Nghĩa và tầm quan trọng của phương pháp đặt vấn đề trong việc tạo nhu cầu nhận thức của học sinh trong dạy học Địa lí 11 THPT

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 47 - 49)

- Phức tạp hóa hay đơn giản hóa cái tìm: Tức là rút bớt hoặc tăng thêm dữ liệu, thông tinở “cái tìm”.

1.nghĩa và tầm quan trọng của phương pháp đặt vấn đề trong việc tạo nhu cầu nhận thức của học sinh trong dạy học Địa lí 11 THPT

nhận thức của học sinh trong dạy học Địa lí 11 THPT

1.1.Đổi mới dạy học Địa lí: Thực trạng và những định hướng cơbản

Trong những năm gần đây, dạy học Địa lí ở các trường phổ thông đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưađápứng được yêu cầu cấp thiết của việc cải cách giáo dục. Sự đổi mới phương pháp dạy học Địa lí chỉ thành công khi phương pháp dạy

học Địa lí tác động mạnh đến học sinh và “phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động tưduy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”

Đổi mới PPDH cũng có nghĩa là tạo lập cho quá trình dạy học những điều kiện, những giá trị mới, đó là :

- Tạo cho học sinh một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động. - Xác lập, khẳng định vai trò chức năng mới của người thầy trong quá trình dạy học.

1.2. Vai trò của đặt vấn đề trong việc tổ chức dạy học theo quan điểm đổi mới

Ở Việt Nam quá trình dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng vẫn chưađề cập nhiều đến việc làm thế nàođể mở đầu một bài học hấp dẫn nhất thú vị nhất, thu hút

được sự chú ý của học sinh.

Trong khiđóở các quốc gia có nền giáo học hiệnđại như Đức, Pháp, Hoa Kì… thì phần sơ khởi lại là một trong những khâu quan trọng nhất tạo nên thành công của một bài học, tiết học. Họ dành nhiều thời gian và công sức cho phần sơkhởi và đặt ra khá nhiều mục tiêu mà phần này cần đạt được để chuẩn bị cho một tiết học thành công và hiệu quả.

Vì vậy, việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật Đặt vấn đề là một hướng tiếp cận mới và rất cần thiết, sẽ góp phần hoàn thiện hơn quá trình dạy học ở nước ta hiện nay.

1.3. Tácđộng của đặt vấn đề đến việc tạo nhu cầu nhận thức của học sinh.

Một cách quy ước ta có thể chia toàn bộ quá trình dạy học ra làm 2 giaiđoạn có liên hệ qua lại với nhau: giai đoạn chuẩn bị (các khâu kích thích và dự đoán) và giai

đoạn thực thi (các khâu thực thi vàđánh giá).

Trong giai đoạn chuẩn bị, học sinh thể nghiệm sự ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài và những yếu tố bên trong. Thuộc vào những yếu tố đó là: những sự thông báo và bài tập khác loại của giáo viên, hoàn cảnh mà ở đó hànhđộng học tập phải diễn ra, trạng thái của học sinh, sự hiện hữu của những tri thức làm chỗ dựa, của những kĩ năng và kĩ xảo, của kinh nghiệm sống,… Những quá trình tâm lí như sự phản ánh các hiện tượng của hiện thực, sự tri giác, trí nhớ, tưduy, tưởng tượng, chú ý cũng nhưcác phẩm chất cảm xúc, ý chí, nhu cầu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú giữ một vai trò quan trọng ở giai đoạn này.

Giaiđoạn chuẩn bị gồm các khâu kích thích và dự đoán được gắn chặt với nhau tạo nên tâm thế hànhđộng, động viên nuôi dưỡng phẩm chất cần thiết của học sinh.

Bởi vậy việc chuẩn bị cho học sinh lĩnh hội những tri thức mới phải được thực hiện bằng một hệ thống các phương pháp và thủ thuật tác động sưphạm mà chúng hoạt hóa được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo làm chỗ dựa tương ứng ở học sinh và động viênđược sự chú ý, trí nhớ, tưduy, ý chí, tình cảm của chúng, gây được nhu cầu, hứng thú nguyện vọng và tạo ra được tâm thế hànhđộng để đạt tới mục đích.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 47 - 49)