CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG, CHỮA CHÁY RỪNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 69 - 73)

- Phương pháp đàm thoại gợi mở với bản đồ giáo khoa

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG, CHỮA CHÁY RỪNG Ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG, CHỮA CHÁY RỪNG Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Châm - K58A Phạm Thị Nhung - K58TN Cán bộ hướng dẫn khoa học : Th.S Đỗ Văn Thanh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là tài nguyên quý báu của nước ta, có khả

năng tái tạo phong phú, đa dạng có giá trị to lớn nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân, văn

hóa cộng đồng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia. Việc bảo vệ, phát

triển tài nguyên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng do Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

được Nhà nước quan tâm đầu tư. Bộ Lâm nghiệp trước đây, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp tổng hợp trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng vàđã thu được nhiềukết quả. Tuy nhiên vẫn chưa đápứng được

yêu cầu bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững. Nguy cơtiềm ẩn làm suy thoái tài nguyên rừng do cháy rừng gây ra vẫn thường xuyênđe dọa. Nạn cháy rừng

vẫn có nơi còn xảy ra nghiêm trọng.

Đặc biệt vụ cháy rừng xảy ra ở khu vực các tỉnh phía Tây Bắc nước ta hồi tháng

2 năm 2010 đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái rừng và

ảnh hưởng lớn đến đời sống của các cộng đồng dân cư. Chưa bao giờ việc phòng chống

chữa cháy rừng ở nướcta trở thành nhu cầu cấp bách và cần thiết nhưvậy. Câu hỏi đặt

raở đây là, tại sao chúng ta đã chú trọng rất nhiều vào công tác phòng chống, chữa cháy

rừng mà hiệu quả đem lại vẫn chưa cao?

Báo cáo khoa học này xin được trình bày một cách cụ thể về các biện pháp

phòng chống chữa cháy rừng ở Việt Nam đồng thời đưa ra một số đề xuất trong công

tác phòng chống cháy rừng ở nước ta.

NỘI DUNG

1. Khái quát chung về rừng và hiện trạng cháy rừng ở Việt Nam

1.1. Khái quát về rừng Việt Nam

Tínhđến năm 2004, nước ta hiện có 10.915.593 ha rừng bao gồm rừng tự nhiên: 9.444.198 ha, rừng trồng: 1.471.394 ha, thuộc ba loại rừng: sản xuất, phòng hộ đầu

nguồn, rừng đặc dụng; trong đó có khoảng 6 triệu ha rừng dễ cháy.

1.2. Hiện trạng cháy rừng ở Việt Nam

Ngày nay tuy công tác phòng chống chữa cháy rừng ở Việt Nam đãđược các bộ

ra nghiêm trọng. Theo số liệu tổng hợp các vụ cháy rừng từ đầu năm đến tháng 12 năm

2009 trênđịa bàn nước ta đã có 1.557,20 ha rừng bị cháy. Trong đó rừng đặc dụng là 38,42 ha; rừng phòng hộ là 398,21 ha; rừng sản xuất là 1.120,57 ha.

1.3. Quy tắc phòng và chữa cháy rừng

Trong phòng chống chữa cháy rừng mọi người cần phải biết và thực hiện

nghiêm chỉnh 10 điều quyđịnh cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4. Luật pháp về bảo vệ rừng

Nhà nước đã ban hành luật bảo vệ và phát triển rừng, các Nghị định, Chỉ thị,

thông tưnhằm tạo ra hành lang pháp lýđể bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên rừng.

2. Các biện pháp công trình phòng cháy, chữa cháy rừng

2.1. Tổ chức mạng lưới dự báo cháy rừng theo phương thức tổng hợp 2.1.1. Khái niệm

Muốn bảo vệ được tài nguyên rừng một cách chủ động và có hiệu quả thì phải dự

báo được khả năng có thể xảy ra cháy rừng ở từng địa phương. Nghĩa là phải tìm ra được mối quan hệ đa chiều giữa các yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu, lập địa và kinh tế xã hội tác động thường xuyên liên tục lên nguồn vật liệu cháy. Từ đó tổ chức, xây

dựng các phương án, kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng một cách phù hợp cho từng

vùng sinh thái rừng khác nhau.

2.1.2. Dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng

- Xácđịnh mùa cháy rừng

Mùa cháy rừng là khoảng thời gian bao gồm những tháng khô, hạn, kiệt mà các nhân tố khí tượng thủy văn thường xuyên gâyảnh hưởng làm cho nguồn vật liệu cháy

phát sinhở trong rừng ven rừng bốc thoát hơi nước, bị khô nỏ dễ bắt lửa.

- Phương pháp dự báo tổng hợp theo tiến sĩ Phạm Ngọc Hưng

Để giúp cho việc chủ động phòng cháy hàng ngày và dài ngày thì trong suốt mùa cháy người ta tiến hành dự báo ngắn hạn và dự báo dài hạn theo tuần khí tượng (7 - 10 ngày). Có nhưvậy mới tăng cường được khả năng phòng ngừa, tuần tra, phát hiện kịp

thời các đám cháy để huy động nhanh chóng lực lượng và phương tiện cứu chữa nhằm

hạn chế đến mức thấp nhất nạn cháy rừng xảy ra trong mùa khô. - Dự báo theo độ ẩm vật liệu cháy

Muốn tiến hành phương pháp dự báo này, chúng ta phải tiến hànhđo sấy vật liệu

cháy. Qua các công trình nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng giữa độ ẩm nhỏ nhất của

vật liệu cháy với nhiệt độ cao nhất trong ngày có mối quan hệ chặt chẽ.

- Dự báo theo chỉ tiêu P thêm yếu tố gió

Năm 1991, Kooper - chuyên gia người Austraylia dự báo cháy rừng đã sử dụng

yếu tố gió để điều chỉnh dự báo theo chỉ tiêu Pở Việt Nam.

Các phương pháp dự báo mức độ nguy hiểm về cháy rừng theo các chỉ số trên đây thực ra cũng còn chưa toàn diện, bởi vì các phương phápấy cũng chỉ mới nêuđược

mối tương quan giữa mức độ nguy hiểm của cháy rừng với 3 yếu tố khí tượng thủy văn

nhưnhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu cháy… Vì vật liệu cháy thường xuyên phát sinh, biến động trong rừng và ven rừng nên những phương phápđó chưa phản ánh

đúng trạng thái thực tại trong điều kiện tự nhiên của rừng. Nước ta đã áp dụng rộng rãi phương pháp tổng hợp thay cho các phương pháp trên.

- Thông tin về dự báo cháy rừng

Duy trì, đảm bảo thông tin suốt trong mùa cháy rừng là việc làm cấp bách,

thường xuyên, liên tục, sâu rộng ở các đơn vị quân đội, nông trường, lâm trường đóng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong rừng và ven rừng.

- Quyđịnh cấp dự báo cháy rừng ở các tỉnh

Cấp dự báo cháy rừng gồm 5 cấp, từ cấp I đến cấp IV.

- Hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến

Để tiện cho công tác theo dõi, phòng và dự báo cháy rừng, Cục Kiểm lâm thuộc

Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sử dụng hệ thống theo dõi cháy rừng trực

tuyến trên webside của Cục để các cở sở Kiểm lâm trong cả nước tiện theo dõi. - Tổ chức thực hiện việc dự báo phòng chống cháy rừng ở cơsở

2.1.3. Một số biện pháp phòng cháy rừng

- Biện pháp lâm sinh

+ Xây dựng đường băng cản lửa

+ Xây dựng đai cây xanh phòng cháy - Kênh phòng cháyở rừng tràm - Xây dựng các hồ chứa nước

- Quy vùng sản xuất nương rẫy để phòng cháy lan vào rừng

- Một số biện pháp làm giảm vật liệu cháy

+ Xử lí vật liệu cháy bằng đốt trước vật liệu cháy.

+ Xây dựng kế hoạch, xác định phạm vi, đối tượng, thời gian đốt và biện pháp

an toàn khiđiều hànhđốt trước.

- Vệ sinh rừng, chăn thả gia súc làm giảm vật liệu cháy

- Xây dừng hệ thống chòi canh phát hiện cháy rừng.

2.2. Biện pháp chữa cháy an toàn khi cháy rừng 2.2.1. Các biện pháp chữa cháy rừng

- Tổ chức đội hình chữa cháy.

- Kĩ thuật chữa cháy: chủ yếu là cách tổ chức tiếp cận đám cháy và tấn công vào đám cháy.

- Biện pháp chữa cháy gián tiếp: là biện pháp dùng lực lượng và phương tiện

để giới hạn đám cháy, nó thường áp dụng cho những đám cháy lớn, diện tích trên 1 ha và diện tích còn lại của khu rừng rất lớn.

- Biện pháp trực tiếp: là biện pháp sử dụng tất cả các phương tiện từ thủ công

đến cơgiới hiện đại, nhưmáy phun nướcvà hoác chất tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa. Nó có tác dụng rất tốt đối với những đám cháy nhỏ với diện tích dưới 1

ha và thường áp dụng đối với các đám cháy mặt đất, cháy ngầm.

2.2.2. Kĩ thuật an toàn laođộng khi chữa cháy

- Nắm chắc đặcđiểm vùng rừng dễ cháy.

- Chuẩn bị dụng cụ phương tiện chữa cháy.

- Bố trí lực lượng chữa cháy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Các biện pháp hành chính, tuyên truyền giáo dục về phòng chống, chữa cháy rừng

3.1. Biện pháp hành chính, tổ chức bảo vệ rừng

3.1.1. Vai trò của biện pháp hành chính, tổ chức lực lượng

Trong phòng chống, chữa cháy rừng phải luôn luôn quán triệt phương châm

“Phòng là chủ yếu, chữa phải khẩn trương, kiên quyết, kịp thời, triệt để”. Khi phát hiện

được đám cháy rừng phải huy động mọi lực lượng, phương tiện tại chỗ để chữa cháy.

3.1.2. Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng

3.2. Biện pháp tuyên truyền giáo dục phổ cập trong các cộng đồng về việc phòng cháy, chữa cháy rừng

Một trong những biện pháp cấp bách hiện nay là phải ra sức tuyên truyền, giáo

dục, phổ cập, thi đua bảo vệ rừng một cách thường xuyên, liên tục sâu rộng trong các

tầng lớp nhân dân ở các vùng rừng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng chống chữa cháy rừng.

3.3. Xây dựng bản đồ phòng cháy, chữa cháy rừng của vùng trọng điểm dễ cháy

KẾT LUẬN

Các biện pháp phòng chống chữa cháy rừng ở Việt Nam bao gồm các quy tắc

phòng chống chữa cháy rừng, các biện pháp công trình phòng cháy, chữa cháy rừng; các

biện pháp chữa cháy rừng, an toàn khi cháy rừng; biện pháp hành chính tổ chức bảo vệ

rừng, tuyên truyền giáo dục phổ cập trong các cộng đồng dân cư về việc phòng cháy, chữa cháy rừng; luật pháp bảo vệ rừng; xây dựng bản đồ phòng cháy, chữa cháy rừng…

Qua việc tìm hiểu những biện pháp này chúng ta đã tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế rất có ích trong việc phòng chống chữa cháy rừng ở địa phương mình sinh sống.

Tuy nhiên thực tiễn kinh doanh và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng cho thấy rằng

công tác chữa cháy rừng tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề lớn. Chúng ta cần các dụng

trong nước để giảm chi phí sản xuất. Chúng ta nên thu thập những ý tưởng thiết kế

những dụng cụ chữa cháy rừng hiệu quả trên cả nước thông qua các cuộc thi sáng tạo.

Tin rằng với khả năng sáng tạo cao của người Việt Nam, chúng ta sẽ tìm rađược những

công cụ tốt nhất, đơn giản nhất thuận tiện nhất cho việc chữa cháy rừng. Lẽ dĩ nhiên, công tác phòng chống cháy rừng phải được đặt lên hàngđầu để tránh hiện tượng “mất

bò mới lo làm chuồng” để xảy ra cháy rừng rồi mới dập tắt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình hóa lâm sản, 1972. Bộ môn chế biến gỗ,Đại học Lâm nghiệp.

[2] Đặng Vũ Cầu, Hoàng Kim Ngũ, Phạm Ngọc Hưng, Trần Công Loanh, Trần Văn

Mão, 1972.Quản lý bảo vệ rừng, Giáo trình tập I, Trường Đại học Lâm nghiệp.

[3] Ngô Quang Đê, LêĐăng Giảng, Phạm Ngọc Hưng, 1983. Phòng cháy, chữa cháy rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[4] Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1978. Khí hậu Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật

Hà Nội.

[5] Phạm Ngọc Hưng, 2004.Quản lý cháy rừng ở Việt Nam, Nxb Nghệ An.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 69 - 73)