6. Kết cấu của Luận vặn
2.3. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản truyền thông đặc thù là phê bình sân
phê bình sân khấu trên báo in.
2.3.1. Những ngôn ngữ đặc thù của phê bình sân khấu trên báo in
Phê bình sân khấu là một trong những phong cách ngôn ngữ trong văn bản truyền thông là báo in. Đã gọi là bài phê bình sân khấu thì người viết phải tuân thủ một loại ngôn ngữ nhất định viết riêng cho sân khấu với những khái niệm ngôn ngữ rất đặc thù ngay từ cách thể hiện. Ví dụ như thuật ngữ sân khấu "tiềm đài từ" thể hiện được khả năng diễn xuất của những nghệ sĩ sân khấu tài
năng mới có thể ngấm sâu những ý chìm dưới chữ để tạo nên vẻ đẹp cho nghệ thuật diễn xuất trên sân khấu của nghệ sĩ. Một bài phê bình sân khấu phải phân tích được những thuật ngữ riêng, những khái niệm riêng trong lĩnh vực sáng tạo cũng như hoạt động của sân khấu.
Ngôn ngữ báo chí chuyển tải những thông tin phê bình sân khấu chính là một trong những phương tiện cơ bản nhất để đưa sân khấu tới công chúng. Ngôn ngữ báo chí có tác dụng trực tiếp, quyết định tới hiệu quả của thông tin báo chí, do vậy ngôn ngữ báo chí trước hết phải là ngôn ngữ văn hóa chuẩn mực.
Ngôn ngữ văn hóa chuẩn mực ở đây là ngôn ngữ báo chí viết về sân khấu được chuẩn theo các từ của chuyên ngành sân khấu. Những người viết báo về sân khấu đều phải nghiên cứu các khái niệm về sân khấu, các thể loại sân khấu cũng như các thành phần sáng tạo của sân khấu để đưa ra những thuật ngữ khoa học chuyên biệt của sân khấu. Hiện nay, những thông tin sân khấu được báo chí chuyển tải về cơ bản là ngôn ngữ của chuyên ngành sân khấu, báo chí bám sát các thể loại để diễn đạt cho công chúng. Đặc biệt, là thể loại chính luận và chính luận nghệ thuật.
Với ngôn ngữ chính luận, báo chí phản ánh đời sống sân khấu bằng những bài nghiên cứu, phê bình, giới thiệu, kỷ niệm, chào mừng... Thể loại này đi sâu vào một hay nhiều vấn đề của sân khấu. Với những luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, cụ thể, báo chí xem xét sân khấu, xem xét sự vận động và phát triển của sân khấu dưới nhiều góc độ. Ví dụ: Đại hội VII - Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam :
Vững vàng nhận thức tư tưởng, đổi mới sáng tạo để cống hiến và phục vụ (Tô Huy
Rứa, TCSK, 1-22/2010), Sân khấu truyền thống: thích ứng hay ép duyên (Ngân
Ca, NDCT, 22/7/2012), Đào tạo để thu hẹp khoảng cách thế hệ (Trần Minh Ngọc, Sân khấu TPHCM, số 1064, 7/11/2011)... Những bài phê bình như vậy, dưới góc độ ngôn ngữ chính luận thực sự đem lại tác dụng không những cho người hoạt
động trong giới sân khấu mà còn cho công chúng yêu thích sân khấu.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển tải các bài viết về sân khấu, các tác giả đã dùng phong cách chính luận trong nhiều bài của mình để tăng tầm quan trọng của những vấn đề cần phản ánh. Bởi "đặc điểm nổi bật của phong cách chính luận trong việc sử dụng từ ngữ là sự có mặt của lớp từ ngữ chính trị. Nội dung của lớp từ ngữ này luôn thể hiện lập trường và quan điểm cách mạng về từng vấn đề cụ thể của đời sống xã hội nhằm tuyên truyền, giải thích chủ trương, đường lối, chính sách... Cũng theo PGS-TS Vũ Quang Hào thì "khi nói đến tính dễ hiểu của phong
cách chính luận cũng đồng thời cần phải nói đến sức hấp dẫn và sức truyền cảm mạnh mẽ của nó, muốn có được sự truyền cảm thì "chính luận phải sử dụng các phương tiện, hình tượng biểu cảm của ngôn ngữ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, chơi chữ, thành ngữ, nói lái, nói giảm, khoa trương". Rõ ràng, với phong cách như vậy,
nhiều bài viết về sân khấu trên báo in đã thể hiện sức truyền cảm mạnh mẽ từ phong cách, ngôn từ, cú pháp đến phương pháp diễn đạt. Có những bài đã đi sâu đến tận cùng của vấn đề, lý giải nguyên nhân, thực trạng cũng như cách thức vận hành của ngôn ngữ nghệ thuật. Ví dụ như hai kỳ báo của tác giả Đình Quang Nhìn
lại con đường đã qua của sân khấu Việt Nam (Tạp chí VHNT, số 316 tháng 10
/2010, VHNT, số 317, tháng 11/2010). Bài viết đã đi sâu vào lý giải nguyên nhân, thực trạng cũng như cách thức vận hành của hoạt động sân khấu. Bằng ngôn ngữ nghị luận, tác giả chùm bài này - TS Đình Quang đã đề cập tới hàng loạt những vấn đề lớn đang khúc mắc về quan niệm cũng như đường hướng phát triển của nghệ thuật sân khấu qua từng thể loại như tuồng, chèo, cải lương, kịch nói với những lập luận được đưa ra như : Phát triển các đặc trưng của sân khấu truyền thống ra sao trong thời kỳ mới? Tính hiện đại của sân khấu truyền thống nằm ở đâu? Làm thế nào để cách tân và tiếp thu truyền thống giữa người sáng tạo thực tiễn và một số nhà lý luận? Nhà lý luận thường thẩm định theo vốn hiểu biết cũ của mình và người sáng tạo thực tiễn thì lại bị thôi thúc bởi khán giả mới hôm nay.
Có thể nói ở mảng ngôn ngữ chính luận thì các tờ Tạp chí VHNT, Tạp chí Sân khấu chất chính luận rõ nét hơn cả. Bởi chỉ có những tờ tạp chí, tác giả mới có dịp bộc lộ bằng ngôn ngữ chính luận để đưa ra những chính kiến mang tính chất vấn để cua sân khấu hiện đại. hoạt động nghệ thuật không đơn thuần là nghệ thuật mà nó luôn phản ánh hoạt động chính trị của một đất nước, một dân tộc. Vì vậy, những bài viết về nghệ thuật ẩn sâu là những tầng ngũ nghĩa mang màu sắc chính trị, mang đậm nét văn hóa của dân tộc Việt.
Với ngôn ngữ chính luận nghệ thuật, thể bài như phóng sự, ghi chép, điều tra, phỏng vấn... lại phản ánh sân khấu dưới một góc độ khác. Báo chí đã đi sâu, "cày xới" hoạt động sân khấu trên những góc cạnh khác nhau. Trên cơ sở những thông tin "nóng", bằng ngôn ngữ của loại thể này, báo chí đã hình thành nên những bài viết mang tính tổng hợp về những hoạt động sân khấu. Có thể kể đến loạt bài bài Những bất cập trong chế độ chính sách của giới nghệ sĩ biểu diễn
đăng trên các số báo 1997, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004 (Văn Hóa, tháng 5/2011). Chỉ có ngôn ngữ chính luận nghệ thuật mới có những cách ví von như: "Chế độ chính sách đối với nghệ sĩ biểu diễn "Đánh đu số mệnh" với... nghề (Văn Hóa, số 2003, 20/5/2011), "Bất hợp lý trong chế độ chính sách đối với giới nghệ
sĩ biểu diễn : Cười trên sân khấu, khóc trong cánh gà!" (Văn Hóa, số 2002,
18/5/2011), "Bất hợp lý trong chính sách chế độ tiền lương đối với giới nghệ sĩ
biểu diễn: Làm nhiều nghề để "nuôi" một nghề!" (Văn Hóa, số 2001, ngày
16/5/2011)...Cũng có một phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong dạng bài phê bình sân khấu đó là phong cách khoa học. Theo PGS - TS Vũ Quang Hào thì "đối
với báo chí, các loại bài viết mang hình thức giới , nhận xét, phê bình khoa học... là các loại văn bản phải viết theo phong cách ngôn ngữ này (ví dụ: các bài báo phản ánh hội thảo, hội nghị khoa học, cuộc triển lãm, buổi hòa nhạc... hoặc các bài báo giới thiệu, đánh giá nhận xét, phê bình phim, sách, tác phẩm âm nhạc, tranh ảnh...) (53, tr.84, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn 2007). Nói về đặc
điểm của ngôn ngữ này, TS Vũ Quang Hào cho biết : "Phong cách khoa học có chức năng thông báo là chính và thông báo ở đây phải được hiểu là thông báo bằng những hình thức giới thiệu, trình bày, nhận xét, đánh giá, lý giải những hiện tượng, những vấn đề, những quy luật của tự nhiên và xã hội. Nó tác động đến độc giả bằng lý giải chứng minh và kết luận có tính logic chặt chẽ" (53, tr.85, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn 2007). Trên cơ sở như vậy, tuy là những bài phê
bình sân khấu nhưng nhiều tác giả đã sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học để chuyển tải các vấn đề của sân khấu. Ví dụ như các loạt bài viết về các hội thảo, tọa đàm, nghị quyết của sân khấu trên Tạp chí Sân khấu, Báo SK TPHCM, Tạp chí VHNT... đều dùng phong cách ngôn ngữ khoa học để thể hiện vấn đề. Đặc điểm khác nữa của phong cách ngôn ngữ theo PGS-TS Vũ Quang Hào là "phương diện từ ngữ là lớp từ chung dùng trong phong cách khoa học ít thấy
những từ có màu sắc biểu cảm, ngược lại phong cách này khai thác chủ yếu những từ khái quát cao và trung hòa về sắc thái" (53, tr.87, Ngôn ngữ báo chí,
NXB Thông tấn 2007). Chính tính khái quát hóa cao và lượng thông tin chính xác là những yếu tố cần và đủ để hình thành nên những bài nghiên cứu, phê bình mang rõ phong cách khoa học. Không dễ dàng phủ nhận việc áp dụng phong cách khoa học vào nhiều bài nghiên cứu phê bình sân khấu. Chính vì thế, cho dù là chuyên ngành hẹp nhưng các bài phê bình sân khấu trên báo in nhiều khi đã được công chúng đón nhận một cách nhiệt tình. Họ ý thức được rằng những thông tin mà các bài viết đưa ra dù ẩn dưới dạng nào thì đều đạt được một phong cách khoa học rõ nét. Đó là tính logic, tính khái quát, sự lý giải chặt chẽ vấn đề.
Ở góc độ khác, một bài phê bình sân khấu thành công nếu thể hiện được phong cách ngôn ngữ văn chương. Trước hết, ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Vậy thì phong cách văn chương trong nghệ thuật biểu hiện như thế nào ? Tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng là những đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học. Những đặc điểm này
được thể hiện trong các bài phê bình sân khấu một cách rõ nét trên tạp chí và trên báo in. Ngoài phong cách ngôn ngữ chính luận và khoa học ra thì phong cách văn chương cũng là những đặc điểm khu biệt của các bài viết mang tính phê bình VH-NT nói chung, sân khấu nói riêng. Tuy nhiên, trong mỗi loại bài thì việc thể hiện những đặc điểm lại không giống nhau. Ví như, không thể đưa ra những thông tin không được kiểm chứng (đôi khi báo chí vẫn đưa ra thông tin chưa được xác minh cụ thể nhưng hiện tượng này không thường xuyên). Tính hàm súc - một đặc điểm cần có và nên có ở các bài viết phê bình nhưng khong phải bài viết nào cũng đạt được điều đó. tính hình tượng - hình tượng là điểm đặc trưng nổi bật của nghệ thuật phản ánh cái chung, cái cụ thể, cái bản chất mang tính đại diện, tín quy luật. Do những đặc điểm khái quát chung dó mà đa số các bài viết về nghiên cứu, phê bình mxy thuật đều mang dáng dấp của một tác phẩm văn học thu nhỏ. Một tác phẩm văn học về nghệ thuật, về những cái đẹp của cuộc sống thông qua hình tượng không phải của ngôn từ mà hình tượng nghệ thuật cụ thể.
Như vậy, trong quá trình chuyển tải những thông tin, bài viết phê bình sân khấu, báo in đã có những sự vận động không ngừng nhằm tìm ra cách chuyển tải tốt nhất và nhanh nhất những thông tin sân khấu đến với công chúng. Sự chuyển tải này bằng nhiều phương pháp và phong cách khác nhau. Trong những phương pháp đó chứa đựng những dạng bài như trao đổi, phỏng vấn, khảo cứu, diễn đàn... và trong những phong cách đó có những phong cách thông thường như chính luận, chính luận nghệ thuật, khoa học, văn chương... Tất cả đều nhằm mục đích hướng tới sự tiếp nhận của công chúng nhiều hơn.
Qua khảo sát từ các chuyên gia trong phương pháp phỏng vấn sâu thì báo in đạt mức dưới trung bình đối với sự tác động đối với công chúng như vậy mức độ chuyển tải các hoạt động sân khấu chưa thực sự đi vào quần chúng, chưa thực sự được công chúng chấp nhận. Cho dù đây chỉ là một phạm vi hẹp nhưng tỷ lệ dưới trung bình mà các nhà hoạt động sân khấu, nhà lý luận phê bình sân khấu
đưa ra đã đánh giá phần nào mức độ và tác động của phê bình sân khấu trên báo in. Phải chăng đầy là điều cần báo động đối với các tác giả viết về chuyên ngành sân khấu ? Việc sử dụng ngôn ngữ vô cùng quan trọng, bên cạnh sự dễ hiểu còn là tính chuyên ngành, sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành, dễ hiểu – đó mới là vấn đề cần đạt tới của bất kỳ người viết nào đối với sân khấu.
Thể loại phỏng vấn được các tờ tạp chí, báo in sử dụng rất nhiều trên báo chí. Có thể phỏng vấn 1 người và có thể phỏng vấn nhiều người về một vấn đề mà xã hội đang quan tâm hoặc chỉ để nổi bật vai trò, vị trí của người được phỏng vấn về những sáng tạo cá nhân của mình, đối với tác phẩm (tác giả, đạo diễn) hoặc vai diễn của mình (diễn viên)...
Phần đông khi nói về một vấn đề quan thiết của sân khấu, các bài phỏng vấn trên tạp chí, trên báo thường để ẩn đi phần câu hỏi mà chỉ đưa nhận định của người được phỏng vấn. Cách làm này được Báo VĂn Hóa, Tạp chí Sân khấu thường xuyên áp dụng. Có những tờ báo lại tổ chức phỏng vấn trao đổi qua lại giữa tác giả với người trả lời tạo nên một sự tương tác lẫn nhau, những bài viết này xuất hiện nhiều trên Báo Nhân dân cuối tuần, Báo Tuổi trẻ. Đối tượng được báo chí mời phỏng vấn thường là các chuyên gia, các nghệ sĩ tiêu biểu trong giới sân khấu. Những nhận định và trao đổi của họ chính lại có tác dụng phê bình tác động trở lại đối với sự nghiệp phát triển sân khấu.
Nếu người phỏng vấn có nghề thì bài phỏng vấn sẽ trở nên cuốn hút không chỉ từ vấn đề được gợi ra được người trả lời thích đáng mà là từ cách hỏi uyển chuyển khéo léo, đi thẳng vào đối tượng phỏng vấn khiến họ phải bộc lộ cả những trăn trở, những tầng sâu trong suy nghĩ của mình. Có thể kể tới những bài phỏng vấn tạo được dư luận tốt và có chất lượng từ cách phỏng vấn cho tới người trả lời phỏng vấn như : Nếu coi kịch bản là "cái cầu bắc qua lạch nước" (Tố Lan, Văn Hóa, số 1840, 5/5/2010), Kịch của ta nhiều việc nhưng ít người (Thúy Hiền, Báo Văn hóa, số 1961 - 11/2/2011), Tác giả Trần Đình Ngôn : Có thêm 5 tác giả
như tôi cũng không hết việc (Hiền Lương, TCSK, số 1-2/2010), TS Nguyễn Thị Minh Thái: Sân khấu cần sốc lại tính chuyên nghiệp (Thu Huyền, TCSK,
10/2011), Xây dựng hình tượng Đảng viên cộng sản trong thời kỳ mới (Ngô
Phương Thảo, NDCT, số 1145 - 9/1/2011), PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái : Không chỉ trong hai chữ "khen - chê" (Hoài Hương, NDCT, 1227, 5/8/2012)...
Thế nhưng thật sự thì trên diện rộng hiện nay, các bài phê bình sân khấu ở thể loại phỏng vấn vẫn khô cứng và thiếu sức hấp dẫn người đọc. Có thể bởi chính dung lượng của tờ báo không thể cho bài viết có một dung lượng dài để có thể mang được ngôn ngữ chính luận nghệ thuật và ngôn ngữ văn chương vào bài.
2.3.2. Thông tin cốt lõi trong bài phê bình sân khấu
Một văn bản truyền thông trên báo in được coi là phê bình sân khấu phải đáp ứng được các yếu tố : Góc văn hóa, góc thông tin, góc PR... và điều quan trọng là phải đưa ra thông tin cốt lõi thể hiện quan điểm và chính kiến của người viết. Đơn cử lấy một ô nhỏ chưa đầy 500 từ trên Báo Tuổi Trẻ đăng tải phát biểu của PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái đã làm có những đánh giá xác đáng về những tranh cãi sau khi vở Truyện Kiều và Nguyễn Du của Đoàn Kịch hình thể công diễn:
"Dân gian Việt từ xa xưa đã tạo ra (sáng tạo) những Phật bà riêng của mình, nhất