Phê bình sân khấu chưa được coi trọng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 99 - 103)

6. Kết cấu của Luận vặn

3.1.2.2.Phê bình sân khấu chưa được coi trọng

Nhận định về thực trạng phê bình sân khấu nói riêng, nghệ thuật biểu diễn nói chung, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Vương Duy Biên cho biết: Tôi cho rằng một số tờ báo hiện nay không quan tâm tới việc nâng cao chất lượng bài phê bình trên mặt báo mà chỉ tập trung khai thác những hiện tượng gây tò mò, kích thích độc giả. Khi đề cập tới thông tin về nghệ thuật biểu diễn họ chỉ đưa về những câu chuyện gây tò mò như đưa thông tin về các vụ scandal của ca

sĩ A, người mẫu B. Họ đã "bỏ quên" cả một lực lượng nghệ sĩ đang ngày đêm cống hiến tài năng và tâm huyết để xây dựng một nền nghệ thuật tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thay vì việc viết chân dung tôn vinh những nghệ sĩ đạt danh hiệu NSND, NSUT với những cống hiến thực sự cho nghề nghiệp thì báo chí lại đi sâu vào khai thác những câu chuyện đời tư của những nghệ sĩ "thị trường", đơn cử như việc thông tin về việc diễn viên Hiệp Gà lấy vợ lần hai. Có những tờ báo thông tin về sự việc vô thưởng vô phạt này tới mấy kỳ báo, rồi đưa cả những phát biểu của bố mẹ, vợ cũ, vợ mới của Hiệp gà . Tôi không hiểu những danh hiệu như “Nữ hoàng đồ lót” mà báo chí đưa ra do đơn vị nào tổ chức hay do chính cá nhân người mẫu, người đẹp đó tự nhận để đánh bóng tên tuổi. Báo chí không kiểm tra và thẩm định cứ giật tít và phong bừa bãi danh hiệu cho những người đẹp đó hoặc tin vào mồm cá nhân người đẹp thì vô hình đã tiếp tay cho sự nhiễu thông tin với dư luận. Tôi cũng xin nhắc lại rằng chính báo chí khi đăng tải các bài viết phê phán các người đẹp vi phạm về thuần phong mỹ tục trong trang phục, ăn mặc sexy, phản cảm… thế nhưng họ lại tự mâu thuẫn với nội dung bài phê phán khi đặt tít giật gân khi phong cho các người đẹp đó law “nữ hoàng nội y” hay “người đẹp dao kéo”, “người đẹp ngực khủng”… Hơn thế bài phê phán nhưng lại toàn đăng ảnh mang tính quảng cáo rất đẹp về người đẹp đó; chê bai trang phục phản cảm nhưng sẵn sàng đăng to bức ảnh đó để người đọc mục kích… Trên thực tế những bộ trang phục phản cảm, hở hang, lố lăng không hề xuất hiện trên sân khấu trình diễn mà chỉ xuất hiện trên báo mạng, thậm chí cả báo in… Nếu truyền thông không đưa những bộ ảnh phản cảm của các người đẹp, người mẫu thì làm sao dư luận biết. Dẫu vô tình hay cố ý thì rõ ràng báo chí truyền thông đang tiếp tay quảng cáo cho những biểu hiện không hay của những người đẹp đó. Theo tôi báo chí khi đăng tải cần làm mờ gương mặt hoặc những chỗ nhạy cảm dung tục… Những hình ảnh phản cảm dung tục không nên đăng tải phổ biến một cách tràn lan. Theo tôi, chính các tờ báo in hiện nay đã tự làm

nghèo mình khi chạy theo việc thông tin giới showbit mà không chú trọng tới việc đăng tải các bài phê bình nghệ thuật có chất lượng"

Là một nhà quản lý nghệ thuật nhưng cũng là một nhà báo, ông Trương Nhuận đã có góc nhìn từ hai vị trí khác nhau: "Trong thời điểm hiện nay việc in

ấn các bài viết có tính chất phê bình mang tính học thuật là rất khó khăn. Vì dung lượng báo in không thể dành nhiều đất cho việc phê bình một vở diễn, một tác phẩm đơn thuần. Thông thường chỉ khoảng 500 chữ, giỏi lắm là 1000 chữ cho một bài báo in đã là khủng khiếp rồi. Sân khấu chỉ nằm trong rất nhiều hoạt động biểu diễn khác, vai trò của nó lại đang bị lấn át bởi các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, âm nhạc và vì vậy nó cũng không thu hút được sự chú ý của độc giả. Nếu độc giả không quan tâm nhiều thì việc thu hẹp dung lượng và chuyên mục phê bình sân khấu ở các báo in là điều đương nhiên.Qua khảo sát mà chúng tôi nghiên cứu thì rất nhiều trang báo mạng, khán giả kích vào chuyên mục rất ít. Vì thế mà có một số tờ báo lớn như Vnexpress đã loại bỏ hẳn sân khấu ra khỏi chuyên mục cố định. Thậm chí những bài báo phê bình sân khấu trên báo Tuổi Trẻ, báo Thanh niên cũng không được update thường xuyên lên báo điện tử".

Số lượng tin bài đăng tải về hoạt động sân khấu trên thực tế không nhỏ, có những tờ báo cũng thường xuyên có tin, bài thông tin về các sự kiện diễn ra của sân khấu như vở diễn mới, nghệ sĩ làm gì... Nhưng chỉ đơn thuần ở góc độ thông tin mà không chú trọng tới việc nâng tầm các bài báo thành bài phê bình. Nhà báo Cao Ngọc chia sẻ: "Tôi biết rằng trong đội ngũ các nhà báo trẻ cũng có những nhà báo tâm huyết với nghệ thuật sân khấu và giành nhiều thời gian học hỏi. Cứ sau mỗi đêm tổng duyệt, họ lại nán lại ngồi nghe hội đồng nghệ thuật duỵệt vở trao đổi với các thành phần sáng tạo của vở diễn. Từ đó họ cũng đã đúc rút được phần nào những kinh nghiệm của vở diễn. Và cũng có những nhà báo trẻ có bài viết phê bình vở khá tốt, có chất lượng. Chỉ tiếc rằng khi viết xong nộp

cho tòa soạn thì bài viết lại biến thành tin ngắn. Cá nhân tôi để viết được một bài phê bình vở diễn gửi cho báo chí cũng phải được đặt hàng trước mới dám viết dài hơi. Một bài phê bình viết rất kỳ công nếu bị đổ thì quả thực là đáng tiếc. Tôi còn được biết vừa rồi Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam có tổ chức một cuộc hội thảo lớn về chèo, với sự tham gia của những cây đa, cây đề của ngành chèo cả nước. Các ý kiến phát biểu tại hội thảo vô cùng tâm huyết và tràn ngập nỗi lo cho sự tồn tại của một loại hình di sản độc đáo của dân tộc ta. Vậy mà có phóng viên viết xong bài tổng thuật hội thảo nộp cho tòa soạn. Lãnh đạo tuyên bố một câu xanh rờn: "Vấn đề này không quan trọng, không thời sự". Những chia sẻ của một nhà báo gắn bó với nghiệp phê bình sân khấu đã cho thấy phần nào tâm tư của các nhà báo theo dõi sân khấu hiện nay ở các tòa soạn báo. Điều trước tiên để có những bài báo phê bình nghệ thuật hay, có chất lượng thì phụ thuộc vào quan điểm của từng tờ báo. Và không phải tờ báo nào cũng coi trọng việc đăng tải những bài phê bình sân khấu.

Quan điểm của nhiều tòa soạn chỉ cần thông tin, không cần bài phê bình, ngta đánh giá chất lượng tờ báo phải có những bài chuyên sâu định hướng, dẫn dắt phát hiện, mới là bài lý luận phê bình, hay vì sao, dở vì cái gì không dám nói. 1 vở diễn hay nhưng phân tích thế nào là hay, cảm nhận thế nào về nghệ thuật chuyên ngành. Tất cả các kiến thức không chỉ nghe mà có thể thành phê bình được ma phải có sự học hỏi và tích lũy thời gian. Do các vở diễn của các nhà hát, các đoàn nghệ thuật chỉ cần báo chí quảng bá truyền thông hơn là mục đích đánh giá nghệ thuật. Do vậy phần lớn các nhà báo khi viết về sân khấu chủ yếu ở phương diện thông tin về mặt văn hóa, với góc độ quảng bá theo một định hướng có lợi cho các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật để có lợi trong thị trường kinh doanh.

Trong bài "Làm gì để lý luận phê bình sân khấu được khởi sắc" (TCSK,

phê bình đăng trên Tạp chí Sân khấu VN được nhận nhuận bút những 150.000 đ! Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thì đồng nhuận bút trên chỉ đủ ăn dăm ba bát phở! Nếu coi đây là khuyết điểm thì dâu phải tại những người làm Tạp chí, vì trên họ còn có thường trực Hội, có Ban chấp hành và Tạp chí là của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam cơ mà". Ông Trần

Minh Ngọc - Tổng Biên tập Báo Sân khấu TPHCM cho biết nhuận bút một bài phê bình sân khấu, Báo Sân khấu TPHCM cũng chỉ có thể chi trả tối đa 300.000đ/bài, và trung bình là 150.000đ/bài. Thử hỏi với đồng nhuận bút như vậy thì còn ai muốn viết phê bình sân khấu nữa?

Nhà báo Kiều Bích Hương đã từng than thở về chính cái "nghiệp" của nhà báo theo dõi sân khấu cũng chịu chung số phận "chợ chiều" như nghệ thuật sân khấu trong bài "Nước mắt chèo" : "Xã hội hóa Chèo, sao được? Nếu như bây giờ

các đoàn Chèo bấn lên nỗi lo diễn không ai xem thì cánh báo viết đi theo dõi Hội diễn cũng buồn nản: viết liệu có ai đọc? Bây giờ cứ dựng vở xa lạ với đời sống thế này, thô sơ đến nhường kia, cách thức thì nửa Chèo nửa Kịch nói lại pha Tuồng, kêu gọi xã hội hóa làm sao được". (Báo Tiền Phong, 13/9/2005). Khi đó

chị là một trong những nhà báo trẻ có tâm huyết với nghệ thuật sân khấu và có nhiều bài báo viết khá sắc sảo, vậy nhưng cái nghiệp viết phê bình nghệ thuật với nhuận bút ít ỏi đã không níu kéo được chị trụ lại với nghề, khiến chị đã bỏ nghề để đi lấy chồng ở nước ngoài. Điều này cho thấy vì sao mà các nhà phê bình sân khấu không mấy ai tâm huyết được với nghề.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 99 - 103)