6. Kết cấu của Luận vặn
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng phê bình sân khấu trên báo in
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với báo in và Hội NSSKVN
Theo kết quả thăm dò điều tra từ các cuộc phỏng vấn sâu về câu hỏi:
"Theo ông, bà có cần nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in không?", 7/7 các ý kiến trả lời đều đồng nhất ở mức độ "rất cần" đạt tỷ lệ 100%.
Kết quả này cho thấy nhu cầu cần thiết phải nâng cao chất lượng bài phê bình trên báo in. Tỷ lệ đồng nhất 100% cho thấy tính cấp thiết của vấn đề đã đến lúc không thể chậm trễ đổi mới hình thức, nội dung, cách thức cho loại hình hoạt
động này. Bằng những số liệu khảo sát đặt ra vấn đề: Vậy sự cần thiết đó phải được bắt nguồn từ đâu? Đi tới đâu?
Tại Kỳ họp thứ 4 của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương để bàn nhiệm vụ hoạt động 6 tháng cuối năm đã nhấn mạnh 4 nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng trong thời gian tới, đó là: Tiếp tục hoàn thiện Đề án khoa học cấp Nhà nước “Xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam”; xây dựng chương trình tổng thể từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của Tạp chí Lý luận, Phê bình văn học; chuẩn bị và tổ chức thành công Hội thảo khoa học toàn quốc “Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử”; đẩy mạnh đấu tranh chống các quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật.
Các quan điểm có tính định hướng trong các Nghị quyết của Trung ương dần dần đã được cụ thể hóa trong các Chỉ thị của Ban Bí thư về Công tác phê bình VHNT (số 52 - CT/TW, ngày 8/6/1989) về một số vấn đề trong quản lý VHNT hiện nay (số 61-CT/TW ngày 21/6/1990), Nghị định 23-NQ/TW đã giúp cho các cấp lãnh đạo, quản lý VHNT giữ vững định hướng tư tưởng của Đảng và tạo mọi điều kiẹn cho sự sáng tạo VHNT. Quan điểm của Đảng ta luôn bám sát thực tế lãnh đạo VHNT, coi những điểm yếu kém là cơ sở để xem xét và điều chỉnh hướng chi đạo lĩnh vực này ngày càng đi tới chân lý hoàn thiện chân, thiện, mỹ. Sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng không chỉ tập trung về một mặt, một loại hình hoạt động của các lực lượng trên mặt trận tuyên truyền văn hóa, nghệ thuật mà còn thể hiện bao quát, diện rộng tới các lĩnh vực khác, trong đó có báo chí, báo in. Cót hể nói quan điểm đổi mới của ĐẢng ta đã tạo ra một luồng sinh khí mới cho hoạt động văn hóa nghệ thuật và báo chí, đưa những hoạt động báo chi và VHNT nâng lên một tầm mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự đòi hỏi của công chúng trong nước và quốc tế. Đảng luôn bám sát thực tiễn để đi định hướng cho mọi hoạt động đi vào quỹ dạo với mục đích là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở ngày càng hoàn thiện chân thiện mỹ trong lòng công chúng.
Khi đặt vấn đề này, tác giả đã đưa ra câu hỏi thăm dò các chuyên gia : "Trong các giải pháp sau, theo ông (bà) đã đủ chưa? Nếu chưa đủ thì cần thêm
giải pháp gì ?" (Bảng 4)
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí và sân khấu 2. Tăng cường mối quan hệ báo in với sân khấu
3. Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ làm công tác nghiên cứu phê bình sân khấu
4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ những người làm báo chuyên viết về sân khấu
5.Tăng số lượng, chất lượng thông tin về phê bình sân khấu trên báo in 6. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho công chúng qua các bài viết phê bình sân khấu
Số ngƣời tham gia trả lời câu hỏi cho kết quả nhƣ sau:
Nội dung Số ngƣời trả lời Kết quả Trả lời
Đã đủ 5 71%
Chưa đủ 0 0%
Cần bổ sung 2 29%
(Nguồn : Phần câu hỏi trong phỏng vấn sâu cho đề tài)
2/3 số chuyên gia đã đồng tình và cho rằng các giải pháp mà người viết đề xuất. Người được hỏi đạt 71 % cho là giải nêu ra là đã đủ, không cần thêm giải pháp nào nữa, vì chỉ cần như vậy là làm tốt được là đã rất tốt rồi. Số người cho là chưa đủ, tác giả đã gợi ý mở là cần thêm giải pháp gì? Số người trả lời đã điền vào mục cần bổ sung và cho rằng cần thêm một giải pháp nữa đó là các học sinh của các khoa báo chí Trường Đại học cần bổ sung một chuyên ngành phê bình văn học nghệ thuật nói chung và phê bình sân khấu nói riêng để nâng cao trình
độ cho đội ngũ chuyên về nghệ thuật, đặc biệt là sân khấu. Trên cơ sở đó, tác giả xin đi sâu làm rõ các giải pháp đó như sau:
Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong đó có bao in đã được cụ thể hóa trong các Nghị quyết, Chỉ thị và các Hội nghị, hội thảo. Chỉ thị số 22- CT/TW của Bộ Chính trị tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản chỉ rõ: " Báo chí - xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân luôn luôn đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chủ đề trung tâm của hoạt động báo chí - xuất bản là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng, có trách nhiệm hình thành dư luận xã hội lành mạnh góp phần tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị và tinh thần trong nhân dân. Kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, khắc phục các biểu hiện thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích và các biểu hiện tiêu cực, lệch lạc khác. Tích cực biểu dương nhân tố mới, tham gia đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, góp phần làm lành mạnh xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Người hoạt động báo chí - xuất bản phải theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao, luôn luôn gắn bó với thực tiễn đất nước. Tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí - xuất bản đi đôi với quản lý tốt. Không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học, công nghệ, nghề nghiệp, từng bước hiện đại hoá.
Làm tốt công tác thông tin đối ngoại, giúp cho cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có thông tin kịp thời, đúng đắn về tình hình đất nước, tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Ban Tư tưởng - văn hoá Trung ương và Bộ Văn hoá - thông tin dựa trên dự kiến quy hoạch tổng thể báo chí, xuất bản đến năm 2000 và những năm tiếp theo để kiểm tra, xem xét cụ thể và chấn chỉnh kịp thời theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân trong thời kỳ mới, không để xảy ra tình trạng tự phát. Trước mắt cần phối hợp chặt chẽ rà soát, chấm dứt tình trạng in ấn sách, báo, số phụ, số chuyên đề, sách dịch từ tiếng nước ngoài, sản xuất băng, đĩa có nội dung xấu. Hạn chế cấp giấy phép cho ra phụ trương, phụ bản. Chỉ cho ra thêm những cơ quan báo chí - xuất bản thực sự có nhu cầu, phù hợp với quy hoạch chung và có đủ điều kiện. Việc cho ra báo, tạp chí chính trị xã hội phát hành trong phạm vi cả nước và đối ngoại phải báo cáo Thường vụ Bộ Chính trị. Thu hồi giấy phép đối với các ấn phẩm thực hiện không đúng luật pháp, sai tôn chỉ mục đích, không đúng với đối tượng.
Chấn chỉnh ngay tình trạng khoán trắng, báo chí - xuất bản tư nhân trá hình. Cấp giấy phép cho ra báo, tạp chí, nhà xuất bản, ra số phụ, tăng trang, tăng kỳ, thêm chương trình quan trọng, kênh phát thanh, truyền hình mới... và thu hồi giấy phép đều phải theo luật pháp, có sự thống nhất giữa Ban Tư tưởng - văn hoá Trung ương và Bộ Văn hoá - thông tin.
Ban Tư tưởng - văn hoá Trung ương và Bộ Văn hoá - thông tin phối hợp nghiên cứu bổ sung và ban hành các quy định, quy chế về việc xét duyệt, cấp phép hoạt động mới của báo chí - xuất bản (cả in ấn, phát hành, xuất nhập khẩu sách, báo), khai thác thông tin trên mạng Internet quốc tế và đưa sách, báo vào mạng này.
Nghiên cứu để đổi mới cơ chế quản lý hệ thống các đài phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương, chỉ đạo và quản lý tốt nội dung, phát huy hiệu quả, khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí cơ sở vật chất kỹ thuật. Xây dựng quy hoạch phát triển phát thanh, truyền hình phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và điều kiện, khả năng quản lý hiện nay.
Trong thời điểm hiện nay, hơn lúc nào hết, việc tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với báo chí là vô cùng quan trọng. Trong khi các thế lực thù địch ra sức chống phá ta trên mọi mặt thì báo chí càng cần phải vững vàng trong việc chuyển tải thông tin, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực, ngành nghề. Chính sự lao động, hy sinh của những gương điển hình tiên tiến này là nguồn động lực để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Báo chí có nhiệm vụ giới thiệu họ với dư luận, với xã hội để tôn vinh họ và chứng tỏ sự ưu việt của chế độ cũng như phát huy tác dụng to lớn của kênh thông tin đối nội.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong đó có báo in nhằm phát huy vai trò to lớn của báo chí trong việc tuyên truyền những tin đối ngoại. Thế giới luôn nhìn sự phát triển của một đất nước thông qua nhiều phương diện, trong đó có phương tiện truyền thông có tiếng nói quyết định. Báo chí chính là tiếng nói của một chính phủ, một thể chế chính trị. Báo chí Việt Nam là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và là diễn đàn của nhân dân, vì thế việc tuyên truyền thông tin đối ngoại phải luôn vì lợi ích của đất nước, của quốc gia, dân tộc.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Điều này được thể hiện trong việc chỉ đạo sát sao những hoạt động của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Cục Nghệ thuật Biểu diễn. Hoạt động của hội và
Cục Nghệ thuật Biểu diễn được trải ra trên diện rộng khắp cả nước và bề sâu đi vào từng chuyên ngành. hoạt động sân khấu trong những năm qua chưa thực có nhữung bước đột phá biến chuyển theo chiều hướng và xu hướng hiện đại, hòa nhập với các trào lưu sân khấu thế giới. Tiến trình hội nhập với quốc tế nhưng vẫn giữ gìn và phát huy bản ngã của nghệ thuật dân tộc Việt Nam là mục tiêu lớn nhất. Trong xu hướng này, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam với vai trò là hội nghề nghiệp có trách nhiệm quan trọng. Sự chỉ đạo của Hội đối với công tác sáng tác cũng như phê bình cần phải năng động và tích cực. Sự chỉ đạo và định hướng đối với công tác sáng tác và dàn dựng các tác phẩm sân khấu theo định hướng xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một vấn đề cấp bách và đương nhiên trong thời điểm hiện nay.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí và sân khấu được xác định trên ba mặt cơ bản:
+ Định hướng thông tin tuyên truyền + Tổ chức bộ máy hoạt động và nhân sự + Kiểm tra, giám sát
Bằng hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, Đảng đã vạch ra chiến lược cho từng lĩnh vực, trong từng giai đoạn, triển khai trên diện rộng, đồng loạt nhất quán ba mặt hoạt động đó, chủ động nắm bắt và hiệu chỉnh các mặt công tác đó phù hợp với thực tiễn đặt ra từ thực tế. Với tư cáhc làm đó đã giúp Đảng tập hợp được lực lượng, động viên được mọi người tham gia vào thực hiện nhiệm vụ của Đảng đề ra của từng thời kỳ cách mạng.
3.2.2. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của nhà lý luận phê bình sân khấu khấu
Chuyên môn của giới sân khấu hay nói cach khác là nghề của các nghệ sĩ sân khấu cần phải được trau dồi và tăng cường nâng cao chất lượng. Bản thân
mỗi cá nhân nghệ sĩ cần tự học hỏi, trau dồi tập luyện, tự đổi mới mình trong sáng tạo.
Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn còn phụ thuộc vào sự học hỏi, tiếp thu các thành tưu sân khấu thế giới và kế thừa tinh hoa mỹ thuật của dân tộc. Bát kể sự học hỏi nào cũng cần có sự lựa chọn. Trong những năm gần đây, sự tự nâng cao trình độ và chất lượng chuyên môn của giới sân khấu đã thực sự không được chú trọng. Tình hình sân khấu ảm đạm khiến các đơn vị nghệ thuật không dựng nhiều vở, một số đơn vị sân khấu truyền thống đã xa rời tôn chỉ mục đích của mình chạy theo dàn dựng những hài kịch, dựng kịch pha ca... Điều này đã khiến diễn viên không có cơ hội được rèn luyện nghề nghiệp, không có cơ hội để sáng tạo. Song song với việc dàn dựng vở diễn mới, các đơn vị nghệ thuật cũng cần chú trọng đào tạo tập huấn thường xuyên cho lực lượng diễn viên của đơn vị mình. Khuyến khích diễn viên tham gia các khóa đào tạo như chuyên ngành đạo diễn, tác giả để có thể phát huy mọi khả năng sáng tạo trong nghề.
Thời gian vừa qua cũng đã có những đơn vị sân khấu mạnh dạn đưa ra những cách tân mới, những phương thức hoạt động mới, dẫu mức độ thành công có hạn, dẫu có thể thất bại nhưng đó cũng là những bước đi mới tạo nên thành công cho bát kỳ một xu hướng nghệ thuật mới nào, đồng thời có như tìm tòi mới có thể tạo nên những bứt phá mới.
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cần chú trọng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của công tác nghiên cứu, lý luận, phê bình sân khấu bằng cách là cầu nối đưa lý luận phê bình đến với các hoạt động sáng tạo sân khấu. Tạo điều kiện cho các nhà phê bình sân khấu được tham gia các cuộc khảo sát, tham quan các nước có nền sân khấu phát triển. Cần huy động những cây bút phê bình sân khấu tham gia đóng góp các bài phê bình trên các tờ báo, tạp chí, đặc biệt là tờ Tạp chí sân khấu - cơ quan ngôn luận của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, để tạo nên một tiếng nói riêng biệt về phê bình sân khấu trên mặt bằng báo in. Tổ
chức các cuộc tọa đàm giữa nhà lý luận phê bình sân khấu với các nhà hoạt động sân khấu để thúc đẩy công tác phê bình sân khấu đi vào đời sống thực tiễn.
3.2.3. Các cơ quan báo in cần đổi mới công tác phê bình sân khấu
Mối quan hệ giữa báo in với công tác phê bình sân khấu cần được tăng