Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học Địa lý lớp 10 (Ban cơbản) – THPT

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 26 - 27)

- Phức tạp hóa hay đơn giản hóa cái tìm: Tức là rút bớt hoặc tăng thêm dữ liệu, thông tinở “cái tìm”.

2. Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học Địa lý lớp 10 (Ban cơbản) – THPT

mở”, kiến thức được trình bày một cách ngắn gọn, sử dụng nhiều hình ảnh minh hoạ, nhiều biểu đồ, sơ đồ và lược đồ. Tuy nhiên, giáo viên cần phải nắm vững chương trình, nội dung sách giáo khoa để có phương pháp dạy học thích hợp.

Tình hình dạy họcĐịa lý ở trường phổ thông: Hiện nay nhiều giáo viênđịa lý là những người đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, song ở không ít trường vẫn sử dụng chủ yếu là thuyết giảng. Với việc đổi mới phương pháp dạy học, học sinh

đã hứng thú nhiều hơn với môn Địa lý, qua đó các em có thể tiếp thu bài nhanh hơn, không khí lớp học sôi nổi hơn.

2. Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học Địa lý lớp 10(Ban cơbản) – THPT (Ban cơbản) – THPT

2.1. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm 2.1.1 Hoạt động của giáo viên và học sinh

+ Giáo viên: có kế hoạch tổ chức, định hướng cho học sinh, tổ chức hoạt động nhóm,điều khiển, tổng kết, đánh giá kết quả làm việc nhóm.

+ Học sinh: lập kế hoạch, chuẩn bị, phân công nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.

2.1.2.Cách chia nhóm

Chia nhóm có thể được tiến hành theo nhiều cách. Tuỳ thuộc vào nội dung học tập, tính chất của nội dung học tập, mức độ khó dễ của các nhiệm vụ học tập và trình độ của học sinh mà có thể chia thành các nhóm khác nhau: nhóm ngẫu nhiên, nhóm có cùng trìnhđộ, nhóm gồm đủ trìnhđộ, nhóm đồng việc, nhóm chuyên sâu, nhóm ghép hình…

2.1.3. Cách tiến hành thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm có thể chia thành các bước sau: + Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm + Bước 2: Làm việc trong nhóm

+ Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình + Bước 4: Giáo viên tổng kết, đánh giá

2.1.4. Một số cách tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận

Có thể tổ chức theo một số phương pháp như: phương pháp thị trường, phương pháp hội thảo, phương pháp hội chợ, phương pháp triển lãm.

2.2. Một số yêu cầu và lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm

Đối với giáo viên cần phải nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp, có sự chuẩn bị chu đáo về cơsở vậtchất, phương tiện dạy học, chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm một cách khoa học, hướng dẫn học sinh, tổng kết, đánh giá để chuẩn kiến thức.

Học sinh cần trang bị những kĩ năng để biết cách làm việc hợp tác với người khác, cách thu thập và xử lý tài liệu, nắm vững nhiệm vụ trong học tập hợp tác theo nhóm. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần phải hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo để tiếp thu cách học, phương pháp học.

Ngoài ra còn một số yêu cầu khác nhưtăng cường các phương tiện dạy học: bản

đồ, tranh ảnh, biểu đồ…, thiết kế các phiếu học tập một cách chính xác, khoa học. Phòng học, bàn ghế được đảm bảo, có sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại: máy tính

điện tử, máy chiếu…

Bên cạnh một số yêu cầu trên thì cũng có những lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm đó là phải thực sự đặt học sinh vào môi trường làm việc nhóm, giáo viên và học sinh đều phải hoạt động một cách tích cực và tự giác, không ỷ lại. Trong khi làm việc nhóm cũng cần tạo cho học sinh một tâm thế thoải mái, trước đó thì cần rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá.

3. Khả năng áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong các bài học Địa lý lớp 10( Ban cơbản)- THPT

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 26 - 27)