6. Kết cấu của Luận vặn
2.2.2. Phê bình sân khấu cảnh báo kịp thời với các hiện tượng xuống
Nếu sân khấu có một diện mạo khả quan thì chắc sẽ không có tới 197 bài phê bình đưa ra những biểu hiện lệch lạc trong phương thức sáng tạo cũng như chỉ rõ những khó khăn, bát cập đối với người làm nghệ thuật trong lĩnh vực này.
Một trong những ghi nhận của báo chí khi phản ánh về hoạt động sân khấu đó chính là việc phê bình những biểu hiện lệch lạc trong phương hướng hoạt động cũng như khuynh hướng sáng tạo của từng thể loại sân khấu, từng đơn vị cho tới từng tác phẩm. Cái khó ló cái khôn, nhiều đơn vị nghệ thuật sân khấu đã chạy theo dựng những vở hài để câu khách. Từ sân khấu kịch cho tới sân khấu truyền thống đều tràn lan những vở hài. Chỉ tính riêng ở TPHCM, Trung tâm sân khấu lớn của cả nước đã có tơi hơn 50 nhóm tấu hài diễn liên tục ở cả trăm tụ điểm văn hóa khác nhau. Trong khi đó số lượng tác giả viết hài kịch đếm trên đầu ngón tay không thể đáp ứng nhu cầu kịch bản lớn đến như vậy. Đây là là lý
do khiến các nhóm hài tự chế kịch bản không dầu tư, chủ yếu diễn cương để chọc cười khán giả. Bài Hài kịch, nhạt trò hay bế tắc của tác giả Hiền Lương đã phân tích kỹ về thực tế này: "Không có chuyên môn và năng khiếu về nghệ thuật diễn
hài nhưng vì nhu cầu xem hài kịch lại quá lớn, kiếm tiền quá dễ nên họ đổ xô đi diễn hài. Những tiểu phẩm hài của các nhóm hài này diễn xong chẳng động lại gì cả, vì tình tiết không có,chủ yếu chọc cười người xem bằng lối diễn khoe hình thể và những câu nói thô tục, thiếu văn hóa, chửi qua chửi lại trên sân khấu" (NDCT, số 20, 16/5/2010). Việc lạm dụng hài đến mức gây khó chịu cho người xem vẫn xuất hiện dày đặc triển các chương trình giải trí đã không ít người làm nghệ thuật chân chính và đặc biệt là người xem ác cảm với hài. Rất nhiều bài báo đã đề cập và phê phán những tiếng cười thiếu sâu sắc, thiếu tính nhân văn trên sân khấu, như: Sân khấu hài TPHCM : Danh "hão" lại nở rộ (Văn Hóa, số 2042, 19/8/2011), Hài trên truyền hình : Vẫn đuối lắm (Văn Hóa, số 2156, 11/5/2012),
Kịch bản hài mà... chẳng hài (Văn Hóa, số 2073, 31/10/2011), Diễn hài bằng cách... khoe thân (Tuổi Trẻ, 23/1/2010), Điếc tai khi xem kịch (Tuổi Trẻ, 21/4/2012), Đôi điều về tiếng cười trên sân khấu hài hiện nay (TCSK, tháng
9/2011). Từ sự phân tích của các bài báo này cho thấy việc thiếu và yếu của sân khấu hài cũng chính từ góc độ kịch bản hài. Bản thân sự phát triển của sân khấu hài vẫn mang tính tự phát, vẫn là phần biểu diễn mang tính "phi nghệ thuật", chỉ nhằm mục đích giúp các đơn vị nghệ thuật mời gọi khán giả, nên không được chú ý nhiều. Thiếu sự đầu tư, không ở trong kế hoạch xây dựng phong cách nghệ thuật của đơn vị, đặc biệt là đặt trong bối cảnh chung của tình trạng khan hiếm kịch bản hay của sân khấu thì việc thiếu kịch bản hài cũng là sự "đương nhiên". Những đấu khẩu qua lại trên sân khấu hài gần đây của các nghệ sĩ hài Bác, kịch Nam về những yếu kém trong nội dụng, diễn xuất của các diễn viên, cho thấy đang có đi xuống ở khâu đầu tư từ nội dung để cho ra đời những tiểu phẩm hài hay, chất lượng của các chương trình. Rõ ràng những tiểu phẩm hài hời hợt dễ
dãi như thế thì việc khán giả quay lưng lại với sân khấu là một việc không khó hiểu. Trả lời phỏng vấn của báo Tạp chí Sân khấu, TS Nguyễn Thị Minh Thái, nhà phê bình nghệ thuật học cho biết: "Hiện tại tôi chỉ có một tâm nguyện là đưa
sân khấu trở về đúng quỹ đạo vì nay nó đã bị xuống cấp, lệch lạc đi rồi. Trên Báo Tuổi trẻ Cười vừa qua có một bài khá đau đớn khi nhận xét rằng trong các cuộc thi hài, hay tìm kiếm vua hài Đất Việt gì gì đó thì mọi người không biết gì về hài. Nó cho thấy sân khấu hiện nay không hề có tính chuyên nghiệp. Linh hồn của sân khấu là tính chuyên nghiệp, và mỗi loại hình đều có vai trò riêng của mình. Ví như linh hồn của kịch nói là đời sống hiện đại" (TCSK, tháng 10/2011).
Song song với việc khai thác hài, thì sân khấu kịch TPHCM đổ xô vào dựng kịch ma. Tuy nhiên, sau hàng loạt hiện tượng "cháy vé" kịch ma ở sân khấu Phú Nhuận, thời gian gần đây, một số sân khấu kịch đang có xu hướng làm kịch kinh dị nhằm thu hút khán giả trẻ. Tuy nhiên với cách "hù dọa" không mấy mới mẻ thì liệu xuất hiện quá nhiều kịch ma có gây nhàm chán? Bài báo "Sân khấu
kịch TPHCM : Coi chừng sẽ chán cả... ma!" của tác giả Hà Trần đã có những
phân tích về giải pháp dựng kịch kinh dị cốt giữ chân khán giả của kịch TPHCM. Tác giả nhận định: "Biết rằng khán giả tìm đến những vở kịch kinh dị như một
cách thử cảm giác mạnh. Tâm lí tò mò luôn khiến những vở kịch kinh dị "hút" khách. nhìn vào thực tế, trên chục vở kịch ma đang trụ trên các sàn diễn có thể nhận thấy một điều: Kịch ma đang lạm dụng quá nhiều âm thanh, hiệu ứng ánh sáng... cách hù ma không có gì mới, chủ yếu là dùng âm thanh tác động người xem. Đôi khi kịch ma lại gây cười, sử dụng nhữung cảnh hù dọa khá bạo lực gây phản tác dụng nơi người xem. Từ những Lầu hoang, Họa hồn, Tử thi không đầu, Hồn trinh nữ, Áo đợi người, Hồn ma báo oán, Quỷ, Biệt thự ma... khiến khán giả cảm giác những cái na ná, quen quen về cách hù ma của mỗi vở" (Văn Hóa, số
2155, 9/5/2012), tác giả nhận định : "Chính kịch hay kịch kinh dị đều cần khán
diễn. Những chiêu thức thể nghiệm mới đối với thể loại kịch kinh dị đòi hỏi người đạo diễn phải không ngừng sáng tạo. Cách làm chộp giựt, copy ý tưởng sẽ gây nhàm chán. Song dù kịch ma hay những vở chính kịch cũng đòi hỏi những cách làm nghiêm túc, sáng tạo. Kinh dị không chỉ đơn thuần đem lại cảm giác ghê rợn, mà phải hướng người xem đến giá trị nhân văn, giá trị chân thiện mỹ của cuộc sống hiện tại".
Đã có lúc những người nghệ sĩ sân khấu đã cho rằng khán giả không đủ trình độ để thẩm thấu hết những ý đồ sáng tạo của mình, sân khấu là "thánh đường" và không nhất thiết phải phục vụ cho tất cả các đối tượng khán giả. Dẫu có nói gì đi chăng nữa, đây chỉ là sự biện minh cho việc sân khấu ngày càng đánh mất đi khán giả. Rất nhiều sân khấu đã chạy trốn và né tránh dựng những vở đề tài hiện đại. Kết quả là chỉ cần nhìn vào những tên vở diễn giành Giải thưởng hàng năm của Hội Nghệ sĩ Sân khấu năm 2010 như: Giai nhân và anh hùng, Cờ
chuẩn Điện Biên, Kẻ sĩ thời loạn, Vua hai ngôi, Vua điên, Lý Thái Tổ dời đô, Người ở lầu son, Giấc mộng hồ hoa... đã thấy rất rõ sân khấu đang thiếu những
vở diễn về những vấn đề quan thiết và gần gũi với đời sống hôm nay. Tác giả Tố Lan với bài "Sân khấu Việt đang "khát" khán giả" đã nhận định về hiện tượng này: "Sân khấu Việt đang loay hoay tìm lối thoát. Số lượng kịch bản được giải
không ít, nhưng những kịch bản trực diện tấn công vào những vấn đề nóng, nhạy cảm của xã hội quá hiếm. Hầu hết các tác giả đều chọn cách nương vào đề tài lịch sử và điều đó chăc chắn khó đưa lại dư vị gì hấp dẫn cho công chúng hôm nay", kết luận bài báo đưa ra nhận định khá sắc sảo: "Sân khấu thế này phe vé...thất nghiệp. "Có bột mới gột nên hồ" phải chăng dây cũng là một trong những nguyên nhân khiến sân khấu Việt luôn... thừa ghế trong nhà hát?" (Văn
Hóa, số 1831, ngày 14/4/2010).
Có hàng chục bài báo đã bàn trực tiếp về sân khấu trong cơ chế thị trường hôm nay. Tác giả Lê Quý Hiền đã có 3 kỳ liên tiếp bàn về "Sân khấu trong cơ
chế thị trường" trên Báo Văn Hóa (số 1924 - 17/11/2011, . Tác giả chỉ ra rằng
đằng sau việc sân khấu thường xuyên "tối đèn" nguyên nhân là do : "Việc sân
khấu phía Bắc tối đèn là do phương cách hoạt động vẫn theo kiểu bao cấp hay nói theo cách khác là chưa theo kịp được tình hình mới. Thực tế mỗi đơn vị nghệ thuật hằng năm được cấp một số kinh phí để trả lương, chi hành chính và chi dựng vở. Vở được nghiệm thu là xong, còn diễn được hay không thì không thành vấn đề vì cả lãnh đạo và cấp dưới vẫn nguyên lương, vẫn đến hẹn được tăng lương. Chính tư duy báo cấp trong cơ chế thị trường đã làm sân khấu tối đèn. Vở diễn là một sản phẩm hàng hóa và hàng hóa ấy cần phải được quảng bá rộng rãi đến "người tiêu dùng". Không phải khán giả hoàn toàn quay lưng với sân khấu dù hiện nay không hiếm tác phẩm có giá trị song rõ ràng họa động sân khấu phía Bắc hiện nay đang trong tình trạng "áo gấm đi đêm" (Văn Hóa số 1924,
17/11/2010). Sân khấu có rất nhiều ý nghĩa và tác dụng nhưng sẽ chẳng có ý nghĩa và tác dụng gì đối với người không đến với sân khấu, đó là lý do tác giả cho rằng "So với TPHCM, vấn đề quảng bá tác phẩm đến với công chúng họ làm
tốt hơn nhiều so với sân khấu phía Bắc. Vì vẫn là bao cấp với tư duy cũ nên đơn vị nghệ thuật thiếu năng động trong tiếp thị, quảng bá tác phẩm và dù có muốn năng động cũng không có điều kiện tài chính chỉ đủ chi từ lúc khởi công tới buổi duyệt". (Văn Hóa, số 1924, 17/11/2010). Trong giới sân khấu thường có khái
niệm về 3 thể loại: Kịch thị trường, kịch kén khách, kịch "cúng cụ". Có thể hiểu kịch thị trường là loại kịch dễ dãi, tầm phào cốt mua vui cho khán giả sau bữa cơm chiều. Kịch kén khách là kịch khán giả ít tìm đến. Kịch "cúng cụ" là kịch phục vụ nhiệm vụ chính trị được Nhà nước yêu cầu trong dịp "nhân dịp" hay "kỷ niệm". Theo đánh giá của tác giả Lê Quý Hiền trong bài Kịch mục có những gì
:"Cách chia này để che giấu những kém cỏi. Vở diễn tầm phào nông cạn thì cho
là kịch thị trường, vở diễn nhạt nhẽo thì cao đạo nói là kịch kén khách. Đây cũng có thể xem là sự xúc phạm công chúng bởi kịch nào thì cũng phải có giá trị nghệ
thuật và nội dung sâu sắc với mức độ khác nhau. Không thể coi thường khán giả để đưa ra xã hội nhữn sản phẩm kém chất lượng. Nguy hại hơn khi quan niệm kịch "cúng cụ:" là kịch làm cho xong, hết kỷ niệm, nhân dịp là cho qua trong khi đồ cúng đáng lẽ phải là thứ thiêng liêng nhất, vở "cúng cụ" phải là vở có giá trị nghệ thuật cao, nội dung sâu sắc và tồn tại lâu nhất với nhiều buổi diễn nhất. Sân khấu có yếu tố giải trí và cần có những vở diễn thật sự chỉ là giải trí theo thị hiếu của một bộ phận khán giả" (Văn Hóa, số 1925, 19/11/2010). Tác giả cho
rằng sự lộn xộn, thiếu kế hoạch trong việc xây dựng kịch mục của các đơn vị nghệ thuật khiến sân khấu lâm vào cảnh ăn đong; các đơn vị nghệ thuật có kinh phí dựng vở, nhất là năm có hội diễn là nháo nhào đi tìm kịch bản.
Một số bài báo đã phát huy tốt tính chiến đấu, vạch ra những kẽ hở trong phương thức của hoạt động sân khấu. Tác giả Nguyễn Phi Hoàng Dũng trong bài
Muốn dựng vở, tác giả phải kéo theo cả "đoàn tàu" đã mạnh dạn đề cập tới khái
niệm "đầu nậu" trong sân khấu. '“Đầu nậu” ở đây là muốn nói tới các ông đạo diễn bao sân từ A đến Z: giới thiệu kịch bản cho đoàn, đoàn nào OK thì coi như đạo diễn đó trúng thầu. Cầm cả “cục” hàng trăm triệu đồng, đạo diễn thành lập ê kíp và chia mức thù lao cho các thành phần sáng tạo một cách tùy hứng. Tất nhiên, để trúng thầu cũng phải căn cứ vào danh tiếng của đạo diễn. Có một thực tế của ngành SK hiện nay là số tác giả đông đảo hơn lực lượng đạo diễn, mà những đạo diễn tên tuổi, được các đoàn coi là có “phép thần thông biến hóa” chỉ vài ba người. Phần nào, chính việc quá tôn sùng đạo diễn, coi đạo diễn là thống soái, giao cho đạo diễn quyết định mọi vấn đề của vở diễn đã dẫn tới việc coi thường kịch bản và tác giả. Có kịch trong tay, đạo diễn tự quyền cắt xén, sửa chữa theo ý thích của mình. Nhà soạn chèo được xếp cỡ số 1 hiện nay, Tác giả chèo, TS. Trần Đình Ngôn đã từng bức xúc: "Đạo diễn chà đạp lên kịch bản. Tác
giả không đồng tình thì đuổi ra khỏi sàn tập. Anh giận dỗi rút tên đi thì càng tốt. Thậm chí có đạo diễn còn cấm trưởng đoàn mời tác giả về, kể cả khi tổng duyệt
vở". Cứ kiểu làm ăn này thì đương nhiên những kịch bản thực sự chất lượng khó
được đưa vào dàn kịch mục của các đoàn, dẫn tới việc hạ thấp cả nền sân khấu vì những kịch bản không đủ tư cách là những tác phẩm văn học kịch bản. Tác giả Nguyễn Phi Hoàng Dũng viết: "Trong khi ông đạo diễn vừa tiền nhuận bút, vừa
tiền “cai đầu dài”, có khi tới cả trăm triệu. Nhiều tác giả phải nhờ đạo diễn, thôi thì chấp nhận đạo diễn chia bao nhiêu được bấy nhiêu. Không ít tác giả than phiền: lắm lúc chán không muốn viết. Chán vì vở diễn ra mắt không theo với ý tưởng trong KB của mình. Nhưng buồn và thấy day dứt lương tâm là cứ phải nhắm mắt để tiếp tay cho những hành vi khuất tất, trong khi tác phẩm của mình lại đang lên án những hành vi đó. Chuyện hậu trường, nói ra nhiều vừa xót lại vừa là moi móc nhau, còn gì là “thánh đường”. Hãy cứ cố kéo theo các... “toa tàu” kiểu ấy, nếu tác giả còn muốn KB được dàn dựng"(Văn Hóa, số 1888,
25/8/2010) .
Nội tại của sân khấu đã cho thấy rằng có rất nhiều vấn đề bất cập ngay từ việc định hướng phát triển nghệ thuật cho cả một bộ môn cho tới từng thể loại, hoặc tới từng vở diễn. Ở góc độ này, các bài báo trên các tờ tạp chí, báo in đã làm tốt nhiệm vụ và vai trò của mình là phản ánh, phê bình và đưa ra công luận những sự việc, hiện tượng để cảnh báo trước hết với những người làm nghệ thuật sân khấu.