6. Kết cấu của Luận vặn
3.1.1.1. Kinh nghiệm tổ chức chuyên mục hay trên báo in về phê
Qua khảo sát cách tổ chức chuyên mục của 6 tờ tạp chí và báo in thì nhận thấy rất rõ có những chuyên mục đã định hình và được duy trì liên tục. Những bài viết được lựa chọn vào các chuyên mục cố định thường là những bài viết có
chất lượng được tòa soạn ưu tiên đứng riêng không trộn lẫn với các chuyên mục khác.
Báo Nhân dân cuối tuần có chuyên mục "Chúng tôi phỏng vấn" có những bài phê bình rất hay đặt dưới góc độ bài phỏng vấn. Thông thường người viết thường là các chuyên gia trong từng lĩnh vực, từng vấn đề mà bài báo muốn đề cập tới. Ví dụ như : Cần hiểu đúng về xã hội hóa hoạt động nghệ thuật (Ngô
Phương Thảo,NDCT, số 32, 8/8/2010). Bài viết đề cập tới khái niệm Xã hội hóa hoạt động nghệ thuật không còn là khái niệm mới mẻ trong đời sống và được coi là hướng đi tất yếu để phát triển đời sống nghệ thuật. Tuy nhiên, chủ trương này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai ở nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực. Bài viết phỏng vấn nhà viết kịch Lê Duy Hạnh - Phó Chủ tịch Hội NSSKVN, Chủ tịch Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh. TPHCM được xem là có đời sống văn hóa - nghệ thuật sôi động và năng động nhất trong cả nước để tìm lời giải cho xã hội hóa sân khấu cả nước. Muốn lý giải vì sao Hội diễn sân khấu thường gây sức ép quá lớn với nhiều đoàn nghệ thuật trong việc ganh đua huy chương, người được lựa chọn là ông Nguyễn Đăng Chương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị chuyên tổ chức các hội diễn, liên hoan sân khấu chuyên nghiệp để có được một cách nhìn thấu đáo lý giải mục đích đặt ra cho các hội diễn, liên hoan (Bài Bỏ hội diễn vì áp
lực quá lớn, Cúc Chi, NDCT, số 29, 15/8/2012). Trước tình hình phê bình sân
khấu trầm lắng, các nhà báo viết về sân khấu nhưng lại có những đánh giá khen, chê không đúng khiến nhiều đơn vị nghệ thuật sân khấu quay lưng lại với phê bình sân khấu, tác giả Thúy Hiền đã tìm tới phỏng vấn PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái, một nhà lý luận phê bình sân khấu có thâm niên và có uy tín để tìm ra lời giải cho thực trạng này (Không chỉ trong hai chữ "khen - chê", Hoài Hương,NDCT, số 37, ngày 9/9/2012).
Báo Tuổi Trẻ có chuyên mục "Sổ tay" giành để viết các vấn đề, các hiện tượng nổi trội của văn học nghệ thuật trong thời điểm hiện tại. Và những bài phê bình sân khấu vào chuyên mục này rất ngắn gọn chỉ vài trăm chữ nhưng nhận định cũng vô cùng sắc sảo. Tương tự, Báo Sân khấu TPHCM cũng có chuyên mục "Sổ tay sân khấu" giành đưa những bài viết chuyên về phê bình sân khấu thực sự là những bài đinh trên mỗi số báo.
Viết giới thiệu phê bình chân dung thì tờ tạp chí, tờ báo in nào cũng có bài đề cập thường xuyên đưa các gương mặt nghệ sĩ sân khấu điển hình. Tuy nhiên, phải nhắc tới Chuyên mục chân dung nghệ sĩ sân khấu trên Báo Tuổi Trẻ. Các tác giả viết chuyên mục này thường là các nhà phê bình và hoạt động sân khấu có tiếng. Chính những cây bút gạo cội trong nghề đánh giá về nghệ sĩ của mình thì giá trị và chất lượng của bài viết được nâng lên rất rõ rệt. Tiêu biểu nhất là loạt bài chân dung "Ăn cơm tổ" ba đời Đời nghệ sĩ với 4 kỳ báo viết viết về các chân dung khác nhau : Kỳ 1: Ba tôi - NSND Thành Tôn (NSƯT Thành Lộc,Tuổi Trẻ, 4/9/2012), Kỳ 2: Nghệ sĩ Hữu Thoại : Nghề này bạc lắm (Quang Thi, Tuổi Trẻ,
5/89/2012), Gia đình bầu Thơ: San khấu là chiếc nôi (Quang Thi, Tuổi Trẻ,
6/9/2012), Con nhà nòi sân khấu họ Lê (Nguyễn Thị Minh Thái, Tuổi Trẻ, 7/9/2012). Rất hiếm một tờ báo in nào mà giành đăng từ 1 đến 2 trang báo khổ A3 cho một bài viết chân dung, nhưng Báo Tuổi Trẻ đã mạnh dạn đưa ra những trang báo viết dạng này, cùng với dung lượng từ khá dài thì cách sử dụng ảnh tư liệu về cuộc đời của các nhân vật cũng rất phong phú, đa dạng, cách trình bày với hình thức chuyên mục, cách sử dụng box ảnh chú thích cũng đã làm tăng thêm sự sinh động cho những bài viết như thế này. Cùng với những nhận định của người viết, còn đưa những lời tự sự của người được giới thiệu hoặc những lời chia sẻ từ đồng nghiệp, người thân của họ. Cách khai thác viết phê bình chân dung như thế này tạo cho người đọc dễ đọc và dễ tiếp cận hiểu được sâu sắc hơn về nhân vật được đưa ra trong các bài viết.