Tổ chức hệ thống chuyên mục bài phê bình sân khấu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 73 - 78)

6. Kết cấu của Luận vặn

2.4.Tổ chức hệ thống chuyên mục bài phê bình sân khấu

Có thể nói hình thức tổ chức hệ thống chuyên mục phân bổ bài phê bình sân khấu trên báo in hiện nay nói cho đúng chưa có một tờ báo nào phân định rạch ròi việc này. Bài phê bình nhiều khi không được chú trọng. Có những tờ báo thường xuyên đặt nặng vấn đề đưa tin mà hạn chế việc đăng bài phê bình vì không có đủ "đất". Chỉ có tạp chí chủ yếu là tạp chí chuyên ngành mới có đủ diện tích và khả năng đăng tải các bài mang tính phê bình, những bài viết mang tính định hướng phát triển của sân khấu. Chính điều đó cho thấy sự lệch lạc về quan niệm, về nhìn nhận của báo chí chuyên ngành về việc chuyển tải những thông tin sân khấu.

Qua 3 năm, trên 6 tờ tạp chí và báo có tất cả 3138 tin, bài về sân khấu nhưng chỉ có 366 bài phê bình sân khấu, chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn 11% . Tuy nhiên so với các báo với nhau thì tỷ lệ tin, bài phê bình sân khấu gần như tương đương nhau tỷ lệ cũng gần ngang nhau, nhưng nhìn chung tỷ lệ đều thấp. Rất đặc biệt là những bài có tỷ lệ bài phê bình cao so với tỷ lệ tin, bài thì lại thuộc về những tờ báo in, chứ không phải là tạp chí chuyên ngành (Báo NDCT chiếm cao 19,8%, Báo SKTPHCM thấp nhất với tỷ lệ 4,5%). Đây là một khiếm khuyết cần được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mặt bằng các thông tin khác nhau của đời sống xã hội đang diễn ra hàng ngày và vô cùng sôi động. So sánh các tờ tạp chí, thì tỷ lệ bài phê bình sân khấu của Tạp chí VHNT lại cao hơn hẳn với 69% tin, bài đăng tải về sân khấu. Có lẽ đây là tờ tạp chí duy duy nhất, chỉ giành riêng đăng tải bài phê bình chứ không đăng các bài mang tính giới thiệu, phản ánh. Hầu như số nào, Tạp chí VHNT cũng có 1 bài phê bình nên tỷ lệ bài phê bình mới vượt khung như vậy. Nên số báo nào cũng có 1 bài phê bình sân khấu. Tuy nhiên, tỷ lệ tin, bài phê bình trên báo Tạp chí chuyên ngành lại vô cùng hạn hẹp. Ông Trần Minh Ngọc - Tổng biên tập Báo Sân khấu TPHCM cho biết: "Báo

Sân khấu TPHCM không phải là tờ báo mạnh và có nhiều bạn đọc. Chúng tôi phải tìm cách để bán báo ra thị trường. Nếu như dăng tải những bài viết mang

tính phê bình lý luận giống như Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật hay Tạp chí Sân khấu vẫn thường đăng với các cái tên nhà phê bình như TS Đình Quang, Nguyễn Văn Thành, Trần Trí Trắc... thì sẽ không ai đọc và dĩ nhiên sẽ không bán được báo. Không phải vì các nhà phê bình đó kém tài mà vì cách viết, cách đặt vấn đề của họ quá lý luận, khô khan. Độc giả ở TPHCM không quen với cách viết như vậy, họ chỉ thích những bài viết phê bình mang tính chính luận nghệ thuật văn chương nhưng phải thật nhẹ nhàng, với lối viết dễ đọc, ngôn ngữ phải bình dân và phổ thông hơn. Hiện nay chúng tôi chỉ xuất bản được 3000 tờ báo một kỳ và bán với giá 15000 đồng, bán theo dạng mua đứt bán đoạn tay bo. Mỗi tuần 3 kỳ là một bài toán rất khó khăn nên việc đăng tải bài phê bình cũng phải rất cân nhắc. Mặt khác với số tiền khoảng 200 đến 300.000 đồng cho 1 bài phê bình sân khấu thì quả là khó có nhà phê bình nào chịu viết cả vì nó quá ít ỏi" (Bài phỏng

vấn sâu)

Bài phê bình sân khấu vì sao ít xuất hiện trên nhiều tờ báo? Không phải chỉ vì nhu cầu của độc giả mà chính quan niệm của tòa soạn chủ trương không đăng tải bài phê bình sân khấu. Cũng giống như ông Trần Minh Ngọc - Tổng biên tập Báo Sân khấu TPHCM chia sẻ, họ chỉ chú trọng tới tính thông tin của bài viết chứ không thích cách viết theo dạng phê bình.

Sự co hẹp các chuyên mục về sân khấu trên một số tờ báo, tạp chí có rất nhiều nguyên do, từ chủ trương của tòa soạn cho tới nhu cầu của công chúng. Ông Trương Nhuận, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ đã nhận định về vấn đề này: "Trong thời điểm hiện nay việc in ấn các bài viết có tính chất phê bình mang tính

học thuật là rất khó khăn. Vì dung lượng báo in không thể dành nhiều đất cho việc phê bình một vở diễn, một tác phẩm đơn thuần. Thông thường chỉ khoảng 500 chữ, giỏi lắm là 1000 chữ cho một bài báo in đã là khủng khiếp rồi. Sân khấu chỉ nằm trong rất nhiều hoạt động biểu diễn khác, vai trò của nó lại đang bị lấn át bởi các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, âm nhạc và vì vậy nó

cũng không thu hút được sự chú ý của độc giả. Nếu độc giả không quan tâm nhiều thì việc thu hẹp dung lượng và chuyên mục phê bình sân khấu ở các báo in là điều đương nhiên.Qua khảo sát mà chúng tôi nghiên cứu thì rất nhiều trang báo mạng, khán giả kích vào chuyên mục rất ít. Vì thế mà có một số tờ báo lớn như Vnexpress đã loại bỏ hẳn sân khấu ra khỏi chuyên mục cố định. Thậm chí những bài báo phê bình sân khấu trên báo Tuổi Trẻ, báo Thanh niên cũng không được update thường xuyên lên báo điện tử". (Bài phỏng vấn sâu)

GS, TS Đình Quang thì nhìn nhận ngày từ góc độ bạn đọc công chúng hôm nay : "Khán giả bây giờ thì cà trớn,vấn đề nghiêm túc không đọc họ chỉ

thích đọc những thông tin bài viết mang tính giải trí. Và bản thân các nhà báo theo dõi chuyên ngành sân khấu họ không có chuyên môn về phê bình nên không quan tâm tới việc đặt hàng hay viết phê bình mà chỉ chạy theo việc thông tin viết về các nghệ sỹ, các ca sĩ trẻ mà thôi" (Bài phỏng vấn sâu)

Có lẽ vì sự co hẹp các bài viết phê bình nên các bài báo viết phê bình cũng không có nhiều bài viết thực sự có những tìm tòi về thủ pháp báo chí như cách đặt tứ bài, đặt tít, cách đặt sapo sao cho hấp dẫn. Trên báo chí hiện nay rất dễ thấy những bài viết phê bình chỉ đơn thuần là mang tính tổng thuật lại các ý kiến phê bình của các tham luận trong một cuộc hội thảo hay cách phê bình rất nghèo nàn về một tác phẩm sân khấu. Ông Trương Nhuận chia sẻ: " Qua tổng hợp của chúng tôi thì hiện nay các bài báo viết về sân khấu trên các tờ báo in thường giành 80% nội dung bài viết chỉ viết giới thiệu, 20% cho việc bình luận khen chê. Sự bình luận khen chê ấy lại rất chung chung, chưa phê bình có sức thuyết phục về mặt nghiệp vụ, chưa có tác động thực sự tới lực lượng sáng tạo vở như đạo diễn, nghệ sĩ...". Cách viết phê bình theo một công thức như vậy chẳng

trách vì sao phê bình sân khấu chưa thực sự có chỗ đứng trong lòng độc giả và người làm nghệ thuật. Nếu một bài viết phê bình có quan điểm rõ ràng, thậm chí toàn bộ bài chỉ phê bình và chỉ ra những yếu điểm của một tác phẩm thì chắc

chắn bài phê bình đó sẽ được độc giả đón nhận một cách nhiệt tình hơn là một cách phê bình theo công thức, khen một ít, chê một ít rất chung chung.

Nhận xét về cấu trúc một bài phê bình một vở diễn sân khấu, nhà báo Cao Ngọc chia sẻ: "Có thể thấy rất rõ những bài viết về sân khấu hiện nay không

mang tính phê bình mà chỉ đơn thuần là bài giới thiệu nội dung, khen chê một số chi tiết, một số thành phần sáng tạo vở. Và thường kết thúc bằng một câu chung chung là các nghệ sĩ và đơn vị cần phải hoàn thiện tốt hơn, nhưng sự hoàn thiện đó như thế nào thì lại không chỉ ra được. Điều đó có thể là do hạn chế của người viết cũng có thể là do sự né tránh không muốn chỉ rõ vạch vòi vì ngại va chạm quan hệ. Bản thân tôi vừa đi xem vở Cõi tình của đạo diễn trẻ Triệu Trung Kiên, vở diễn khi đó đang sắp lên đường tham dự Liên hoan Sân khấu cải lương toàn quốc 2012. Có rất nhiều điều bất hợp lý trong tính cách nhân vật cũng như cách xử lý tình huống rất duy lý... Chúng tôi có thể góp ý trực tiếp với người sáng tạo nhưng nếu để viết bài phê bình thì không nỡ. Đạo diễn và các nghệ sĩ đã bỏ bao nhiêu tâm sức và tiền của đầu tư cho vở đi liên hoan, không lẽ mình lại phang ngay một bài phê bình ngay trước khi bước vào liên hoan thì họ còn gì khí thế để dự thi nữa".

Có thể thấy những bài phê bình hiện nay trên các tạp chí như Tạp chí Sân khấu, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật và Báo SKTPHCM có một cấu trúc thể hiển rất đơn giản. Thường có vài trăm chữ ở phần sapo và sử dụng 2 đến 3 tít phụ. Đó là một cách viết rất quen thuộc. Và điều đáng nói ở đây là có rất nhiều bài phê bình sử dụng quá nhiều chữ và rất dài, có bài tới 2000 đến 4000 chữ, một bài báo dài như vậy sẽ rất khó được bạn đọc quan tâm bởi tâm lý ngại đọc. Cộng thêm một cách trình bầy thiếu hấp dẫn, sử dụng ảnh một cách rất công thức và đôi khi ảnh lại chỉ mang tính chất minh họa, không ăn nhập và có giá trị độc lập với bài cũng là những điều khiến cho hình thức của các bài phê bình sân khấu trở nên nhàm chán, đơn điệu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 73 - 78)