- Phức tạp hóa hay đơn giản hóa cái tìm: Tức là rút bớt hoặc tăng thêm dữ liệu, thông tinở “cái tìm”.
2. Một số phương pháp sư phạm nhằm rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 9 THCS
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu- K57B Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Thanh Thủy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tiễn đã chứng minh việc sử dụng tốt các phương tiện trực qua đã đem lại hiệu quả khả quan trong việc lĩnh hội tri thức của người học. Trong sách giáo khoa Địa lí hiện nay có sự phối hợp giữa kênh hình và kênh chữ, trong đó kênh hình giờ đây không còn là phương tiện minh họa mà là nguồn tri thức tồn tại dưới dạng trực quan sinh động. Trong công cuộc cải cách chương trình,sách giáo khoa với cách biên soạn theo hướng “mở”, sách giáo khoa Địa lí 10 đã trình bày một số kiến thức “ẩn” vào trong hình, kèm theo câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá các tri thức từ đó. Như
vậy, kiến thức cơbản không phải chỉ có ở phần kênh chữ mà còn nằm ở kênh hình,ẩn chứa trong các lược đồ, ảnh, sơ đồ, biểu đồ,... Nhưvậy chúng ta thấy kênh hình đã trở thành một yếu tố cần vàđủ trong quá trình dạy học Địa lí. Do đó việc rèn luyện cho học sinh những kỹ năng khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí nói chung và dạy học Địa lí lớp 10 nói riêngđã trở thành yêu cầu quan trọng trong dạy học và đáp ứng mục tiêu giáo dục, đào tạo hiện nay.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành kỹ năng khai thác kênh hình cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10 (Ban nâng cao) theo hướng tích cực
1.1. Vai trò của trực quan hóa trong dạy học địa lí
Trong dạy học Địa lí thì trực quan hóa có vai trò quan trọng. Trực quan hóa còn hạn chế được việc hiểu sai, nói một đằng hiểu một nẻo bởi khi giáo viên nói đến đâu
minh họa bằng hìnhảnh đến đó thì tất cả học sinh tham dự ai cũng hiểu một cách cụ thể và rõ ràng hơn nhưvậy nhờ có trực quan hóa các nội dung được cụ thể hóa giúp người học tiếp thu tri thức hiệu quả hơn. Làm thông tin trở nên dễ tiếp thu hơn, làm rõ ràng, cụ thể hơn những điều cơbản mở rộng và bổsung những điều đã nói.
1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò của kênh hình * Khái niệm:
Kênh hình trong dạy học địa lí ở trung học phổ thông bao gồm hệ thống các bản
đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh,... vừa là phương tiện minh họa vừa là nguồn tri thức địa lí. Hệ thống kiến thức trong kênh hình giúp người học phát triển các tư duy địa lí, tư
duy trừu tượng, hình thành thế giới quan khoa học.
* Phân loại kênh hình.
Dựa vào một số tiêu chí chia kênh hình ra thành các loại:
- Bản đồ giáo khoa gồm: bản đồ giáokhoa treo tường; bản đồ trong sách giáo khoa; atslat giáo khoa; mô hìnhđịa lí; bản đồ câm; lược đồ
- Sơ đồ: là hình vẽ thể hiện tổng quát các đối tượng trong không gian một cách
đơn giản dễ hiểu.
- Hình vẽ: là các mô hình thể hiện các mối quan hệ địa lí
- Tranhảnh có nội dung địa lí: Sử dụng tranh ảnh mang lại hứng thú học tập cho học sinh rất cao
- Bảng dữ liệu: là những số liệu cụ thể của các đối tượng,các thông tin về nội dung bài học hoặc những bảng tổng kết kiến thức,...
- Biểu đồ: thể hiện cho mối tương quan giữa các số liệu và cácđại lượng
* Vai trò của kênh hình trong dạy học địa lí: Kênh hình vừa là phương tiện trực quan minh họa mà nó còn chứa đựng nội dung kiến thức và có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn khi sách giáo khoa chưa trình bàyđến. Giúp người học hứng thú hơn và góp phần cải tiến phương pháp dạy và học, nâng cao chất lường dạy học môn địa lí trong nhà trường.
1.3. Kĩnăng:
*Khái niệm: Kỹ năng là khả năng sử dụng tri thức và các kỹ xảo của mình một cách có mục đích và sáng tạo trong quá trình của hoạt động thực tiễn. Khả năng này là khả năng tự tạo của con người.
* Phân loại: Trong những năm gần đây, các nhà tâm lí học và lí luận dạy học đã phân biệt ra hai loại kĩ năng: kĩ năng ban đầu có trước kĩ xảo và kĩ năng hoàn thiện
được hình thành sau khiđã có kĩ xảo
1.4 Phương pháp dạy học tích cực
Quanđiểm dạy học theo hướng tích cực đồng nghĩa với việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò tích cực chủ động của người học. Dạy học tích cực không
chỉ quan tâmđến việc củng cố kiến thức lí thuyết cho học sinh mà quan tâmđến cả việc chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, tôn trọng mục đích, nhu cầu, khả năng, hứng thú, lợi ích học tập của học sinh.
Phương pháp dạy học tích cực có các đặc trưng như: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh; Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.; Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy với sự tự
đánh giá của trò; Vai trò chỉ đạo của giáo viên.
1.5.Đặc điểm tâm lí và trìnhđộ nhận thức của học sinh lứa tuổi trung học phổ thông
Các emđang trong thời kìđầu của lứa tuổi thanh niên. Có sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể cũng như tâm sinh lí. Bước sang tuổi thanh niên các em có cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn hay mình cũng gần giống người lớn, sắp trở thành người lớn. Ở độ tuổi này các emđã có khả năng phân tích, tổng hợp , khả năng tưduy rất tốt.
1.6.Đặc điểm chương trình SGKđịa lí lớp 10 (Ban nâng cao)
Chương trình sách giáo khoaĐịa lí luôn bám sátvà góp phần thực hiện mục tiêu chung chương trình trung học phổ thông và mục tiêu giáo dục bộ môn; Đảm bảo tính kế thừa và phát triển: củng cố và phát huy những kiến thức đã có của lớp dưới nhằm hoàn thiện học vấn phổ thông; Đảm bảo tính phổ thông, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Tính khoa học, hiện đại và cập nhật, phản ánh được những thành tựu mới của khoa học
Địa lí, những vấn đề của thế giới hiện đại.
2.Phương pháp hình thành kĩ năng khai thác kênh hình trong sách khoa cho học sinh trong dạy học địa lílớp 10 (ban nâng cao) theo hướng tích cực
2.1. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng để hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoađịa lí 10(ban nâng cao)
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
- Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ
- Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức qua các số liệu thống kê kinh tế và các biểu đồ
- Phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm - Phương pháp tranh luận
- Phương pháp tiếp cận khoa học - Phương phápđàm thoại
2.2. Phương pháp hình thành kĩnăng khai thác kênh hình trong sách khoa cho học sinh trong dạy học địa lí lớp 10 (ban nâng cao)
Trong hệ thống các kĩ năng bản đồ cần hình thành cho học sinh trung học phổ thông thìđối với sách giáo khoa lớp 10 cần hình thành cho các em kĩ năng về bản đồ nhưsau:
- Kĩ năng nhận biết, chỉ vàđọc các đối tượng địa lí trên bản đồ - Kĩ năng xác định vị trí địa lí trên bản đồ
- Kĩ năng mô tả khí hậu trên bản đồ
- Kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ
VD: Hướng dẫn HS khai thác hình 26.1: Các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới. SGK Địa lí 10 (Ban nâng cao – trang 86). Qua bản đồ này đối tượng mà HS cần xácđịnh đó là các kiểu thảm thực vật. Phải xác định xem VTĐL phân bố của các thảm thực vật này. Trên cơ sở các hiệu ước trong bảng chú giải, HS phải xem các đới này nằm ở đâu? Khoảng vĩ độ nào? Sự phân bố thuộc những khu vực , châu lục nào? GV hướng dẫn HS định hướng có những thảm thực vật nào, vị trí các vĩ độ? Hànđới, Ôn
đới, cận nhiệt , nhiệt đới, cận xích đạo,xích đạo. Thảm thực vật rừng nhiệt đới xích đạo thấy tập trung ở các vĩ độ 80
B - 200N đối với Châu Phi, đối với châu Mỹ thì giới hạn này lại rộng hơn...
2.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác sơ đồ
Sơ đồ có thể thể hiện được nội dung của hiện tượng địa lí, mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng địa lí này với hiện tượng địa lí khác. Nó có thể tóm tắt nội dung bài học một cách ngắn gọn, cô đọng và xúc tích. Để hướng dẫn học sinh khai thác sơ đồ giáo viên chỉ cần dẫn dắt các em theo mức độ sau: Giáo viên đưa ra sơ đồ hoàn chỉnh quađó giáo viênđặt câu hỏi cho học sinh trả lời; xây dựng sơ đồ chưa hoàn chỉnh, yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ; xây dựng sơ đồ trống yêu cầu học sinh tìm tòi kiến thức
điền vào nội dung sơ đồ; giáo viên yêu cầu học sinh tự lập sơ đồ theo nội dung bài học.
2.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu thống kê
Giáo viên cho học sinh đọc tên bảng số liệu thống kê, xácđịnh mục đích của bảng nhằm giải quyết nội dung gì, vấn đề gì của bài, của chương?Đọc đề mục cột, hàng,đưa ra nhận xét về đặc điểm hiện tượng được biểu thị qua số liệu; dự kiến việc sử dụng các số liệu vào nội dung nào, phần nào của bài? Phương pháp tiến hành (phân tích từng số liệu, liên hệ các số liệu..); hướng dẫn về kĩ năng khai thác bảng; đưa ra những bài tập về lập và phân tích bảng số liệu tương tự.
2.5. Phương pháp khai thác bảng dữ liệu
Giáo viên cho học sinh khai thác bảng dữ liệu chữ theo các bước như: Cho các emđọc tên bảng dữ liệu; Đọc các thông tin trên bảng dữ liệu; hệ thống các dữ liệu theo mục đích bài học; giáo viên cho học sinh tổng kết bảng dữ liệu.
2.6. Phương pháp hướng dẫn HS khai thác hình vẽ và tranhảnh
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đưa ra câu hỏi hoặc những vấn đề thắc mắc về nội dung hình vẽ; tổ chức cho học sinh thảo luận những vấn đề xung quanh nội dung của hình vẽ; yêu cầu học sinh ghi nhận xét hay bình luận của mình vào giấy, có thể yêu cầu học sinh liên kết kinh nghiệm bản thân với hìnhảnh đang được quan sát. Giáo viên
tổng kết lại nội dung hình vẽ thông quan đó nhận xét và đánh giá nội dung hoc sinh trình bày.
2.7. Phương pháp hướng dẫn kĩ năng khai thác biểu đồ
Giáo viên cần cho Xác định biểu đồ thuộc loại nào? Được thể hiện bằng hình thức nào? Xác định nội dung của biểu đồ thể hiện. Xem xét cách biểu hiện của các số liệu trên biểu đồ. Xác định vị trí, vai trò, của từng thành phần trong biểu đồ. Hướng dẫn HS phân tích các số liệu trên biểu đồ, định tính, định lượng; cơcấu và mối quan hệ các hiện tượng; nhận xét; giải thích. Ra những bài tập cho HS rèn luyện kĩ năng biểu đồ. Có thể cho HS các bài tập vẽ biểu đồ để rèn luyện kĩ năng với các số liệu
3. Các giáo án minh họa
- Giáo án 1: Bài 41:Địa lí ngành chăn nuôi
- Giáo án 2: Bài 44:Vai trò vàđặc điểm của công nghiệp. Cácnhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
- Giáo án 3: Bài 45:Địa lí các ngành công nghiệp(tiết 1)
KẾT LUẬN
Hiệu quả của việc dạy học Địa lí phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng học sinh biết cách làm việc với các phương tiện dạy học nói chung, kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng. Vì vậy, tổ chức cho học sinh khai thác các tri thức địa lí qua kênh hình là rất cần thiết. Trên cơsở hình thành cho các em kĩnăng khai thác kênh hình thì người giáo viênđã tạo cho các em phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Để có được kĩ năng đòi hỏi giáo viên phải luôn tạo ra cơhội vàđiều kiện
để học sinh được làm việc với kênh hình, từ đó có được những kiến thức và kĩ năng địa lí cần thiết. Để có thể sử dụng kênh hình một cách có hiệu quả cao, giáo viên cần nắm được các nguyên tắc, yêu cầu trong việc sử dụng kênh hình, biết cách hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình theo hướng đề cao chủ thể nhận thức của học sinh.
Đề tài này đã giúp cho em khắc phục được những hạn chế về kiến thức về hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong quá trình dạy học. Từ đó ý thức về nội dung, chương trình mới, ý thức về việc phải trau dồi kiến thức học tập hơn nữa để tiếp cận với những phương pháp giảng dạy mới, những thayđổi trong giáo dục hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] N.N.Baranxki, 1972.Phương pháp giảng dạy địa lí kinh tế- Tập II, NXB Giáo dục [2] Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh, 2007. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa 10, NXB Giáo dục
[3] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2007.Lý luận dạy học địa lí, NXBĐại học Sưphạm
[4] Nguyễn Thị Dung, 2005. Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lý 11 THPT theo hướng tích cực - Luận văn Thạc sĩ.