Đổi mới hệ thống chuyên mục và nâng cao chất lượng bà

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 118 - 123)

6. Kết cấu của Luận vặn

3.2.3.2.Đổi mới hệ thống chuyên mục và nâng cao chất lượng bà

bình sân khấu trên báo in

Cần duy trì các chuyên mục sân khấu thường xuyên có chất lượng cao đối với các tờ tạp chí, báo chuyên ngành và các trang văn hóa nghệ thuật của các tờ báo in. Việc mở chuyên mục sân khấu thường xuyên hiện nay chỉ có rất ít tờ báo làm. Xét trên phương diện báo in (trừ tờ Tạp chí Sân khấu, Báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh) hiện chỉ có một số tờ có những chuyên mục định kỳ về sân khấu như báo Tuổi Trẻ, Thể thao & Văn Hóa. Chuyên mục sân khấu không thường xuyên trên các báo cũng nhiều nhưng đa số ở các tờ báo chuyên ngành văn hóa văn nghệ và các tờ báo có trang văn hóa nghệ thuật (đặc biệt là 7 tờ báo tạp chí trong diện luận văn khảo sát). Trên các trang báo hiện nay, chủ yếu bài viết là của các phóng viên chuyên viết văn hóa văn nghệ, rất ít các bài viết của các nhà phê bình chuyên nghiệp. Tính cập nhật có nhưng tính phê bình thường không sâu. Sự duy trì chuyên trang, chuyên mục sân khấu ở một số tờ báo thực tế là không có sự cố định thường xuyên. Ví dụ như Văn Hóa, mỗi tuần có 3 số, nhưng có số báo tuần này đưa chuyên mục sân khấu nhưng có khi tới nửa tháng, 1 tháng mới nhắc lại chuyên mục sân khấu. Cần duy trì chuyên mục ổn định sẽ thu hút sự chú ý thường xuyên của độc giả với chuyên mục đó.

Vì vậy rất cần phải có chuyên mục sân khấu chất lượng cao trên các tờ báo đó. Tính phê bình cần sâu sắc hơn, tính nghiên cứu cũng cần cụ thể, thực tiễn hơn. Thông tin sân khấu không cần nhiều, nhưng cần tăng cường các bài viết, phê bình sân khấu để nâng cao hiểu biết của độc giả và tăng cường tính hấp dẫn.

Tính thời sự của các chuyên trang, trong đó có chuyên trang văn hóa nghệ thuật đã được chú trọng hơn so với nhiều năm trước đây. Các hoạt động văn hóa văn nghệ thế giới, trong nước được nhiều tờ báo in đề cập thường xuyên, thành chuyên mục. Để tăng cường nâng cao chất lượng chuyên môn, nhiều tờ báo in đã tăng cường mời cộng tác viên giỏi thuộc nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chuyên ngành nghệ thuật sân khấu... Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã có mục Tác phẩm và dư luận đã giới thiệu được rất nhiều tác phẩm sân khấu, đồng thời cũng đưa ra sự bình luận của các nhà hoạt động sân khấu, phê bình sân khấu về tác phẩm, tạo nên những cuộc trao đổi tọa đàm sôi nổi, kích thích sự sáng tạo của người làm sân khấu cũng như tình hình phê bình sân khấu. Các tờ báo, tạp chí cần chủ động viết bài phê bình sân khấu có hệ thống hơn. Mở chuyên trang, chuyên mục trên báo in về phê bình sân khấu nhằm cung cấp kiến thức cho độc giả về lĩnh vực này một cách sâu sắc.

Chủ động đặt bài với những nhà nghiên cứu, phê bình sân khấu chuyên nghiệp. Tạo thành những loạt bài dày kỳ trao đổi về một chuyên đề sân khấu nào đó như loạt bài Sân khấu trong cơ chế thị trường của tác giả Lê Quý Hiền (Số 1924, 1925, 1926, tháng 11/2010, Văn Hóa), Tiết kiệm nâng cao chất lượng nghệ thuật các chương trình lễ hội của Thúy Hiền (Số 1965, 1966, 1967, Văn Hóa, 2/2011), Gian nan đường đến danh hiệu của Khổ Gia Trường (Số 1014 đến số 1017, Báo Sân khấu TPHCM)

Chủ động kết hợp với nhiều báo tuyên truyền có hệ thống về tác giả, tác phẩm được giải thưởng hoặc được dư luận đánh giá cao qua các cuộc thi sân khấu.

Chủ động kết hợp với nhiều báo tuyên truyền có hệ thống về tác giả, tác phẩm đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, các danh hiệu NSND, NSƯT hoặc những tác phẩm được dư luận đánh giá cao trong các cuộc thi, liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và quốc tế.

Chủ động giành dung lượng dài để viết phê bình chân dung tác giả, tác phẩm có uy tín và chất lượng.

Chủ động khai thác những đề tài mang tính đời sống để tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp cho sân khấu phát triển.

Việc tăng số lượng và chất lượng thông tin về nghiên cứu, phê bình sân khấu hiện là vấn đề rất cần được lưu tâm.

Tăng số lượng bài phê bình sân khấu trên báo in : Phải tùy theo tiêu chí cụ thể của từng tờ báo. Tuy nhiên đối với các tờ báo như Văn hóa, Thể thao & Văn hóa, Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Màn ảnh sân khấu Hà Nội, Tạp chí biểu diễn... cần thiết phải tăng số lượng bài phê bình sân khấu. Đây là những tờ báo thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, việc đặt tiêu chí chuyển tải với số lượng khá lớn bài phê bình sân khấu cần phải được đặt ra như một vấn đề cần thiết, cấp bách trong chu trình cải thiện việc chuyển tải thông tin về sân khấu nói riêng và các ngành nghệ thuật khác nói chung. Tăng chất lượng thông tin nghiên cứu, phê bình sân khấu trên báo in cũng là một việc cần làm ngay. Chất lượng thông tin không thể một sớm một chiều mà chuyển đổi ngay được, nhưng việc nâng cao chất lượng thông tin sân khấu cần được đặt ra nhằm tăng thêm tính hữu ích tính thực dụng cho chuyên ngành nghệ thuật này.

Tăng chất lượng bài phê bình bằng cách vận dụng các phương cách tìm tòi, học hỏi về công tác phê bình sân khấu của các nước. bằng cách tham khảo nhiều hơn các công trình nghiên cứu về sân khấu đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm của sân khấu, bừng cách cộng tác với những nhà chuyên môn giỏi, khám phá ở họ những thông tin sân khấu và những vấn đề sân khấu đang đặt ra.

Tăng chất lượng bằng cách mời các nhà phê bình chuyên nghiệp viết bài phê bình. Hiện nay, đa phần đội ngũ viết văn học nghệ thuật trên nhiều tờ báo Trung ương và địa phương đều xuất thân từ nghề báo hoặc một vài ngành khác như văn học, sân khấu, điện ảnh, ngoại ngữ, văn hóa... Rất ít người trong số các nhà báo được đào tạo bài bản về sân khấu. Những bài viết của họ phần lớn viết theo sự cảm nhận của riêng mình về vấn đề sân khấu. Bởi vậy, những nhận xét của họ về sân khấu mang tính chủ quan, duy ý chí, thậm chí có những nhận xét còn man tính chụp mũ, phiến diện, thiếu thiện cảm, gây tâm lý không tốt tới đối tượng sáng tác sân khấu. Vì vậy báo chí cần phải mời các nhà phê bình chuyên nghiệp sân khấu viết bài cho báo, họ sẽ đưa ra những phân tích sắc sảo, am hiểu về vấn đề cần bàn, là những người có thể cung cấp cho độc giả một cách nhìn khách quan, toàn diện về tình hình sân khấu hiện đại. Với các cây bút phê bình chuyên nghiệp là cộng tác viên nên rất cần các tờ tạp chí, báo in áp dụng một chế độ nhuận bút cao hơn so với mức chi trả cho một bài báo mang tính phản ánh.

Báo chí luôn phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin sân khấu, nắm bắt những hiện tượng, vấn đề mới của sân khấu để phản ánh trung thực và xác định tình hình phát triển của sân khấu tỏng từng giai đoạn. Bức tranh sân khấu được phản ánh trên báo chí nếu muốn hoàn chỉnh và muốn có chất lượng thì việc cung cấp cho báo chí càng nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm càng tốt. Có như vậy, chất lượng bài phê bình sân khấu trên báo chí mới cao và đạt hiệu quả.

Tăng chất lượng phê bình sân khấu bằng sự cập nhật thông tin sân khấu thế giới thường xuyên. Nắm bắt những diễn biến của tình hình sân khấu thế giới như sự chuyển động của thị trường nghệ thuật, sự thay đổi các phong cách sáng tạo, sự xuất hiện những trào lưu mới, các phương thức tiếp cận khán giả và hoạt động biểu diễn hiệu quả... thì việc phê bình mới súc tích và hiệu quả.

Tăng chất lượng bằng cách thay đổi tư duy của lãnh đạo báo in về vấn đề sân khấu. Không nên coi nhẹ sân khấu cũng như không nên đặt nặng việc tuyên

truyền các vấn đề nghệ thuật chung. Việc tuyên truyền sân khấu ít khi được chú ý một cách tuyệt đối ở phần lớn các tờ báo in. Hầu như lãnh đạo các tờ báo in đều coi đây chỉ là một mảng không quan trọng lắm trong mảng tuyên truyền về văn học nghệ thuật. Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của nghiên cứu phê bình sân khấu phải bắt đầu từ nhữung suy nghĩ và cảm nhận đích thực về tính quan trọng của chuyên ngành này đối với tờ báo nói riêng và công chúng nói chung. Tuy nhiên điều này không dễ thay đổi, do nhiều yếu tố mà yếu tố con người bao giờ cũng khó thay đổi nhất.

3.2.4. Tiếp tục nâng cao nhận thức về hoạt động nghiên cứu, phê bình sân khấu trên báo in cho công chúng

Nhận thức về hoạt động phê bình sân khấu trên báo in của công chúng hiện chưa đồng đều và chưa cao. Với họ hầu như bài phê bình sân khấu cũng được hiểu như một bài giới thiệu tác phẩm mang tính thông tin đơn thuần mặc dù bài phê bình giới thiệu không có quan điểm rõ ràng từ phía tác giả bài viết.

Tiếp tục nâng cao nhận thức về sân khấu trên báo in cho công chúng bằng cách quảng bá hoạt động sân khấu một cách hệ thống và bài bản. Việc quảng bá hoạt động sân khấu có thể không chỉ ở báo in mà có thể trên các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo hình, báo nói, báo điện tử... Sự có mặt của sân khấu trên các phương tiện đó phần nào chứng tỏ sự quan tâm của giới truyền thông đối với chuyên ngành sân khấu và sự tiến gần tới công chúng của sân khấu. Tuyên truyền, quảng bá hoạt dộng mỹ thuật không có nghĩa dùng báo chí để tô hồng các loại hình nghệ thuật mới, các xu hướng, kịch bản, dàn dựng đi ngược lại định hướng sáng tác của Đảng, lố lăng, kệch cỡm, không phù hợp thị hiếu của công chúng và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tiếp tục nâng cao nhận thức về sân khấu trên báo in cho công chúng bằng cách mở rộng các hoạt động xã hội hóa sân khấu. Sân khấu phải đến gần với công chúng hơn bằng nhiều biện pháp mà việc đầu tiên là thay đổi tư duy và kịch

bản sân khấu. Kịch bản sân khấu phải mang tính hiện thực, phản ánh đời sống xã hội trong sự vận động không ngừng.

Việc xã hội hóa sân khấu cần được tiến hành đồng bộ, quy mô và triệt đẻ. Các ngành, các cấp cần có nhiệm vụ cùng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam có chương trình đưa hoạt động sân khấu về cơ sở, tới công chúng nhằm tăng cường sự hiểu biết trong công chúng về các đề tài, nội dung cốt truyện, xu hướng dàn dựng, lực lượng sáng tạo cho tới nghệ sĩ biểu diễn.

Không chỉ thông tin một chiệ, báo chí phê bình sân khấu cần sẵn sàng đón nhận sự phản hồi từ thực tế để hiệu chỉnh kịp thời những mặt được, chưa được, qua đó tự nâng cao tầm hoạt động của đội ngũ những ngừoi làm báo và sân khấu để đáp ứng ngày càng cao cho xã hội. Lấy nhiệm vụ phục vụ nhận thức, nâng tầm nhận thức thưởng thức nghệ thuật cho công chúng là tâm điểm để từng bước đi đến hoàn thiện cách tổ chức thông tin tuyên truyền về sân khấu trong từng giai đoạn và từng thời điểm lịch sử sao cho phù hợp với mọi hoạt động của xã hội, mang ý nghĩa sát thực với nhiệm vụ chính tị của đất nước và quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 118 - 123)