THIẾT KẾ PHẦN MỞ ĐẦU TRONG BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ 11( BAN CƠ BẢN)

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 34 - 38)

- Phức tạp hóa hay đơn giản hóa cái tìm: Tức là rút bớt hoặc tăng thêm dữ liệu, thông tinở “cái tìm”.

2. Sử dụng phương pháp đóng vai để tổ chức hoạt động ngoại khóa có nội dung giáo dục môi trường cho học sinh qua chương trìnhĐịa lí

THIẾT KẾ PHẦN MỞ ĐẦU TRONG BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ 11( BAN CƠ BẢN)

Sinh viên thực hiện: Trịnh Thùy Linh - K57D Cán bộhướng dẫnkhoa học: ThSĐoàn Thị Thanh Phương

ĐẶT VẤN ĐỀ

Luật giáo dục Việt Nam luôn đề cao phát triển giáo dục, chú trọng việc rèn luyện nhân tài chođất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trênđà phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa,đòi hỏi hệ thống Giáo dục - Đào tạo phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục vàđào tạo. Và một vấn đề đặt ra là người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để hướng dẫn, tổ chức vàđiều khiển học sinh phát huy hết năng lực trong quá trình tìm kiếm tri thức.

Tuy nhiên một điểm yếu trong thực tế dạy học ở trường phổ thông hiện nay là giáo viên chưa chú trọng vào phần mở đầu bài giảng, không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên thường vào bài chiếu lệ hay kiểm tra bài cũ, răn đe học sinh trước giờ vào học làm tâm lý học sinh luôn lo lắng, căng thẳng hay nhàm chán dẫn đến ức chế trong cả buổi học.

hưởng rất lớn tới kết quả của quá trình dạy học. Điều quan trọng bậc nhất trong quá trình dạy học lấy học sinh làm trung tâm là “giúp cho người học biết cách suy nghĩ, biết cách học tập và có tháiđộ ham học tập, làm cho người học có ý chí tự học suốt đời” .

NỘI DUNG

1. Cơsở lí luận và thực tiễn

1.1. Những khái niệm có liên quanđến thiết kế phần mở đầu a. Bài học Địa lí :

“Bài học là một đơn vị của nội dung dạy học, có vị trí xác định trong hệ thống một cuốn sách giáo khoa và có quan hệ chặt chẽ với các bài học khác trong toàn bộ sách giáo khoa.”

b. Tiết học địa lí:

Tiết học đó là một khoảng thời gian của quá trình dạy học, trong đó học sinh tự giác, tích cực lĩnh hội nội dung học vấn và giáo dục dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viênđể hình thành nhân cách và phát triển năng lực trí tuệ.

c. Giáo án là bản thiết kếbài giảng:

Giáo án là bản thiết kế 1 bài giảng, trong đó nêu rõ các bước chủ yếu, các hoạt

động của giáo viên và học sinh, đồng thời cũng nêu lên những điểm cơbản về nội dung và phương pháp của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục đích cụ thể mà người giáo viên xácđịnh trước theo yêu cầu của chương trình học.

Trong khi thiết kế bài giảng, người giáo viên phải chú ý đến đầy đủ các mặt: mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp dạy của giáo viên, phương pháp học của học sinh, hiệu quả… tức là phải chú ýđến tất cả các nhân tố của quá trình dạy học.

d. .Khái niệm bài giảng

Bài giảng là bản thiết kế ( giáo án ) đãđược người giáo viên thực hiện trên lớp. Bài giảng là nơi thể hiện một cách tập trung và sinhđộng nhất những quan điểm, những xu hướng khác nhau – nơiđối lập những quan điểm cũ và mới, quan điểm truyền thống và hiện đại, giữa sự rập khuôn và sự sáng tạo của người giáo viên.

e. Phần mở đầu của bài giảng

Theo quan niệm về việc thiết kế bài học Địa lí theo công thức GLOSS – OFF thì phần đầu của bài học – GLOSS, là chữ viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh, bao gồm :

+ G: Get the trainees attention interest and involvement ( thu hút sự quan tâm chú ý và tham gia của người học )

+ L: Link with things the trainees may already have experienced ( gắn bài học với những kiến thức hay kinh nghiệm mà người học đã có ).

+ O: Outcome of the session ( các kết quả cần đạt của bài giảng) + S: Structure of the session ( cấu trúc của bài giảng )

1.2. Cơsở để thiết kế phần mở đầu và những kĩ thuật bổ trợ công tác thiết kế phần mở đầu

Là một phần của thiết kế bài giảng, nên việc thiết kế phần mở đầu để đạt hiệu quả , giáo viên vẫn phải dựa vào các cơsở để thiết kế một bài giảng hiệu quả. Đó là: Phải dựa vào mục tiêu bài học, trình độ chuyên môn (kiến thức khoa học) của người giáo viên, khả năng sưphạm (tiềm năng nghề nghiệp) của giáo viên, những điều kiện về phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học Địa lí.

Không có một kỹ thuật đơn lẻ tốt nhất cho phần mở đầu mộtbài học. Ở đây, tôi chỉ nêu một số kỹ thuật cho những mục tiêu chuyên biệt.

a. Thu hút sự chú ý

Có nhiều kỹ thuật hữu hiệu để thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học. Chúng luôn bổ trợ cho nhau nhằm đạt mục tiêu chung là nâng cao chất lượng dạy - học.

Chào học sinh với sự nhiệt tình là thao tácđầu tiên khi giáo viên vào lớp học. Sự nhiệt tình của người dạy luôn làđiều kiện không thể thiếu trước khi bắt đầu bài giảng.

Cho học sinh xem các vật thật, mô hình bìa, sử dụng các phương tiện dạy học mang tính trực quan gây ấn tượng mạnh.

` Sử dụng một câu chuyện hài hước, câu chuyện ngắn, một bài thơ, một câu chuyện riêng tư, một sự kiện mới,… có liên quan tới nội dung và mục tiêu bài học. Những câu hỏi có tính thử thách luôn kích thích sự tò mò của học sinh quan tâm của học sinh. Trái với những câu hỏi có tính thử thách, 1 câu hỏi “quá đơn giản” cũng tạo nên sự bất ngờ, thu hút sự chú ý và thúcđẩy học sinh trả lời.

b. Tạo sự hấp dẫn

Thông thường học sinh sẽ tìm thấy một chủ đề thú vị nếu nó liên quan đến kinh nghiệm cuộc sống của họ (không phải qua sách vở hay những bài học trước) hoặc liên quanđến công việc mà họ đã cóđịnh hướng sẽ làm trong tương lai.

Những kỹ thuật khác có thể làđưa cho học sinh một tài liệu phát tay lý thú, có liên quanđến bài học, cuộc sống bên ngoài xã hội để nâng cao sự hấp dẫn, lý thú cho bài giảng.

Một kỹ thuật khác có thể sử dụng như đưa ra một sản phẩm đẹp có nguồn gốc từ nước ngoài với một câu hỏi ngỏ .

c. Cung cấp một cái nhìn tổng quan

Khi cung cấp một cái nhìn tổng quan giáo viên nên:

-Đưa ra lời phát biểu ngắn gọn, rõ ràng về các mục tiêu bài học - Nêu tổng quát những gì học sinh sẽ phải làm trong quá trình học

- Phân loại phần mở đầu theo nội dung, hình thức dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học.

1.3.Cơsở thực tiễn của thiết kế phần mở đầu

Để xác lập cơsở thực tiễn cho việc thiết kế phần mở đầu bài giảng Địa lí 11 chúng tôi đã tìm hiểu thực tế hiện trạng việc thiết kế phần mở đầu bài giảng của giáo

viên một số trường THPT: Trường THPT Đoàn Thị Điểm (Hà Nội); Trường THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội); Trường THPT Yên ThủyB (Hòa Bình); Trường THPT Cẩm Khê (Phú Thọ); Trường THPT Hiến Quang (Phú Thọ) Trường THPT Lương Sơn (Hòa Bình). Bằng các phương phápđiều tra như: thu thập, phân tích tài liệu (giáo án), quan sát thực tế giảng dạy của một số giáo viên và phát phiếu điều tra tại một số trường THPT. Quađiều tra tôi đã thuđược kết quả nhưsau :

- Về phía học sinh: Kết quả có sự chênh lệch trong quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh phổ thông ở nông thôn và thành phố. Nếu nhưhọc sinh nông thôn trên 65% học sinh không nghe phần mở đầu. Còn với học sinh thành phố, trên 70% học sinh chú ý, tích cực tham gia vào phần mở đầu bài giảng của giáo viên.

- Về phía giáo viên: Việc sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên nói chung vẫn theo kiểu truyền thống là chủ yêu (70%), việc thiết kế phần mở đầu chiếm 65%, thiết kế theo phương pháp diễn giảng 60%. Bởi vì GV tập trung dành nhiều thời gian kiểm tra bài cũ, không quan tâm đến việc thiết kế phần mở đầu bài giảng.

2. Các phương án thiết kế phần mở đầu cho một số bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơbản )

2.1.Đưa ra một vài số liệu thống kê liên quanđến chủ đề sẽ dạy :

Ví dụ : Khi dạy bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu, giáo viên có thể đưa ra bảng số liệu thôngtin thế giới .Sau đó giáo viên có thế đưa ra câu hỏi : Em có dự đoán gì về số dân thế giới trong tương lai? Tại sao lại có những dự đoán đó? Gọi một học sinh trả lời. GV: Theo các em, bạn trả lời nhưvậy đãđúng vàđủ chưa? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài 3: “ Một số vấn đề mang tính toàn cầu”.

2.2.Đưa ra một nhận định thâu tóm được nội dung bài dạy bằng một câu nói nổi tiếng hay một câu ca dao, tục ngữ. Hay một đoạn trích , một bài báo nhỏ

Ví dụ: Cô giáo kể lại buổi sáng hôm nay trước khi đi làm cô nghe thấy chương trình “Chào buổi sáng” nói rằng “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Nga”. Tại sao họ lại nói như vậy? Tương lai các em có thể trở thành những nhà Địa lý học, sao chúng ta không tìm hiểu bài 8: Liên Bang Nga, tiết 1: Tự nhiên, dân cưvà xã hội để lý giải câu nói này của họ.

2.3.Đưa ra biểu đồ, tranh ảnh liên quanđến chủ đề sẽ dạy

Ví dụ: Bài 9: “Nhật Bản” Hình 9.1 trong SGK ( trang 74)được coi là biểu tượng của nước Nhật, em hãy trình bày hiểu biết của mình về hìnhảnh này?

Bài 9 các em sẽ được học về Nhật Bản - nước phát triển mạnh nhất châu Á, cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Sự thành công của Nhật Bản trong quá trình phát triển là bài học quý báu cho Việt Nam.

2.4. Gắn bài học với những kiến thức và kinh nghiệm học sinhđã có

phát cho mỗi bàn một bài kiểm tra ngắn trong 5 phút, có chấm điểm và tínhđiểm chung cho cả bàn với nội dung nhưsau:

- Trung Quốc có diện tích tự nhiên lớn thứ mấytrên thế giới?

- Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan là 3 tỉnh của Trung Quốc, đúng hay sai?

- Lãnh thổ Trung Quốc về mặt tự nhiên được chia làm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?Đặc điểm chính?

- Số dân Trung Quốc đứng thứ mấy trên thế giới? Bao gồm bao nhiêu dân tộc? - Tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên ở Trung Quốc đạt giá trị cao nhất thế giới là 90%?Đúng hay Sai?

Sau khi hết 5 phút, GV thu bài, công bố kết quả. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem những đặc điểm đó của Trung Quốc đãảnh hưởngtới nền kinh tế Trung Quốc nhưthế nào?

2.5. Thông báo cấu trúc bài giảng

Ví dụ: Bài 8 (tiết 3): “Thực hành tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của LB Nga”

GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành :

- Vẽ và nhận xét biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDPcủa LB Nga qua các năm. - Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp của LB Nga, giải thích sự phân bố đó.

Ngoài ra còn các phương pháp khác như : trắc nghiệm nhỏ, tổ chức trò chơi, phương phápđóng vai và phương phápđộng não.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 34 - 38)