6. Kết cấu của Luận vặn
2.5.2. Những đánh giá về hoạt động phê bình sân khấu trên báo in
Trên báo in cũng đã có một số bài báo mang tính phê bình, đánh giá chính hoạt động phê bình sân khấu trên báo in. Có thể nói bức tranh về phê bình sân khấu trên báo in khá ảm đạm nhìn từ góc độ người trong cuộc (nhà phê bình sân khấu, nhà hoạt động sân khấu) cho tới góc nhìn của những người có trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước. Có những đánh giá toàn cục về tình hình phê bình sân khấu nói chung và có cả những đánh giá riêng về từng bài phê bình trên báo. Đó là: Vài suy nghĩ về hoạt động lý luận sân khấu TPHCM (Sân khấu TPHCM, số
989, 5/4/2010), Sự lệch nhịp trong phê bình sân khấu (CAo Ngọc, NDCT, số 29, 17/7/2011), Muốn phê bình thì rủ nhau đến... quán cà phê (Nguyễn Phi Hoàng Dũng, Báo Văn Hóa tết Tân Mão 2011, 1858 + 1859 + 1860), Thay vì lăng xê không đúng hãy dùng ngòi bút để giữ hồn dân tộc! (Lê Quý Hiền, VĂn Hóa 2011, 1858 + 1859 + 1860, tháng 6/2011), Không chỉ trong hai chữ "khen - chê" (Hoài Hương, NDCT, số 37, 9/9/2012), Đâu là hướng đi mới của chèo (Đức
Kôn, TCSK, tháng 1/2012), Quá nhiều tiếng Việt lệch chuẩn (Phúc Nghệ, Báo Văn Hóa, số 2165, 1/6/2012), Đề nghị truyền thông nói "Không" với ca sĩ, diễn viên, người mẫu sử dụng trang phục phản cảm, vi phạm (Hiền Lương, Văn Hóa,
số 2171, 15/6/2012), Phê bình sân khấu: Có phải nhà phê bình còn "non gan"
(Cao Ngọc, VĂn Hóa, số 2025, 11/7/2011), Đối mặt với sức ép của thông tin mạng, văn hóa nghe nhìn và thói quen thưởng thức nhanh (Phúc Nghệ, Văn Hóa, số 1901, 24/9/2011).
Bài "Phê bình sân khấu : Có phải nhà phê bình còn "non gan", tác giả Cao Ngọc đã chỉ ra rất rõ thực trạng hiện nay của phê bình sân khấu trên báo chí: "Nhìn vào hiện trạng lý luận phê bình sân khấu trên mặt báo chí, phương tiện
thông tin đại chúng hiện đang tồn tại rất nhiều điều bất ổn. Trong một cuộc toạ đàm về công tác lý luận phê bình sân khấu, nhiều người đã lớn tiếng báo động về khuynh hướng sân khấu đang hỗn loạn mà người làm nhiệm vụ định hướng lại
lâm vào tình trạng: các bậc tiền bối ngao ngán không muốn viết, lớp trẻ lại không có nghề, “điếc không sợ súng” viết theo cảm tính, xúc cảm cá nhân. Vậy là nảy sinh hiện tượng, nhận định về đời sống sân khấu thì bất kỳ ai cũng sẵn lòng chỉ ra thảm trạng song khi viết về một vở diễn, một cá nhân thì lại là những bài viết ngợi ca hết lời Có vô vàn nguyên nhân để biện minh cho thực tế đó như: sân khấu hôm nay không có những vở diễn thực sự sắc sảo, đặt ra được những vấn đề mới về nội dung và nghệ thuật nhưng nếu đụng đến vở, thì khác gì đập niêu cơm của các đoàn. Chưa kể sự non gan của các tay viết, ngại đụng chạm, nếu không cẩn thận, lần sau đến đoàn sẽ bị lót lá dắt tay bởi giới sân khấu thật nhỏ, quanh đi quẩn lại chỉ có ngần ấy khuôn mặt.
Quan niệm xuê xoa dường như đang chiếm lĩnh tâm thế của không ít cây bút hôm nay, chưa kể tình trạng những phóng viên mới ra trường về công tác ở các toà soạn báo đều được phân công theo dõi mảng văn học nghệ thuật vì cũng có một số người quản lý cho rằng, đây là mảng dễ, vả lại có sai cũng chả chết ai. Chỉ ra hiện trạng bề nổi đó thật dễ, nhưng nguyên nhân sâu xa hơn chính là chúng ta đang thiếu một môi trường hoạt động, một không khí tiếp nhận phê bình tốt. Hoạt động phê bình của chúng ta đang ở tình trạng hoang mang, chưa có được cái chuẩn tốt". (Văn Hóa, số 2025, ngày 11/7/2011). Trong bài viết của
mình, Nguyễn Phi Hoàng Dũng cũng đã vạch rõ cái yếu, cái thiếu của phê bình sân khấu"Nhìn vào đời sống sân khấu (SK) lâu nay, thấy phê bình SK dường như đang có nguy cơ mất hẳn. Bây giờ rất khó để tìm ra được bài phê bình khen chê thích đáng, sắc sảo. Loanh quanh bài viết vẫn lại là giới thiệu, rào trước chặn sau vài câu khen chê chung chung.Cái lối “cầm lòng vậy, chiều lòng vậy” của những cây bút viết về SK dẫn đến tình trạng: Trong khi đang cảnh báo về thực trạng bi đát của nền SK thì những vở diễn của các đoàn nghệ thuật góp phần làm nên bộ mặt SK ấy lại được viết toàn với âm hưởng ngợi ca! Có căn vặn thì họ bảo: SK thời nay đang tìm cách kiếm sống và tồn tại. Thông cảm với miếng cơm, manh
áo của anh em nên cái đáng “phê” cũng không nỡ “phê”. Một nhà phê bình vốn nổi tiếng trong giới, có học vị hẳn hoi, từng viết những bài chẳng ai căn vặn vào đâu được, hôm nọ bảo: Bây giờ đành gác bút viết phê bình thôi, nói nhiều, đụng chạm lắm, chán rồi. Rồi ông thở dài: Nói phê bình SK chết, “hỗn loạn”, khủng hoảng đều đúng. 20 năm trước, 10 năm trước, rồi ngay cả tháng trước bảo như vậy vẫn đúng. Nó là căn bệnh trầm kha, khó chữa của SK". (Muốn phê bình thì
rủ nhau đến... quán cà phê, Nguyễn Phi Hoàng Dũng, Văn Hóa, số 1858 + 1859
+ 1860, tháng 6/2010).
Chỉ tiếc rằng rất ít có những bài báo phản hồi lại bài báo đề cập tới công tác phê bình sân khấu . Một tác phẩm sân khấu ra đời cũng rất ít có những ý kiến phản hồi , thậm chí đi ngược lại quan điểm của những bài báo đã đăng tải. Đây là một điểm rất yếu của báo in khi phê bình sân khấu thiếu đi nhưng ý kiến trao đổi, trái chiều. Đôi khi chính sự phê bình trái chiều này trên báo in sẽ giúp cho công chúng quan tâm hơn tới hoạt động sân khấu, đồng thời cũng sẽ thu thú giới nghệ sĩ sân khấu cùng vào cuộc để tìm ra một định hướng chính thống về tác phẩm.
Trước thực trạng mà nhiều người từng đặt câu hỏi: Phê bình SK đang đi về đâu? Có vị quản lý cũng đôn đáo: chúng ta đâu thiếu những người làm phê bình có tài năng, cái chúng ta cần là bản lĩnh của người cầm bút. Bản lĩnh của người phê bình luôn cần thiết, nhưng một khi môi trường tiếp nhận không có thì mọi sự tâm huyết, bản lĩnh trở nên vô nghĩa, nhiều khi mang lại hậu hoạ cho bản thân. Thế nên nếu cứ đòi hỏi các nhà phê bình SK phải thẳng thắn chỉ ra những cái được, cái non kém của tác phẩm mà chưa tạo được không khí tiếp nhận phê bình thì thật không công bằng. Những người làm phê bình sân khấu có trăm ngàn lý do để họ không tiện nói ra tất cả những nhận xét, những đánh giá, những ý kiến phê bình các mặt non kém của tác phẩm. Mặt khác, muốn lý luận phê bình SK chuẩn, SK phải hoạt động mạnh, nhưng không khí sáng tạo chung lâu nay kém khởi sắc, những tác phẩm chưa hay chiếm số lượng nhiều hơn, chả lẽ cầm
bút lại chỉ chê. Quả thực muốn làm phê bình, chỉ ra những nhược điểm trong tác phẩm phải có “dũng cảm phí” bởi nói thẳng, nói thật là phải đương đầu và mất... bạn như chơi .
Kết luận chƣơng 2
Qua khảo sát 366 bài phê bình sân khấu trên 6 tờ báo, tạp chí chuyên ngành và có đề cập tới hoạt động phê bình sân khấu nhiều so với mặt bằng báo in hiện nay cũng như các cuộc phỏng vấn sâu các chuyên gia cho thấy báo in chưa thực sự nâng cao được mức độ quan trọng cũng như tính hữu dụng của các bài viết chuyên về sân khấu, độc giả nhận thức được rất ít từ tác dụng ủa các bài viết này. Nhưng dù sao, phê bình sân khấu trên báo in vẫn được một số báo coi là một mảng thông tin quan trọng. Báo in về hình sân khấu với nhiều hình thức. Với nội dung phong phú, nhiều chiều, đa dạng, bằng kênh thông tin mang đến công chúng những hoạt động trong đời sống sân khấu.
Qua sự phê bình phản ánh của các bài báo in, thực trạng đời sống sân khấu hiện diện với đầy đủ những vấn đề của nó, từ đó báo in đã là kênh chuyển tải giữa nghệ sĩ với công chúng, giữa nghệ sĩ với cơ quan quản lý nhà nước, ít nhiều đã có tác động tới dư luận xã hội quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực hoạt động sân khấu. Tìm ra những giải pháp để khơi thông cho hoạt động sân khấu phát triển. Mặt khác báo in qua những phân tích từ các sáng tạo nghệ thuật của sân khấu đã nâng cao chất lượng nhận thức thẩm mỹ của công chúng, nâng cao trình độ chuyên môn của nghệ sĩ, quan trọng hơn, giữa báo in và sân khấu đã hình thành một môi trường giao tiếp cần thiết và hiệu quả trong quá trình truyền thông.
Có thể nói khi đề cập tới một vấn đề chung của sân khấu thì các tác giả, các bài báo viết rất mạnh tay. Nhưng nếu đi vào chi tiết từng vở diễn, từng tác phẩm hoặc từng nhân vật thì luôn có sự né tránh. Rõ ràng sự chê chung chung đó phần nào đó cũng có tác động tới việc dư luận khán giả có thể hiểu hơn về đời
sống khó khăn của người nghệ sĩ sân khấu cũng như những khó khăn trong nội tại mà sân khấu đang gặp phải. Tuy nhiên, nói đúng ra thì trên mặt báo vẫn chưa có những bài báo khen chê thích đáng vào từng sự việc, từng tác phẩm và nhân vật cụ thể, khiến người dược khen hay chê phải tâm phục khẩu phục. Rõ ràng ngòi bút phê bình trên các tờ báo in vẫn có sự né tránh và chưa có được hiệu quả cao. Đây cũng là lý do dẫn tới việc hoạt động lý luận phê bình trên báo chí thường không song hành và không được giới sân khấu.
CHƢƠNG 3
KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÀI PHÊ BÌNH SÂN KHẤU