Về công tác đào tạo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 123 - 127)

6. Kết cấu của Luận vặn

3.2.5. Về công tác đào tạo

Cần tăng thêm một số giờ học về ngành sân khấu cho sinh viên báo chí và mở thường xuyên các khóa học ngắn hạn sân khấu giành cho các nhà báo chuyên về sân khấu.

Trong toàn bộ chương trình giảng dạy hiện nay, tại các cơ sở dào tạo báo chí không có phần dành riêng cung cáp kiến thức về chuyên ngành sân khấu. Môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam và chuyên đề Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật được lên lớp với thời lượng không nhiều. Đây là những kiến thức cơ bản sinh viên cần nắm vững, nhưng những kiến thức sâu về chuyên ngành sân khấu, hiện sinh viên chưa được học một cách bài bản, nên sự hiểu biết về ân khấu của sinh viên hiện nay còn rất mơ hồ. Như vậy, khi ra trường, đi sâu vào chuyên

ngành, sinh viên báo chí sẽ gặp khó nắm bắt kiến thức để có thể viết nên những bài báo sâu sắc về chuyên ngành quan tâm, đặc biệt là sân khấu.

Vì thế một trong những tiêu chí đầu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác phê bình sân khấu trên báo in là việc cần thiết đưa vào chương trình giảng dạy, đào tạo báo chí, đào tạo nhà báo chuyên nghiệp những kiến thức về văn học nghệ thuật nói chung, sân khấu nói riêng.

Tăng cường giờ giảng về sân khấu bằng những bài giảng sinh động và kết hợp các buổi đi xem biểu diễn nghệ thuật ngoại khóa để giúp sinh viên bổ sung những kiến thức về sân khấu. Có hiểu mới có thể viết phê bình có chất lượng được.

Mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn về các chuyên đề sân khấu như sân khấu truyền thống, sân khấu kịch hiện đại, sân khấu tương tác, sân khấu kịch hình thể, phân tích một tác phẩm sân khấu... cung cấp cho các nhà báo chuyên viết về sân khấu trên các báo những kiến thức cơ bản về sân khấu.

Tổ chức những cuộc trao đổi hoặc giao lưu trực tuyến trên các báo (kể cả báo điện tử) về sân khấu. Có thể mới những chuyên gia nghiên cứu đầu ngành về sân khấu để tới trao đổi và trả lời của các câu hỏi từ độc giả, trong đó có nhà báo viết về sân khấu.

Theo ý kiến đánh giá của 7 chuyên gia thì muốn trở thành một nhà báo phê bình sân khấu giỏi việc đầu tiên vẫn là phải học và đọc thật nhiều. Tự thân nhà báo, nhà phê bình phải trau dồi và quy nạp những kiến thức mới, chịu khó đi nhiều, tiếp xúc nhiều với giới sân khấu mới có thể có những bài viết chuyên sâu.

Muốn trở thành một nhà phê bình sân khấu giỏi, nhà báo Cao Ngọc cho rằng : "Hiện nay việc đào tạo nhà phê bình sân khấu đang bị bế tác. 2 năm trở lại

đây, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội có chỉ tiêu tuyển lý luận phê bình sân khấu nhưng không có hồ sơ dự tuyển. Sân khấu đang đánh mất đi khả năng giao tiếp với các bạn trẻ khiến họ không hiểu và không thích chuyên ngành đào

tạo phê bình sân khấu. Hiện nay những người làm công tác phê bình sân khấu trên báo in hiện nay hầu hết là các nhà báo được đào tạo ở các trường báo chí và vì vậy họ không được đào tạo chuyên sâu về phê bình một lĩnh vực nghệ thuật. Muốn trở thành một nhà phê bình sân khấu hay phê bình loại hình nghệ thuật nào thì phụ thuộc vào khả năng phấn đấu của từng người. Họ phải tự đầu tư cho mình kiến thức sân khấu bằng cách đọc các sách nghiên cứu của từng loại hình sân khấu. Không phải đọc lướt mà phải đọc để hiểu và phải tự học hỏi những nhà nghiên cứu, những nghệ sĩ có kinh nghiệm. Nắm vững từng đặc trưng của từng loại hình sân khấu sẽ giúp cho họ có khả năng thẩm định được một cách chuẩn mực tác phẩm sân khấu"(Bài Phỏng vấn sâu)

TS Đình Quang cho rằng: "Đào tạo một sinh viên trở thành một nhà phê

bình sân khấu giỏi không có nghĩa là nhồi nhét tri thức vào đầu họ một cách máy móc. Tôi thấy rằng ngay cả thầy giáo hiện nay cũng có chịu đọc, chịu đi xem vở diễn và cập nhật các kiến thức sân khấu trên mạng internet thì làm sao có trò giỏi. Thầy giáo ngoại ngữ kém, không có nguồn sách để học và đọc, kiến thức của thầy ngày càng bị mài mòn dần đi, giống như một cỗ xe máy không có dầu, không có xăng nhớ ... thì thử hỏi làm sao có thể đào tạo được các chuyên gia phê bình sân khấu giỏi. Mặt khác, nội dung giảng dạy và giáo trình về sân khấu nói chung, phê bình sân khấu nói riêng quá lạc hậu và thua xa với các chuyên ngành đào tạo tương tự ở nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên cho rằng: "Cách đơn giản nhất

để có một bài phê bình sân khấu hay. Người viết phải học đi đã. Tôi thấy nhà báo nhận định phê bình về một loại hình nghệ thuật nhưng lại dùng từ không đúng chuyên môn, dùng sai ý thì làm sao phê bình có thể thuyết phục được công chúng nói chung và người trong giới nghệ thuật nói riêng? Khi tôi học trường mỹ thuật thì thấy rằng các sinh viên học lý luận phê bình thì cũng được học chuyên môn

như học vẽ. Muốn đặt bút viết một bài phê bình hay thì anh phải am hiểu sâu chuyên ngành đó thì bài viết mới có sức năng, lý lẽ đưa ra mới thuyết phục".

Cộng tác với báo chí và báo chí đăng tải các bài nghiên cứu, bài viêt của các nhà phê bình chuyên nghiệp không phải đơn giản. Lâu nay, trong hệ thống dặt bài của hầu hết các tờ báo, thường biên tập viên đặt bài những nhà phê bình, nhà nghiên sứu sân khấu nếu như có chuyên đề, có những này kỷ niệm đòi hỏi sự cần thiêt phải có bài phê bình sâu sắc. Còn lại, hầu hết những vấn đề hàng ngày của sân khấu như giới thiệu vở diễn mới, giới thiệu chân dung tác giả... đều do phóng viên tự viết. Chính vì vậy, chất lượng các bài viết về sân khấu trên các báo không cao, thiếu tính chuyên nghiệp.

Các nhà phê bình sân khấu chuyên nghiệp cần chủ động kết hợp cộng tác chặt chẽ với các tờ báo chuyên về văn hóa, văn nghệ để đăng tải các bài viết của mình, góp phần cung cấp kiến thức về sân khấu trên các báo tới công chúng một cách nhanh nhất.

Cần có sự liên kết giữa các nhà nghiên cứu, phê bình sân khấu với nhau trong một cộng đồng nhằm tạo nên diễn đàn chuyên ngành để cập nhật thông tin sân khấu và có sự cộng tác chặt chẽ hơn với báo chí.

Báo chí cần chủ động đặt vấn đề với các nhà phê bình ấn khấu về những chủ đề mà họ quan tâm, khai thác ở họ những kiến thức sân khấu và tích cực đăng tải các bài viết của họ trên báo nhằm tạo nên sự sang trọng cho tờ báo nhờ tên tuổi của họ và nâng cao chất lượng, hiẹu quả của việc tuyên truyền sân khấu trên mặt báo. Đối với một số nước phát triển như Thụy Điển, Mỹ, Pháp, Anh... tên tuổi của các nhà phê bình chuyên nghiệp rất được coi trọng trên mặt báo. Mỗi bài viết, mỗi nhận định của họ có thể đưua một tác giả, tác phẩm lên đỉnh cao của sự nghiệp, sự mến mộ của công chúng, đồng thời cũng có thể khiến một tác phẩm, một tác giả xuống tận cùng vực thẳm của nghề nghiệp. Vì thế sự cộng tác của các nhà phê bình chuyên nghiệp là một việc làm nên có và phải có đối với

bất kỳ tờ báo nào. Cái tên của nhà phê bình sân khấu trên tờ báo cũng đã chứng tỏ được đẳng cấp của tờ báo đó.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)