Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào dạy học Địa lý lớp 10(Ban cơ bản)

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 58 - 61)

- Phương pháp đàm thoại gợi mở với bản đồ giáo khoa

2. Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào dạy học Địa lý lớp 10(Ban cơ bản)

2.1. Các bước tiến hành phương pháp vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề

Tình huống có vấn đề là khâu then chốt của dạy học giải quyết vấn đề. Xây dựng tình huống có vấn đề là bước khởi đầu vô cùng quan trọng. Căn cứ vào cơsở lí thuyết và thực tiễn của dạy học giải quyết vấn đề, tôi xin nêu ra quy trình xây dựng tình huống có vấn đề qua sơ đồ sau:

Sơ đồ : Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề

2.2. Các loại tình huống có vấn đề

Trong báo cáo của mình tôiđã xây dựng tình huống có vấn đề điển hình là: Tình huống nghịch lí, Tình huống lựa chọn, Tình huống “tại sao”.

a. Tình huống nghịch lí

Ví dụ: Xây dựng tình huống nghịch lí khi dạy bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên TráiĐất

Ở bài này, nội dung được chọn để xây dựng tình huống có vấn đề là mục 2: Các khối khí. Giáo viên nêu tình huống có vấn đề nhưsau:

Vì sao khối khí chí tuyến ở vĩ tuyến cao hơn lại rất nóng còn khối khí xích đạo nằm ở vĩ tuyến thấp hơn mà lại mát ẩm hơn so với khối khí chí tuyến?

b. Tình huống lựa chọn

Ví dụ: Xây dựng tình huống lựa chọn khi dạy bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững

Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho tình huống lựa chọn nhưsau:TráiĐất rất giàu tài nguyên thiên nhiên, nhiều cảnh quan đẹp. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế thì tài nguyên thiên nhiênđã bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, nếu em là một nhà hoạch định kinh tế tương lai em sẽ phát triển kinh tế nhanh hay phát triển chậm lại để bảo vệ môi trường?

Bước 1

Nghiên cứu kĩ nội dung, xác định mục tiêu của bài học và chọn nội dung đáp ứng

được yêu cầu của tình huống có vấn đề Bước 2 Xác định các mâu thuẫn cơ bản trong nhận thức của học sinh Bước 3

Điều chỉnh, hoàn thiện yêu cầu của tình huống có vấn đề và

đặt học sinh vào tình huống có vấn đề

c. Tình huống tại sao

Ví dụ khi dạy bài 40:Địa lí các ngành thương mại

Giáo viên có thể đặt câu hỏi : Tại sao các cường quốc về ngoại thương lại chi phối

mạnh mẽ nền kinh tế thế giới?

2.2. Các nội dung bài học Địa lý lớp 10 (Ban cơ bản) có thể vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào dạy học.

Trong chương trìnhĐịa lý 10 ( Ban cơbản) tôi đã lựa chọn được 6 bài học có thể áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, với 7 tình huống vấn đề được đưa ra

2.3. Cách sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học Địa lý lớp 10 (Ban cơbản).

Việc sử dụng tình huống có vấn đề đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên, giáo viên có thể căn cứ vào nội dung bài học, tình hình cụ thể của lớp học để sử dụng cho phù hợp. Nhờ vậy, giờ học sẽ tránh được sự gò bó, cứng nhắc. Do đó việc lưạ chọn thời điểm xuất hiện của tình huống có vấn đề cũng là một vấn đề cần thiết. Những thời điểm được chọn để xuất hiện tình huống có vấn đề gồm: Sử dụng tình huống có vấn đề để định hướng bài mới; Sử dụng tình huống có vấn đề để tìm tòi tri thức mới của bài học; Sử dụng tình huống có vấn đề

để củng cố, đánh giá.

2.4. Một số giáo án minh họa.

Tác giả đã soạn hai giáo án cụ thể trong chương trìnhĐịa lý lớp 10 ( Ban cơbản) - Bài 16: Sóng, Thủy triều và Dòng biển.

- Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề rất phù hợp với chương trình Địa lí lớp 10 (Ban cơ bản), với cấu trúc thiết kế theo hướng đổi mới đòi hỏi giáo viên và học sinh tăng cường hơn nữa việc hình thành và phát triển các năng lực tự học và sáng tạo của học sinh.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu phương pháp dạy học giải quyết vấn đề không những tôi đã hiểu rõ hơn về việc vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn

đề trong dạy học mà còn hiểu hơn về việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực khác vào dạy học ở trường trung học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ giáo dục vàđào tạoSách giáo khoa và sách giáo viên môn Địa lí lớp 10 ban cơbản,NXB giáo dục.

[3]Đỗ Thị Bình Vai trò của người giáo viên trong các PPDH tích cực. Tạp chí

Thông tin Khoa học Giáo dục số 104/2004

[4] I. LecneDạy học nêu vấn đề.NXB GD Hà Nội 1997

[5] Trần Bá Hoành, 2001. Đổi mới phương pháp dạy học ở trung học cơ sở. Bộ Giáo dục vàĐào tạo

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG CÁC GIỜ HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠSỞ HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠSỞ

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Mai Trâm- K57B Đoàn Thị Tuyết- K57 B Cán bộhướng dẫnkhoa học: ThSĐoàn Thị Thanh Phương

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đứng trước những yêu cầu và thách thức của thời đại thì giáo dục phải thực sự

đổi mới nhằm “đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tế ”, và Địa lý cũng nhưcác môn học khác cần phải phát triển và bồi dưỡng cho học sinh năng lực tưduy và hànhđộng cần thiết. Tuy nhiên,đổi mới phương pháp dạy học Địa lý còn diễn ra chậm chạp chưa đápứng được yêu cầu cải cách giáo dục. Phổ biến cách dạy hiện nay vẫn là thuyết trình, liệt kê kiến thức, thấy chủ yêú là người phát vấn thông tin và ít kiểm soát được công việc học của trò, trò là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động, ít có cơhội để phát huy tính tích cực độc lâp nhận thức của bản thân. Do vậy để nâng cao chất lượng dạy và học Địa lý thì vấn đề cấp bách hiện nay là tổ chức cho học sinh tích cực độc lập giải các bài tập nhận thức. Theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm vàđịnh hướng tăng cường hoạt động của học sinh nhằm phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo.

NÔI DUNG

1. Cơsở lý luận và thực tiễn việc xây dựng các bài tập nhận thức trong các giờ học Địa lý lớp 9 ởtrường THCS

1.1. Cơsở lý luận

- Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: Mục tiêu giáo dục vàđào tạo của nước ta là “đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tế ”. Từ đó góp phần thực hiện mục tiêu lớn của đất nước là làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đảm bảo được mục tiêu trên thì phải có sự đổi mới giáo dục, nội dung giáo dục phải đảm bảo được tính toàn diện và hiện đại, việc sử dụng bài tập nhận thức là yếu tố hàngđầu để nâng cao chất lượng dạy học Địa lý.

- Cơsở tâm sinh lý của học sinh trong quá trình học tập thông qua bài tập nhận thức: Học sinh ở lứa tuổi lớp 9 đang có sự chuyển biến mạnh về tâm, sinh lý nênđòi hỏi các nhà giáo dục phải có những biện pháp nhịp nhàng nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.

- Bài tập nhận thức trong dạy học Địa lý:

* Khái niệm:

+ Bài tậpnhận thức là hạt nhân của công tác độc lập của học sinh: Bất kỳ bài tập nhận thức nào cũng chứa đựng những tình huống xung đột làm cho học sinh có ham muốn tìm tòi phép giải nên học sinh sẽ phân tích, huy động những kiến thức của mình, tìm tòi thêm cái mới để giải quyết bài tập.

+ Bài tập nhận thức là bài toán nhận thức : Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức và con đường để giành lấy kiến thức. Ngoài ra nó còn mang niềm vui cho người tìm ra lời giải.

* Vai trò của bài tập nhận thức

Phát huyđược tính tích cực và chủ động trong quá trình dạy và học, là công cụ

để củng cố và hoàn thành kiến thức đã có, hình thành kiến thức mới và thế giới quan khoa học cho học sinh, là công cụ quan trọng để phát huy năng lực tưduy và năng lực thực hành cho học sinh.

* Phân loại bài tập nhận thức:

+Bài tập nhận thức truyền thống : Nhằm củng cố, khái quát hoá kiến thức.

+ Các bài tập dạng test: Nhằm kiểm tra, đánh giá sơ bộ, ôn tập và củng cố kiến thức.

+ Bài tập nhận thức xây dựng: Thiết lập các mối liên hệ nhân qủa, hệ thống kiến thức đã học.

1.2. Cơsở thực tiễn

- Tình hình dạy học Địa lý hiện nay: Quá trìnhđổi mới phương pháp dạy học

Địa lý đạt được nhiều thành công song vẫn còn nặng về thuyết trình, diễn giải thiếu sự gợi mở, làm hạn chế sự sáng tạo của học sinh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học thì cần phải xây dựng những bài tập nhận thức phát huy các hoạt động tích cực của học sinh.

- Việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh hiện nay: Một số giáo viênđã xây dựng và sử dụng rất hiệu quả bài tập nhận thức trong giảng dạy Địa lý làm cho giờ học vui vẻ, học sinh thích thú, chủ động, tự giác học tập nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều các thầy cô giáo chậm đổi mới không phát huy được tính tích cực của học sinh gây nên không khí buồn tẻ trong các giờ học.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)