật Thái, thế là xong", "Đối thoại được dựng bởi một tiết tấu nảy lửa, chan chát, nhất là trong xung đột giữa quyền lực, danh vọng và lý tưởng sống, sự trung thực, hi sinh. Mảng miếng đạo diễn rất rõ ràng, mạch lạc, với mục đích nhất quán. Đạo diễn rất coi trọng và chăm sóc sự “quăng bắt” giữa diễn viên trong thể hiện những liên hệ bên trong của nhân vật chứ không phải những “quăng bắt” hời hợt bên ngoài. Tất cả nhằm mài sắc chủ đề “Phía sau quyền lực” của một số nhân vật quan chức là sự giả dối, thủ đoạn, thậm chí tội ác; đối lập với họ là những người trẻ trung quả cảm, trung thực. Vở kịch kết thúc bằng cách bỏ ngỏ để người xem tự suy nghĩ và lựa chọn thái độ sống của mình. Đây chính là cách kết thúc đích

đáng của một tác phẩm kịch chính luận". Có thể nói hiếm có một bài phê bình ngắn gọn xúc tích trong 1000 chữ với nhận định sắc sảo và đầy trải nghiệm như vậy. Bài báo vạch ra rằng từ kịch bản văn học đến vở diễn phải qua ba nước cờ của bàn tay đạo diễn: Giải thích kịch bản theo cách riêng. Tổ chức kịch bản trên sàn dựng thành diện mạo và đến lúc này vở diễn đã là bội số của kịch bản. Cuối cùng, vở diễn thăng hoa. Đây chính là phép ứng xử văn hóa của đạo diễn đối với kịch bản văn học. Đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu đã dàn dựng theo đúng cách này. Anh hiểu kịch bản này xoáy rất sâu vào xung đột giữa hai cách sống: trên đất liền và trên biển đảo. Cuộc sống trên đất liền rõ ràng là rắc rối, phức tạp, quyền lực gắn chặt với mưu toan, tính toán vụ lợi... Ở ngoài biển đảo là ngược lại: trong sáng, rõ ràng, yêu thương, sống chết vì nhau, ai cũng biết mình đang ở tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc. Qua cách phân tích dàn dựng từ hai đơn vị kịch nói và hai bàn tay đạo diễn khác nhau, tác giả đã tiến tới đánh giá cái được từ góc độ kịch bản: "Chắc chắn đây là một kịch bản chính luận, mang tính thời sự - chính trị, lồng ghép những vấn đề nóng bức của đời sống, đang âm ỉ bức xúc từ gia đình đến xã hội Việt Nam đương đại. Vì vậy, cả vở kịch là sự đụng độ chát chúa giữa hai lối sống từ quan hệ gia đình đến quan hệ xã hội" (Tuổi trẻ,

22/7/2012). Một cách nhìn thấu đáo của một nhà phê bình sân khấu đã chỉ ra cái hay, cái dở của từng bản diễn. Qua đó công chúng có thể chưa xem cả hai vở diễn nhưng đã phần nào thẩm thấu được những giá trị từ kịch bản, từ cách dàn dựng của một tác phẩm sân khấu.

Chỉ với 500 chữ, bài Tiếng thở dài của làng kịch Bắc của tác giả Hà

Hương (Tuổi Trẻ, 10/5/2012) lại nói lên được cả một vấn đề lớn về sân khấu kịch Việt Nam hiện đại qua sự kiện sát nhập hai nhà hát : Nhà hát Kịch Việt Nam và Nhà hát Tuổi Trẻ bị thất bại. Tác giả đánh giá như sau:

"Giấc mơ về một nhà hát kịch quốc gia đồ sộ trở thành “nhiệm vụ bất khả

trở về như cũ, cũng có nghĩa trở về với đời sống lắt lay. NSƯT Anh Tú thở than: “Kịch bây giờ bán vé có ai xem đâu, ở ngoài Bắc người ta đang xa lánh kịch”. Thế nên mới có chuyện nghệ sĩ phản đối sáp nhập nhưng cũng e dè trước phương án xã hội hóa vì “chẳng thể tự nuôi mình”.

Nhưng khán giả cũng lại than: lâu lắm rồi chẳng có vở kịch nào hay để xem, chả lẽ cứ đến rạp cười nhạt với nhau rồi về? Cái khó bó luôn cái khôn, kịch Bắc xưa nay vẫn chạy vòng quanh nhà hát của mình và rất dễ tổn thương nếu bị so sánh với kịch Nam sôi động. “Họ là tư nhân, họ có khán giả, họ nuôi được nghệ sĩ”, ai cũng nói vậy, từ lãnh đạo nhà hát đến nghệ sĩ, nhưng nói đến xã hội hóa thì cũng chừng đó người lắc đầu. Bởi vậy nên mới có chuyện NSND Lê Hùng tuyên bố thẳng: Nhà hát Tuổi Trẻ nếu xã hội hóa không “sống” quá ba năm", "Sân khấu chỉ có chừng đó món, sao trách khán giả thở dài quay lưng. Những Rừng trúc, Vũ Như Tô... mà nhiều nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ tự hào đã là chuyện của nhiều năm về trước. Thời buổi khó khăn, liệu có ai cất công ra đường, bỏ tiền đi xem những vở kịch nhạt màu, trong khi “độc, hay thì hiếm chứ nhạt thì nhan nhản trên kênh truyền hình”. Cũng không biết khi đã quen với những vở kịch theo lối mòn, những tiểu phẩm hài định kỳ ra mắt, các nghệ sĩ còn đủ lực theo đuổi những dự án mới mẻ và dài hơi hay không?". Bài viết kết thúc bằng

một câu hỏi, câu hỏi này đặt ra không chỉ với hàng trăm nghệ sĩ đang hoạt động ở hai nhà hát mà đặt ra với cả ngành sân khấu và cao hơn nữa là các nhà quản lý trong lĩnh vực này. Cái tít "Tiếng thở dài của làng kịch Bắc" được gợi ra cũng là nỗi lo lắng, trăn trở của người viết đối với nền kịch nghệ nước nhà. 1 bài viết nói lên được nỗi trăn trở lo lắng của những người hoạt động sân khấu kịch nhưng đồng thời cũng đã lên tiếng phê bình quyết định sai lầm của cơ quan quản lý nhà nước khi "phê duyệt một đề án tầm cỡ nhưng lại được đánh giá là "thiếu trình độ, thiếu hiểu biết"". Bài phê bình ngắn gọn nhưng vừa nói lên một thực trạng đang diễn ra của sân khấu kịch , tâm trạng nghệ sĩ cũng như có chính kiến rõ ràng đối

với cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời nhắc nhở những cái yếu và thiếu của đơn vị sân khấu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 91 - 96)