Tiêu chí lựa chọn bài phê bình sân khấu trên báo in

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 30 - 36)

6. Kết cấu của Luận vặn

2.1.Tiêu chí lựa chọn bài phê bình sân khấu trên báo in

Qua trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực sân khấu cũng như nhiều nhà phê bình sân khấu hiện nay thì việc đặt ra một tiêu chí cho một bài phê bình sân khấu vẫn chưa được đặt ra theo những tiêu chí nhất định. kinh nghiệm 36 năm gắn bó với công tác phê bình sân khấu, PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng để phân biệt với một bài phê bình sân khấu và một bài mang tính giới thiệu, phản ánh hoạt động sân khấu có thể căn cứ theo các tiêu chí sau: Độ dài của bài viết, cách tiếp cận của tác giả với vấn đề của sân khấu có thể phân biệt những bài viết theo hai dạng : Bài mang tính giới thiệu phản ánh và bài phê bình sân khấu.

Bài mang tính giới thiệu, phản ánh hiện nay được các báo sử dụng nhiều hơn cả. Và lực lượng viết thường là các nhà báo được phân công theo dõi mảng văn hóa văn nghệ nói chung và sân khấu nói riêng. Dạng bài này chung bình có độ dài từ 300 đến 500 chữ. Bài viết không mang được những nhận định riêng của người viết mà thường là dựa trên các thông cáo báo chí đã được các đơn vị nghệ thuật sân khấu soạn sẵn gửi cho các báo.

Bài phê bình sân khấu theo PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái: "Cần phải thể hiện được ba yếu tố giống như một văn bản truyền thông báo chí khác, đó là: Góc văn hóa, góc thông tin và góc PR. Và điều quan trọng bài viết phải thể hiện được thông báo mang tính cốt lõi đặc thù của sân khấu cũng như mang được dấu ấn cá nhân, quan điểm của nhà báo đối với sự kiện, hiện tượng sân khấu đó. Trên thực tế, bản thân các nhà báo viết về sân khấu hiện nay cũng có rất nhiều nhầm lẫn cách phân biết giữa dạng bài giới thiệu với bài phê bình sân khấu.

Bảng 2.1:

TT Tên báo Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ 1 TCSK 27/420 15/41 5 23/408 5,2 % 2 Tạp chí VHNT 8/12 6/11 3/8 69% 3 Báo SK TPHCM 16/368 21/363 20/360 4,5 % 4 Báo Văn Hóa 22/235 60/240 34/165 18% 5 Báo Tuổi Trẻ 11/125 14/132 30/155 13%

6 Báo NDCT 12/95 22/83 9/70 19,8%

Tổng số 366/3138 11%

Qua 3 năm, trên 6 tờ tạp chí và báo có tất cả 3138 tin, bài về sân khấu nhưng chỉ có 366 bài phê bình sân khấu, chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn 11% . Tuy nhiên so với các báo với nhau thì tỷ lệ tin, bài phê bình sân khấu gần như tương đương nhau tỷ lệ cũng gần ngang nhau, nhưng nhìn chung tỷ lệ đều thấp.

Bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia đã đặt ra một số câu hỏi và thăm dò mang tính chọn mẫu đại diện của từng thành phần sáng tạo cũng như nhà lý luận, nhà báo hoạt động liên quan mật thiết tới lĩnh vực sân khấu. Gồm 7 người:

1. NSND Lê Tiến Thọ : Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN - Đại diện cho cơ quan quản lý Hội nghề nghiệp

2. Thứ Trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên - Đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động sân khấu.

3. GS, TS Đình Quang : Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, nguyên Viện trưởng Viện Văn Hóa, nhà hoạt động và nhà lý luận phê bình sân khấu lão thành.

4. Ông Trần Minh Ngọc : Tổng Biên tập Báo Sân khấu TPHCM - Đại diện cho lãnh đạo báo, đồng thời là nhà lý luận phê bình sân khấu, Phó chủ nhiệm Ban lý luận phê bình sân khấu thuộc Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN

5. TS nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái : Chuyên gia về lý luận phê bình sân khấu

6. Nhà báo Trương Nhuận : Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ - Đại diện cho lãnh đạo đơn vị nghệ thuật sân khấu

7. Nhà báo Cao Ngọc : Phó ban sân khấu Đài Tiếng Nói VN - Đại diện cho nhà báo chuyên viết về sân khấu

Bảng 2.2:

Đánh giá về chất lƣợng phê bình sân khấu bằng thang điểm

Khi đặt câu hỏi: Theo ông, bà, báo in đã chuyển tải những thông tin về phê bình sân khấu đạt mức độ nào? Với thang điểm 7 là tối đa, và thấp nhất là 1

cho 3 tờ tạp chí, báo in chuyên ngành (TCSK, SKTPHCM, Văn Hóa) và báo in nói chung.

Ngƣời trả lời Báo in Báo chuyên ngành

Thứ trƣởng Bộ VHTTDL Vƣơng Duy Biên 1 4 Chủ tịch Hội NSSKVN Lê Tiến Thọ 2 5 TS Đình Quang 2 5

TS Nguyễn Thị Minh Thái 1 2 Tổng biên tập Báo SKTPHCM Trần Minh Ngọc 2 5 Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ Trƣơng Nhuận 1 4 Nhà báo Cao Ngọc 2 4 Tỷ lệ điểm 30% 60%

Như vậy, cho dù chỉ là sự thăm dò mang tính chọn mẫu thì 7 đối tượng phỏng vấn sâu đều cho rằng, báo in chuyển tải những nội dung thông tin phê bình sân khấu trên hai loại báo, báo ngành và tạp chí chuyên biệt về lĩnh vực sân khấu (TCSK, SKTPHCM, Báo Văn Hóa) chỉ đạt mức điểm trung bình là 3,8/7 điểm (60%), trên các báo in nói chung có chuyển tải thông tin về sân khấu thì mức độ bài đạt chất lượng phê bình là yếu, dưới mức trung bình 1,8/7 điểm (30%).

Qua phỏng vấn chính những đối tượng quan tâm nhất tới việc thông tin về lĩnh vực phê bình sân khấu trên báo in đều có đánh giá không cao về vai trò của báo in trong việc chuyển tải những thông tin thuộc lĩnh vực phê bình sân khấu. Đáng quan ngại là mức độ đánh giá trên diện rộng các tờ báo in không phải chuyên ngành văn hóa và sân khấu thì ở mức yếu dưới điểm 2/7.

Qua phương pháp phỏng vấn sâu, chuyên gia đi vào khai thác từng góc nhìn riêng của từng chuyên gia trong từng lĩnh vực : nhà quản lý ngành, nhà quản lý hội nghề nghiệp, lãnh đạo báo, nhà lý luận phê bình sân khấu, nhà báo, đều là những người quan tâm đặc biệt tới các bài phê bình sân khấu thì cho thấy những thông tin về phê bình sân khấu được bạn đọc là tương đối khách quan. Sự đánh giá khách quan đó có ý nghĩa đích thực với đè tài đặt ra nghiên cứu về một lĩnh vực chuyên sâu như phê bình sân khấu trên báo in.

Bảng 2.3 : Sự quan tâm của công chúng với chuyên mục sân khấu

Trả lời câu hỏi : Ông, bà cho rằng công chúng có thường xuyên đọc chuyên mục sân khấu trên các báo không ? Kết quả cho thấy :

Câu hỏi Trả lời Tỷ lệ Trả lời

Thường xuyên 0/7 0%

Thỉnh thoảng 3/7 42%

Ít quan tâm 4/7 57%

Có thể khẳng định với đội ngũ sáng tạo sân khấu, nhà quản lý ngành thì họ không hề thờ ơ với loại bài phê bình sân khấu, và dành sự chú ý rất đặc biệt cho thể loại này. Đó là lý do 7/7 đối tượng được phỏng vấn chuyên sâu đều khẳng định họ thường xuyên đọc các bài phê bình sân khấu khi cầm một tờ tạp chí hay báo in có đề cập tới hoạt động sân khấu. Có thể nói qua những thông tin đăng tải phê bình sân khấu họ có thể tìm hiểu về các thể loại và loại hình sân khấu, về tác giả, tác phẩm cũng như những vấn đề giữ gìn và phát triển nghệ thuật sân khấu mà họ có sự gắn bó mật thiết hơn các độc giả ngoài ngành khác.

Thông tin về nghệ thuật nói chung và thông tin về sân khấu nói riêng được báo in chuyển tải theo định kỳ, theo từng sự kiện, vấn đề. Đối với những sự

kiện sân khấu vừa diễn ra, có thể cập nhật thông tin bằng cách đưa ngay các bài phê bình mang tính thời sự. Còn đối với những sự kiện có thể trở thành vấn đề lớn sân khấu như: Giữ gìn và phát triển sân khấu truyền thống ra sao? Nghệ thuật sân khấu làm thế nào để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường trước sự lấn át của các loại hình nghệ thuật khác ? Báo in sẽ thổi những sự kiện đó thành vấn đề mang tính bút chiến, phê bình bằng những bài viết mang tính nghiên cứu phê bình. Tuy nhiên, dẫu thế nào thì các bài phê bình sân khấu trên mặt báo vẫn phải được phản ánh một cách nhanh nhất tính sự kiện của vấn đề.

Khi đặt ra câu hỏi sâu mang tính nghề nghiệp với các chuyên gia: Trong các bài viết sân khấu, ông (bà) thường ưu tiên đọc loại bài viết nào nhiều nhất?

Kết quả cho thấy như sau: 4 người (nhà quản lý) quan tâm tới các bài viết về vấn đề sân khấu, 3 người (Lãnh đạo đơn vị, nhà phê bình sân khấu, nhà báo) quan tâm tới loại bài giới thiệu tác phẩm nhất. Rõ ràng sự chênh lệch trong việc ưu tiên đọc loại bài phụ thuộc vào vị trí, cương vị của từng đối tượng khác nhau trong lĩnh vực sân khấu. Với các nhà hoạt động sân khấu thì thể loại bài phê bình sân khấu được họ quan tâm nhất khi cầm một tờ báo hay một tờ tạp chí.

Qua khảo sát từ năm 2010 đến năm 2012, trên TCSK, Tạp chí VHNT, Báo SK TPHCM, Báo Văn Hóa, Báo NDCT, Báo Tuổi Trẻ có tất cả 366 bài phê bình sân khấu, trong đó có thể chia thành 3 loại bài : Các vấn đề sân khấu (163 bài), Tác phẩm (91), Chân dung (112). Sự lựa chọn bài phê bình này theo tiêu chí tương đối là bài viết có quan điểm của tác giả, không đơn thuần chỉ là thông tin phản ánh, giới thiệu chung chung. Nếu phân chia không theo tiêu chí phê bình thì thể loại chân dung và tác phẩm có thể lên tới gấp 3 lần số lượng bài viết phê bình sân khấu vấn đề (tuy nhiên vì tiêu chí lựa chọn bài phân tích là phê bình nên luận văn không lựa. Ví dụ như Báo Tuổi Trẻ số nào cũng có chuyên mục sân khấu nhưng có thể chỉ đưa giới thiệu một vở diễn tóm tắt trong 300 chữ (tin sâu) hoặc có thể đưa tin nghệ sĩ nào đó làm gì với dung lượng 300 đến cả 1000 từ nhưng

dạng bài viết này chỉ được coi là phản ánh nên không được liệt kê vào danh sách lựa chọn cho bài phê bình sân khấu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 30 - 36)