Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 38 - 40)

- Phức tạp hóa hay đơn giản hóa cái tìm: Tức là rút bớt hoặc tăng thêm dữ liệu, thông tinở “cái tìm”.

3. Thực nghiệm sư phạm

Chọn hai trường THPT tham gia thực nghiệm, đó là trường: THPT Lương Sơn (Hòa Bình), THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội). Mỗi trường chọn một lớp thực nghiệm và một lớp

đối chứng ở khối 11 dựa trên nguyên tắc: số lượng học sinh của 2 lớp tương đương nhau, chất lượng học sinh tươngđương nhau (xácđịnh dựa trên kết quả học tập của học sinh từ năm trước) có hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng.

Chọn những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy chương trình địa lí lớp 11 ở trường THPT hoặc những giáo viên đã từng dạy chương trình Địa lí 11 những năm trước. Đó là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tâm huyết với nghề. Nguyên nhân là dođây là một phần nhỏ trong thiết kế bài giảng, tâm lý phần lớn giáo viên chưa coi trọng, ngại vận dụng, đổi mới.

Tổ chức cho giáo viên trực tiếp tham gia dạy thực nghiệm vàđối chứng tại các lớp đã chọn. Mỗi lần thực nghiệm cùng một bài, được cùng một giáo viên dạy ở một lớp thực nghiệm theo mẫu thiết kế của đề tài và một tiết ở lớp đối chứng theo mẫu thiết kế từtrước đến nay vẫn sử dụng.

Tại trường THPT Nguyễn Siêu tiến hành thực nghiệm bài 11 : “ Khu vực Đông Nam Á”, tiết 1: “Tự nhiên, dân cưvà tình hình phát triển kinh tế” do giáo viên Trần Thị

Liên trực tiếp giảng dạy thực nghiệm.

Kết quả trung bình của các lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. Tiết 1 bài “Khu vực Đông Nam Á” kết quả trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 0.78điểm, tiết 2 bài “Khu vực Đông Nam Á” kết quả tươngứng là 0.47điểm

Số học sinh khá giỏi của lớp thực nghiệm nhiều hơn lớp đối chứng: Tại trường THPT Nguyễn Siêu tỷ lệ học sinh khá của lớp thực nghiệm cao hơnđối chứng là 6.9%, ở trường THPT Lương Sơn mức độ chênh lệch đó là 3.8%, tỷ lệ học sinh giỏi tươngứng là 16.3% và 8.8%. Tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình chủ yếu rơi vào lớp đối chứng,

điều đó khẳng định kết quả học tập lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

KẾT LUẬN

Đề tàiđã tiến hành nghiên cứu thực trạng dạy và học môn Địa lí ở trường THPT. Quađó,đề tài đã xácđịnh được một số mặt tích cực và hạn chế của quá trình dạy học,

đặc biệt là trong thiết kế, giảng dạy phần mở đầu bài học. Đó là cơsở thực tiễn, là căn cứ để tiến hànhđổi mới thiết kế bài học.

Đi sâu vào nghiên cứu cơsở lý luận của thiết kế phần mở đầu, và những kỹ thuật phù hợp cho phần mở đầu trong các bài giảng Địa lí. Có những ví dụ minh họa cụ thể.

Đề tài cũng thiết kế được những phần mở đầu gắn với toàn bộ nội dung bản thiết kế bài học hoàn chỉnh. Qua quá trình thực nghiệm sưphạm cũng nhưxin ý kiến của giáo viên về việc chú trọng đổi mới thiết kế phần mở đầu cho phép khẳng định tính khả thi và hiệu quả của phương án thiết kế.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SƯPHẠM RÈN LUYÊN NĂNG LỰC TỰ HỌC ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9 LÍ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lan Phương - K56B Cán bộ hướngdẫnkhoa học: ThS Ngô Thị Hải Yến

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, sự phát triển nhưvũ bão của khoa học kĩ thuật hiện đại đã kéo theo những thay đổi lớn lao về Kinh tế- xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa đã

đặt ngành giáo dục đứng trước hàng loạt những thách thức và cơhội mới. Những đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình, SGK và phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổ thông theo những cải cách giáo dục đã được tiến hành. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả dạy học nói chung và dạy học Địa lí lớp 9 ở các trường THCS nói riêng vẫn chưađược nâng cao, nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng này là GV trong quá trình dạy học không chú ý nhiều đến việctrang bị kĩ năng, phương pháp tự học cho HS. Với HS lớp 9 các em sắp sửa bước vào cấp 3 và cóđịnh hướng nghề nghiệp cho tương lai,để đáp ứng yêu cầu mới trong xã hội hiện đại thì việc rèn luyện năng lực tự học cho các em ngày

càng có ý nghĩa to lớn, gópphần rèn luyện năng lực tưduy, nâng cao hiệu quả học tập của HS, tạo cho học sinh hứng thú học tập, về lâu dài còn giúp các em tự học suốt đời.

NỘI DUNG

1.Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 38 - 40)