0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Những xu hƣớng của phê bình sân khấu trên báo in

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÊ BÌNH SÂN KHẤU TRÊN BÁO IN (Trang 36 -53 )

6. Kết cấu của Luận vặn

2.2. Những xu hƣớng của phê bình sân khấu trên báo in

2.2.1. Phê bình sân khấu đồng hành với những khó khăn của sân khấu

Con số 163/366 bài viết mang tính chất phê bình sâu về những vấn đề của sân khấu cho thấy rằng, chủ trương của các tạp chí, báo in đều muốn có những bài viết mang tính nghiên cứu lý luận về lĩnh vực này. Trước hết, những thông tin mà báo in chuyển tải về vấn đề sân khấu thông thường là những bài viết về thực trạng của sân khấu hoặc của một loại hình sân khấu riêng như tuồng, chèo, cải lương, kịch nói. Thông thường thì các báo đi sâu khai thác vào các vấn đề về các hội thảo, tọa đàm sân khấu, các kỳ liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc hoặc riêng từng thể loại.

Có thể nói nhìn trên diện mạo báo in thì sân khấu cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đang gặp vô vàn những khó khăn và điều đáng lo ngại nhất chính lại là sự bế tắc trong phương hướng hoạt động. Trong bài viết 2 kỳ Nhìn lại con đường

đã qua của sân khấu Việt Nam của GS, TS Đình Quang (VHNT, tháng 10 - 11/2010). Bài viết được mở đầu như sau: "Băn khoăn về sự khủng hoảng của sân

khấu trong mấy năm qua, nhiều người hỏi tôi: Liệu rồi sân khấu chúng ta sẽ đi tới đâu? Thú thực, tôi đang không biết nên trả lời thế nào...". Căn cứ vào những

đặc trưng của sân khấu truyền thống, GS, TS Đình Quang đã có sự phân tích tỉ mỉ, sâu sắc, so sánh đối chiếu giữa nền sân khấu của Việt Nam với sân khấu phương Tây, sân khấu phương Đông để nhìn lại con đường đã qua của sân khấu Việt Nam. Luận bàn về sự cách tân, đổi mới của sân khấu truyền thống hôm nay, nhưng rốt cuộc trong lời kết của mình, chính vị GS đầu ngành sân khấu cũng đã phải kết luận rằng: "Về mặt học thuật, ai cũng thừa nhận, theo lẽ biện chứng

giữa nội dung và hình thức, nội dung mới tất phải có hình thức mới. Nhưng không dễ một sớm mọt chiều có thể sáng tạo ra ngay được những trình thức, thủ

pháp thích hợp và được mọi người thừa nhận. Cho tới nay, trong giới kịch hát đã từng có những thử nghiệm về mọi yếu tố sân khấu: viết theo kiểu kịch nói pha ca hay theo kiểu dẫn truyện xưa, kiện toàn dàn nhạc cho dày hơn, đầy đủ âm sắc hơn, viết nhạc nền thay cho nhạc tòng, soạn thêm bài ca và làn điệu mới, biên đạo trổ múa thay cho những động tác thuần mang tính trang trí, tạo hình hoàn chỉnh cho từng cảnh... Nhưng cũng có đôi khi vở diễn ăn khách một cách rầm rộ thì lại bị cho là lạc truyền thống hoặc ngược lại có vở diễn được dư luận chuyên môn cho là phát huy truyền thống thì lại vắng khách! Hầu như cho tới nay ý kiến trái ngược về nhu cầu cách tân và tiếp thu truyền thống giữa người sáng tạo thực tiễn và một số nhà lý luận vẫn từng lúc đặt ra. Nhà lý luận thường thẩm định theo vốn hiểu biết cũ của mình và người sáng tạo thực tiễn thì lại bị thôi thúc bởi khán giả mới hôm nay. Về mặt nhận thức, ai cũng thừa nhận: Nếu chỉ lo bảo vệ di sản mà không cách tân thì đó chỉ là một sách lược phòng ngự, khiến di sản dễ trở thành những giá trị chết và khô cứng. Nhưng cần tiếp tục đổi mới ra sao, vẫn chưa có một cuộc vận động tích cực" (VHNT, Số 317, tháng 10 - 11/2010).

Hội nhập quốc tế đòi hỏi sân khấu cần phải có sự đổi mới về phương thức hoạt động thế nhưng có thể thấy rât rõ sân khấu đang mang nặng tư duy bao cấp, chưa thích ứng kịp thời. Theo đánh giá của GS, TS Đình Quang trong kỳ 2 bài

Nhìn lại con đường đã qua của sân khấu Việt Nam thì "Hiện hoạt động sân khấu

ở phía Nam vốn dĩ quen xã hội hóa từ lâu nên có phần chủ động hoạt bát nhưng lại thiên về giải trí. Sân khấu phía Bắc với chính kịch, lúng túng, hoạt động cầm chừng và vẫn chưa rõ phải thoát ra khỏi tình trạng này như thế nào", "Đội ngũ

tác giả và lý luận phê bình được đào tạo một cách hệ thống, có kinh nghiệm, hoạt động ngày càng thưa vắng. Đạo diễn, diễn viên ít có điều kiện thử thách qua dàn diễn những trước tác mẫu mực. Ai cũng thấy cần phải đổi mới nhưng đổi mới như thế nào, không rõ" ,"Tôi tự hỏi: Nguyên nhân nào đã khiến cho sân khấu lúc này chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của người xem? Phải chăng là

do chúng ta phần nào lúng túng khi muốn thực hiện đúng chức năng và bản chất của sân khấu?"(VHNT, số 317, tháng 10 - 11/2010). Một vị GS, TS đầu ngành

sân khấu, đã từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong ngành như Thứ trưởng Bộ Văn hóa (nay là Bộ VHTTDL) cũng không lý giải được chắc chắn bản chất của sự xuống cấp, lỗi nhịp của sân khấu thì thử hỏi lực lượng nghệ sĩ nói chung hẳn sẽ có không ít những trăn trở trong việc đi tìm lối thoát cho ngành.

Có thể nhìn thấy rất rõ một hiện trạng ảm đạm của đời sống sân khấu hiện nay, điều này được phản ánh rất rõ trên báo in, một kênh truyền thông có nhiều thuận lợi về phân tích và chỉ rõ mọi ngọn ngành các nguyên nhân khiến sân khấu ngày càng tuột dốc. Đó là một loạt các bài viết như : Sân khấu chèo chuyên nghiệp : Nhìn từ một hội diễn (Trần Trí Trắc, VHNT số 308, 2/2010), Vì sao sân khấu phía Bắc chưa xã hội hóa (Nguyễn Hoàng Chương, VHNT số 313 7/2010), Tương lai của diễn viên sân khấu kịch Việt Nam đầu TK XXI (PGS, TS Nguyễn

Thị Minh Thái, Tạp chí Sân khấu 1-2/2010), Sân khấu và thị trường hiện nay

(NSND Trọng Khôi, TCSK 1-2/2010), Nghệ thuật cải lương đang cần gì (Huyền Thu, TCSK 1-2/2010), Diện mạo sân khấu 2011 - Từ một góc nhìn (Nguyễn Văn Thành, TCSK 12/2011), Sân khấu cho thiếu nhi vẫn nặng tính thời vụ (Cao

Ngọc, TCSK - 6/2012) Sân khấu... buồn (Hà Hương, Báo Tuổi Trẻ, 8/9/2011), Sân khấu bình yên (Hoàng Oanh, Tuổi trẻ, 21/12/2010), Tiếng thở dài của làng kịch Bắc (Hà Hương, Tuổi Trẻ TPHCM 10/5/2012), Sân khấu cho du lịch : Yếu và thiếu (Cao Ngọc, NDCT, số 46, 14/1/2010), Mỹ thuật sân khấu Tuồng xin hãy tôn trọng cha ông (Đoàn Thị Tình, NDCT số 15, 11/4/2010), Hài kịch, nhạt trò hay bế tắc ? (Hiền Lương, NDCT số 20, 16/5/2010), Nghệ thuật xiếc: Gian nan con đường chuyên nghiệp hóa (Nguyễn Huy, NDCT số 29, 18/7/2010), Thay đổi tư duy đầu tư cho nghệ thuật biểu diễn (Ngô PHương Thảo, Báo NDCT, số 48

28/11/2010), ), Sân khấu Việt đang "khát" khán giả (Tố Lan, Văn Hóa, số 1831, ngày 14/4/2010), Sân khấu truyền thống thiếu sinh khí, vì sao ? (Thúy Hiền,

NDCT, số 51, 19/12/2010), Nghịch lý sân khấu kịch TPHCM: Diễn viên rẽ sang

điện ảnh, truyền hình; tuyển "sao" ca nhạc thời trang làm... diễn viên (Hà Trần,

Văn Hóa, 1870, 14/7/2010), Muốn dựng vở, tác giả phải kéo theo cả "đoàn tàu" (Nguyễn Phi Hoàng Dũng, Văn Hóa 1888, 25/8/2010), Thực trạng sân khấu cải lương: Vẫn là những chuyện nói rồi... (Trần Hà, Văn Hóa, số 1922, 12/11/2010),

Sân khấu trong cơ chế thị trường (Lê Quý Hiền, trên 3 kỳ Văn Hóa, số 1924 - 17/11/2010, 1925 - 19/11/2010, 1926 - 22/11/2010), Lại chuyện có "nhà" mà không "hát" (Nguyệt Nhi, VĂn Hóa, số 2010, 6/6/2011), Rối dân gian : Bao giờ hết cảnh long đong (Thúy Hiền, Văn Hóa, số 1015, 17/6/2011), Nhà hát cải lương Việt Nam : 60 năm vẫn "nay đây, mai đó..." (Trần Thị Minh Thu, Văn

Hóa, số 2050 - 7/9/2011), Nghệ thuật sân khấu truyền thống : Cái khó ló cái khôn (Thúy Hiền, Văn Hóa, số 2088, 5/12/2011), Đào tạo sau đại học lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật : 600 đô la cho một khóa đào tạo của 1 học viên (Thúy

Hiền, Văn Hóa, số 2158 - 16/5/2012), Diện mạo sân khấu 2011 : Từ một góc nhìn (Nguyễn Văn Thành, TCSK, 12/2011).

Các tờ tạp chí, báo in trong 3 năm 2010 - 2012 đã không thờ ơ với vận mệnh của sân khấu khi đăng tải liên tiếp có những bài mang tính phê bình bàn về thực trạng ảm đạm xuống dốc của sân khấu. Từ việc bàn về phương hướng hoạt động, chế dộ chính sách, tiền lương cho tới khuynh hướng nghệ thuật của sân khấu nói chung, từng thể loại nói riêng, thậm chí còn bàn tới từng tác phẩm nghệ thuật, từng hiện tượng bất cập diễn ra của sân khấu. Ở góc nhìn này, có rất nhiều bài báo đã nêu và chỉ ra được những nguyên nhân cơ bản khiến cho sân khấu xuống cấp.

Điều gì khiến cho sân khấu lỗi nhịp với đời sống? Đã có một số bài báo đã tìm cách lý giải sự lỗi nhịp này. Tác giả Thúy Hiền đã chỉ ra thực trạng hiện nay của sân khấu truyền thống, lực lượng chiếm 2/3 số đơn vị nghệ thuật sân khấu trên toàn quốc hiện nay: Vở mới dàn dựng đá bị xếp kho, nhà hát chỉ có vài

chục người tới xem... Điều gì khiến sân khấu truyền thống rơi vào cảnh chợ chiều như vậy? Xin thử ly giải vấn đề này từ góc nhìn thực lực của sân khấu truyền thống hiện nay. Tác giả nhận định: "Có thể nhận thấy rất rõ những trình

thức cũ, cách khai thác đề tài của SKTT đều đang đi chậm hơn so với nhu cầu thưởng thức và tư duy của người xem hôm nay. Thời này, dường như nhưng vở chèo với các nhân vật, những mối xung đột mâu thuẫn của phong kiến; những câu chuyện dân gian, cổ tích của các ông hoàng bà chúa, địa chủ, cường hào... đã trở nên lạc hậu đối với những nhân vật của hôm nay khi xã hội ngày một phát triển. Đây là một trong những lý do khiến người xem thờ ơ với SKTT. Vẫn có thể yêu những làn điệu chèo cổ, những câu hát tuồng, nhưng nếu cứ phải xem đi xem lại một kiểu cấu trúc kịch bản dài dằng dặc, một mô - tip nhân vật quá cũ, quá xa lạ với mình thì thử hỏi làm sao có thể kiên nhẫn ngồi tới hai tiếng đồng hồ trong nhà hát để xem?". Bài báo cũng đưa ra những dẫn chứng như thiếu những diễn

viên trẻ đẹp để thanh xuân hóa đội ngũ nghệ sĩ SKTT, lực lượng tác giả, đạo diễn SKTT ngày càng hiếm hoi, một số đơn vị SKTTT chuyển sang chương trình biểu diễn các trích đoạn, các tiểu phẩm hài để hút người xem. Nhưng sự tìm tòi không bắt nguồn từ cái gốc của truyền thống nên những món ăn thập cẩm pha tạp này lập tức bị đào thải (Sân khấu truyền thống thiếu sinh khí, vì sao ? Báo NDCT, số 51, 19/12/2010).

Sẽ khó có thể phát triển nếu lực lượng nghệ sĩ sân khấu ở Việt Nam hiện nay chỉ loanh quanh trong khu vực mà không biết học hỏi, mở rộng kiến thức ra các nước quốc tế có nền sân khấu phát triển. Nghệ thuật xiếc là một trong những thể loại rất cần tiếp cận với sân khấu hiện đại quốc tế thì cho tới hôm nay vẫn không thể thoát ra khỏi cái vỏ bọc của mình. Tác giả Nguyễn Huy đã chỉ ra rất rõ sự yếu kém của ngành xiếc hiện nay: "Sự cũ mòn đến mức nhàm chán của nghệ

thuật xiếc đã được nhận diện, đề cập từ nhiều năm nay và cũng đã được bàn luận, mổ xẻ đến mức... nhàm chán. Cùng đã có nhiều thử nghiệm, xoay trở để

làm mới diện mạo của xiếc, song, có lẽ kết quả chưa được như mong muốn... Công chúng ngày nay đến với xiếc chỉ còn tập trung chủ yếu vào đối tượng thiếu nhi. Mà các chương trình xiếc hôm nay cũng đã trở nên nhàm chán ngay cả với lưa tuổi thiếu nhi bởi phải xem lặp đi lặp lại nhiều tiết mục cũ, không có gì đổi mới. Chi hội trưởng chi hội CLB nghệ sĩ Xiếc TPHCM cho biết có nhiều tiết mục xiếc được xem cách đây 20 - 30 năm, nay dựng lại cũng không thay đổi cả về hình thức lẫn nội dung so với trước. Nghệ sĩ biểu diễn cũng mang tính thụ động, thiếu "lửa". Tình trạng thợ diễn, diễn viên trẻ thụ động, chỉ bắt chước lại những kỹ năng, kỹ xảo của lớp đàn anh chị mà không tập luyện, nỗ lực sáng tạo ra cái mới là hiện tượng phổ biến hiện nay trong xiếc" (Nghệ thuật xiếc: Gian nan con đường chuyên nghiệp hóa NDCT, số 29, 17/7/2010).

Phương thức hoạt động của nghệ sĩ sân khấu chuyên nghiệp thì lạc hậu, nghèo nàn, đầu vào tuyển sinh tạo nguồn thì không có người tài năng, tâm lý chán nản trước sự nghiệp chung là nỗi niềm trăn trở của các nghệ sĩ sân khấu ngày hôm nay. Bài "Ngày sân khấu lần thứ 2 : Sân khấu... buồn!", phóng viên Hà Hương đã vẽ ra một bức tranh buồn của Lễ kỷ niệm Ngày sân khấu Việt Nam lần thứ hai, các tiết mục biểu diễn chào mừng ngày hội của ngành nhưng lại thưa thớt người xem, đến cả nghệ sĩ trong nghề còn chẳng mặn mà với những tích trò của mình huống hồ là khán giả? Bài báo viết :"Cứ nói là phải yêu nghệ thuật truyền thống, nhưng

thử hỏi hàng trăm nay nay vẫn tích trò cũ ấy, người ta xem mãi cũng nhàm. Cứ hô hào vậy thôi nhưng không có món mới mang cho khán giả thì họ quay lưng cũng chẳng lạ. Trong khi đó, xã hội thay đổi, thị hiếu thay đổi mà sân khấu truyền thống thì như muôn năm cũ..." (Ngày sân khấu lần thứ 2 : Sân khấu... buồn! TuổiTrẻ, ngày 8/9/2011).

Có một số bài báo phân tích khá kỹ cái thực trạng u ám của sân khấu ngày hôm nay. Nếu xếp chung với dòng chảy thông tin ào ạt của cc lĩnh vực khác như

ca nhạc, điện ảnh, truyền hình... thì thời gian qua sâán khấu không có nhiều sự kiện nổi bật. Không có những cuộc thi tìm kiếm tài năng thu hút sự quan tam của công chúng như Vietnam Idol, không ra vở diễn liên tục như phim truyền hình. Tác giả Hoàng Oanh với bài Sân khấu bình yên đã phân tích khá kỹ cái thực

trạng u ám của sân khấu ngày hôm nay: "Sân khấu vẫn vậy. Lạc hậu. Chứng kiến

một buổi tập kịch tết tại nhà hát 5B cách đây vài ngày, tức là thời điểm cuối năm 2010, vẫn bắt gặp lại những bục bệ cũ, những tâm màn cũ, những cảnh trí cũ của nhiều năm trước. Vở diễn đòi hỏi có tiếng chuông cửa và tiếng mưa cùng lúc, nhưng máy tính của nhân viên âm thanh không xử lý kịp, đạo diễn đành phải chọn tiếng mưa, còn tiếng chuông cửa thì dụng tạm... chiếc chuông cà rem. Được một lúc, đạo diễn cần phải chuyển ánh sáng, lại có ngay một anh chàng hậu đài khệ nệ vác một chiếc sào dài chạy ra điều chỉnh thủ công từng chiếc đèn gắn trên trần nhà. Sân khấu vẫy vận, không vội. Lâu lâu mới ra lò một vở diễn mới. Lâu lâu mới xuất hiện một gương mặt nghệ sĩ mới. Lâu lâu mới có một kịch bản không cũ" (Sân khấu bình yên,Tuổi Trẻ, 21/12/2010).

Bên cạnh việc phản ánh, báo in cũng đã có có những tác động trở lại với các chủ trương, chính sách về sân khấu. Nếu để nói tới tính chiến đấu của báo in trên lĩnh vực phê bình sân khấu thì phải kể tới góc độ này. Nhiều bài báo không những chỉ ra những mặt yếu, những trăn trở khó khăn của hoạt động sân khấu mà còn chỉ ra cả những biện pháp khắc phục, đưa ra những giải pháp mang tính định hướng đối với các chủ trương, chính sách về sân khấu của nhà nước nói chung và của loại hình sân khấu, từng đơn vị cụ thể nói riêng. Có thể nói báo chí đã làm nhiệm vụ rất tốt khi là diễn đàn gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng của nghệ sĩ đến với các cơ quan có trách nhiệm. Có rất nhiều vấn đề mà các bài báo trong phạm vi khảo sát đã được chú trọng đề cập, trong đó là việc góp ý cho các biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn đối với đời sống của nghệ sĩ sân khấu như: Những bất hợp lý trong chính sách chế độ tiền lương đối với nghệ sĩ sân

khấu; Nghị định về chế độnhuận bút cho lực lượng sáng tạo tác phẩm sân khấu quá lạ hậu với thực tế.. cho tới bàn về những chủ trương chinh sách chưa được thực thi có hiệu quả trong đời sống như xã hội hoạt động sân khấu vẫn bị án binh bất động, Nghị định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật cần đề những vấn đề nào

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÊ BÌNH SÂN KHẤU TRÊN BÁO IN (Trang 36 -53 )

×