Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của nhà lý luận phê

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 115 - 117)

6. Kết cấu của Luận vặn

3.2.2.Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của nhà lý luận phê

nhữung bước đột phá biến chuyển theo chiều hướng và xu hướng hiện đại, hòa nhập với các trào lưu sân khấu thế giới. Tiến trình hội nhập với quốc tế nhưng vẫn giữ gìn và phát huy bản ngã của nghệ thuật dân tộc Việt Nam là mục tiêu lớn nhất. Trong xu hướng này, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam với vai trò là hội nghề nghiệp có trách nhiệm quan trọng. Sự chỉ đạo của Hội đối với công tác sáng tác cũng như phê bình cần phải năng động và tích cực. Sự chỉ đạo và định hướng đối với công tác sáng tác và dàn dựng các tác phẩm sân khấu theo định hướng xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một vấn đề cấp bách và đương nhiên trong thời điểm hiện nay.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí và sân khấu được xác định trên ba mặt cơ bản:

+ Định hướng thông tin tuyên truyền + Tổ chức bộ máy hoạt động và nhân sự + Kiểm tra, giám sát

Bằng hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, Đảng đã vạch ra chiến lược cho từng lĩnh vực, trong từng giai đoạn, triển khai trên diện rộng, đồng loạt nhất quán ba mặt hoạt động đó, chủ động nắm bắt và hiệu chỉnh các mặt công tác đó phù hợp với thực tiễn đặt ra từ thực tế. Với tư cáhc làm đó đã giúp Đảng tập hợp được lực lượng, động viên được mọi người tham gia vào thực hiện nhiệm vụ của Đảng đề ra của từng thời kỳ cách mạng.

3.2.2. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của nhà lý luận phê bình sân khấu khấu

Chuyên môn của giới sân khấu hay nói cach khác là nghề của các nghệ sĩ sân khấu cần phải được trau dồi và tăng cường nâng cao chất lượng. Bản thân

mỗi cá nhân nghệ sĩ cần tự học hỏi, trau dồi tập luyện, tự đổi mới mình trong sáng tạo.

Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn còn phụ thuộc vào sự học hỏi, tiếp thu các thành tưu sân khấu thế giới và kế thừa tinh hoa mỹ thuật của dân tộc. Bát kể sự học hỏi nào cũng cần có sự lựa chọn. Trong những năm gần đây, sự tự nâng cao trình độ và chất lượng chuyên môn của giới sân khấu đã thực sự không được chú trọng. Tình hình sân khấu ảm đạm khiến các đơn vị nghệ thuật không dựng nhiều vở, một số đơn vị sân khấu truyền thống đã xa rời tôn chỉ mục đích của mình chạy theo dàn dựng những hài kịch, dựng kịch pha ca... Điều này đã khiến diễn viên không có cơ hội được rèn luyện nghề nghiệp, không có cơ hội để sáng tạo. Song song với việc dàn dựng vở diễn mới, các đơn vị nghệ thuật cũng cần chú trọng đào tạo tập huấn thường xuyên cho lực lượng diễn viên của đơn vị mình. Khuyến khích diễn viên tham gia các khóa đào tạo như chuyên ngành đạo diễn, tác giả để có thể phát huy mọi khả năng sáng tạo trong nghề.

Thời gian vừa qua cũng đã có những đơn vị sân khấu mạnh dạn đưa ra những cách tân mới, những phương thức hoạt động mới, dẫu mức độ thành công có hạn, dẫu có thể thất bại nhưng đó cũng là những bước đi mới tạo nên thành công cho bát kỳ một xu hướng nghệ thuật mới nào, đồng thời có như tìm tòi mới có thể tạo nên những bứt phá mới.

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cần chú trọng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của công tác nghiên cứu, lý luận, phê bình sân khấu bằng cách là cầu nối đưa lý luận phê bình đến với các hoạt động sáng tạo sân khấu. Tạo điều kiện cho các nhà phê bình sân khấu được tham gia các cuộc khảo sát, tham quan các nước có nền sân khấu phát triển. Cần huy động những cây bút phê bình sân khấu tham gia đóng góp các bài phê bình trên các tờ báo, tạp chí, đặc biệt là tờ Tạp chí sân khấu - cơ quan ngôn luận của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, để tạo nên một tiếng nói riêng biệt về phê bình sân khấu trên mặt bằng báo in. Tổ

chức các cuộc tọa đàm giữa nhà lý luận phê bình sân khấu với các nhà hoạt động sân khấu để thúc đẩy công tác phê bình sân khấu đi vào đời sống thực tiễn.

3.2.3. Các cơ quan báo in cần đổi mới công tác phê bình sân khấu

Mối quan hệ giữa báo in với công tác phê bình sân khấu cần được tăng cường bằng nhiều phương cách. Các bsao chủ động khai thác thông tin sân khấu từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đạo diễn, nghệ sĩ biểu diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, từ các nhà nghiên cứu, phê bình sân khấu, từ dư luận công chúng... Các thông tin đó được báo in chuyển hóa thành các bài phê bình có chất lượng về nhữung vấn đề đặt ra trong sân khấu.

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, cơ quan chỉ đạo, quản lý hội viên về mặt hành chính cần chủ động có các cuộc tiếp xúc với cơ quan báo chí để trao đổi thông tin, đưa thông tin tới các cơ quan báo chí nhằm phát triển và tăng cường thông tin phê bình sân khấu trên báo chí.

Thông qua các cuộc liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp định kỳ trong nước và quốc tế, các cuộc giới thiệu vở diễn mới, các hoạt động nghề nghiệp, các đơn vị nghệ thuật sân khấu, các nghệ sĩ cần chủ động có sự liên hệ với các cơ quan báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí để báo chí tuyên truyền về các mặt.

Sân khấu cũng cần chủ động phát huy tính xã hội hóa qua đó thúc đẩy sự hợp tác của báo in trong việc tuyên truyền. Con đường này tuy nhiên lại đòi hỏi sự thành công của sân khấu trên phương diện nào đó lôi kéo sự quan tâm của báo in.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phê bình sân khấu trên báo in (Trang 115 - 117)