Ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động khai thác than

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 86 - 90)

- Phương pháp đàm thoại gợi mở với bản đồ giáo khoa

1. Ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động khai thác than

Hoạt động khai thác than trong những năm qua đã có những tác động đến môi

trường vùng khai thác than Núi Hồng, chủ yếu tại địa phận hai xã Yên Lãng và Na Mao, thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

1.1. Tácđộng của hoạt động khai thác than đến địa hình 1.1.1. Làm thayđổi dạng địa hình

Tại khu vực khai thác than Núi Hồng, trước khi khái thác là các quả đồi có độ cao

200 – 300 m (địa hình dương) và khi tiến hành khai thác lộ thiênđã biến thành những hố

sâu vài chục mét so với mực nước biển (địa hình âm).Đó là các moongđã và sau khi khai thác, hiện nay sâu nhất là moong khai thác thuộc thấu kính II, với độ sâu là – 60 m.

1.1.2. Bãi thải

Hoạt động khai thác than còn tạo ra các dạng địa hình nhân tạo đặc biệt là bãi thải để chứa đựng lượng đất đá thải do khai thác than. Hiện tại, khu vực khai thác than

Núi Hồng có sáu bãiđổ thải (1A, 1B, khu 2, khu 4, khu 5, thấu kính III).

1.1.3. Hiện tượng mương xói, trượt lở đất do ảnh hưởng của việc khai thác than

Các hiện tượng mương xói, sụt lở đất xảy ra tại khu vực bờ moong khai thác

than, bờ moong các công trường khai thác sét. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu trên lớp

đất phong hóa có bề dày từ 1 – 2 mđến hàng chục mét phủ trênđá gốc, nhất là trên các trầm tích chứa than T3 (n-r) và trầm tích Neogen.

Nguyên nhân chính là do trong quá trình khai thác,đã tiến hành chặt phá rừng,

đào phá, cắt xén vàođất phủ. Sau đó các bờ dốc lại luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố

thời tiết thay đổi, đặc biệt là cácđợt mưa lũkéo dài sau các thời kì nắng hạn, cường độ

và tốc độ các quá trình phá hủy bờ dốc xảy ra mạnh mẽ. Hiện tượng mương xói không xảy ra trên bờ dốc tự nhiên có phủ thực vật. Vì vậy, cần trồng lớp phủ bề mặt và có hệ

thống thoát nước thải hợp lý.

1.2. Tácđộng đến môi trường nước

1.2.1. Suy thoái nguồn tài nguyên nước mặt

Hoạt động khai thác và chế biến than tại khu vực mỏ than Núi Hồng tác động tới

chất lượng nước mặt thể hiện ở những khía cạnh nhưgia tăng chất rắn lơlửng, đặc biệt

là huyền phù than, thayđổi độ pH của nước, gia tăng nồng độ kim loại nặng và nồng độ

ion sunfat trong nước. Nước thải có hai nguồn phát sinh, trong đó nước thải từ sinh hoạt

của cán bộ, công nhân viên chức là 36.000 m3/năm và nước thải từ sản xuất là 1.000.000 m3/năm. Nguồn nước thải nàyđược đưa vào hệ thống hồ lắng 3 cấp trước khi

thải ra môi trường tự nhiên.

Nguyên nhân là trong quá trình sản xuất, các khu khai thác, sàng tuyển và chế

biến thải ra một lượng nước thải lớn. Nước này chảy qua các tầng chứa than chứa nhiều

độc tố, sẽ bị bơm hút và cho chảy thoát ra môi trường. Cùng với đó do khai thác trên diện rộng nên lượng nước mưa chảy tràn lớn, kèm theođất đábị xói mòn, tham gia vào dòng chảy, nên hàm lượng bụi lơ lửng trong nước thải tăng. Nguồn nước thải này sẽ

được đổ ra các suối Cầu Bất, suối Đồng Bèn vàđược dẫn chảy vào sông Công. Nguồn

nước thải tuy đã được xử lý, nhưng một phần không kiểm soát được vẫn thoát ra môi

trường, gây ảnh hưởng tới nguồn nước mặt trên một khu vực rộng.

1.2.2.Đối với nước ngầm

Việc bơm hút nước từ các moong than, đã làm suy giảm nguồn nước ngầm, tại

các giếng nước của các hộ dân quanh khu vực khai thác thuộc các xóm Đồng Ỏm, Đồng

Cẩm, Đồng Dùm… nguồn nước đã cạn kiệt. Về chất lượng nước: nhìn chung chất lượng

môi trường nước ngầm khu vực mỏ than Núi Hồng vẫn còn tươngđối tốt, theo kết quả

phân tích cho thấy các mẫu nước ngầm lấy tại khu vực mỏ than đều nằm trong giới hạn

cho phép. Vấn đề đặt ra là cần bảo vệ nguồn nước ngầm của vùng, tránh những tác động

gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng.

1.3. Tácđộng đến môi trường không khí 1.3.1. Nồng độ bụi và các khíđộc hại

Hoạt động khai thác than có ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở các khía

cạnh: Sinh ra bụi, khí độc (CH4, CO2…), tiếng ồn. Trong đó bụi và tiếng ồn là các yếu

tố có tác động nhiều nhất trong khu vực khai thác than Núi Hồng.

Bụi phát sinh trong toàn bộ quá trình khai thác than, theo kết quả đo phân tích

môi trường không khí lấy trong khu vực sản xuất mẫu không khí thu được thì tại khu

vực mỏ than Núi Hồng có hai khu vực bị ô nhiễm bụi: phân xưởng vật liệu xây dựng và khu vực văn phòng chi nhánh.

Đáng chú ý là trong khu vực khai thác có chứađáng kể hàm lượng bụi silic, tỉ lệ

nhiễm phổi do bụi than của công nhân mỏ. Ngoài ra, hoạt động khai thác than còn làm phát sinh một số khí có hại và nguy hiểm như: ôxít cacbon (CO),điôxít nitrogen (NO) và SO2. Đây là các khí nhà kính, sự gia tăng các loại khí này cũng gây ra những ảnh

hưởng xấu đến môi trường.

1.3.2. Ô nhiễm không khí do tiếng ồn

Tiếng ồn trong khu vực khai thác than khoảng từ 75 - 90 dBA, những khu vực còn lại cũng có độ lớn tiếng ồn tương tự. Tuy nhiên những nơiđặt máy móc thì cóđộ ồn

cao hơn, có thể đưađến bệnh điếc do nghề nghiệp cho công nhân.

Những nơi gần đường giao thông do vận chuyển than, nên mức ồn thường vượt

giá trị tiêu chuẩn cho phép. Tại mẫu không khí lấy tại Văn phòng Chi nhánh mỏ than

Núi Hồng, tiếng ồn cao gấp 1,04 lần tiêu chuẩn cho phép.

1.4. Khai thác than làm biến động tài nguyênđất

Đào bócđất và bãi thải làm tổn thất nhanh diện tích đất. Năm 2005, mỏ than đã tiến hành công tácđền bù giải phóng mặt bằng 33,1 ha đất nông nghiệp của hai xã Yên Lãng và Na Mao và 14.700 m2đất thổ cưthuộc thành phố Thái Nguyên.

Ngoài ra, khi các chất thải tan rã thường phân giải ra Fe, NH4 và SO2 là chất

độc hại cho môi trường đất. Trên các bãi thải quá trình phong hóa dẫn đến thành tạo vỏ

phong hóa kiềm feralit có pH = 4,45 - 5,9 tạo ra đất có tính axit không thích hợp cho

cây trồng. Vì vậy, quanh khu vực khai thác và nơi có dòng nước đổ thải chảy qua, lúa

và hoa màu phát triển rất kém.

1.5.Ảnhhưởng tới tài nguyên sinh vật

Do yêu cầu phải bóc đi lớp đất mặt trên cùng nơi có thể lấy được nguồn tài nguyênở dưới, nênđã làm cho hệ thống thực vật bị phá hủy. Việc sử dụng diện tích hơn 70 ha đất để khai thác than đồng nghĩa với việc có tới 70 ha diện tích đất mặt bị tác

động theo đó hệ sinh thái cũng bị biến đổi.

Mặt khác, việc đổ đất đá thải cũng phá hủy một diện tích lớn lớp phủ thực vật.

Trong những năm gần đây, khi tiến hành khai thác trên thấu kính III đã làm mất đi 47 ha

rừng và diện tích bãi thải ở đây biến động hàng năm khoảng 1,5 ha. Mất rừng, các loàiđộng

vật mất đi nơi cưtrú,đa dạng động vật cũng nhưcá thể trong từng loài cũng giảm sút.

2. Các giải pháp bảo vệ môi trường

2.1. Giải pháp chung bảo vệ môi trường

2.1.1. Quy hoạch mặt bằng khai thác và lựa chọn những công nghệ thích hợp để bảo vệ môi trường

-Đối với diện tích đất nông nghiệp, cần đảm bảo vấn đề cân bằng sinh thái, quy

hoạch diện tích khai thác, giảm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của vùng.

- Đối với diện tích khai thác trên khu vực thấu kính III, cần tính đến khả năng

- Cần bố trí hợp lý các công đoạn từ khâu khai thác, sàng tuyển, tích chứa than

vận chuyển xa khu dân cư.

- Cần áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm, giảm trượt

lở đất.

2.1.2. Xây dựng các quy tắc bảo vệ môi trường trong các hoạt động kinh tế - xã hội

-Đối với hoạt động khai thác than, trong phương án thiết kế phải có đề xuất các

giải pháp bảo vệ môi trường mới cấp giấy phép hoạt động.

- Cần áp dụng các biện pháp khắc phục môi trường nhằm tái tạo lại môi trường

sau hoạt động kinh tế.

- Tổ chức mạng lưới kiểm tra đôn đốc thực hiện luật bảo vệ môi trường tiến

hành xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

2.2. Giải pháp bảo vệ nguồn nước

Để hạn chế nguồn nước thải chảy tràn ra môi trường trước khi được xử lý, cần

tiếp tục sửa chữa, nâng cấp hệ thống kênh thoát nước thải và các hồ lắng, các hồ lắng

cần có diện tích và dung tíchđủ lớn.

Đối với nước thải sinh hoạt cần đầu tưcác thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt mới,

hệ thống cống, rãnh thoát nước thải sinh hoạt cần có sự quản lý, đỏ vào hố xử lý trước

khiđổ ra môi trường.

2.3. Một số biện pháp nhằm hạn chế và phòng chống ô nhiễm không khí

-Đối với bụi, cần áp dụng giải pháp phun nước làmẩm hạn chế tối đa lượng bụi

phát tán ra ngoài môi trường, thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, bảo dưỡng các thiết bị

sản xuất.

-Đối với hệ thống đường giao thông, các khu vực chợ, nơi sinh sống của người

dân quanh khu vực khai thác… cũng cần áp dụng việc phun nước.

- Đối với khí thải từ quá trình nung gạch áp dụng giải pháp pha loãng nhờ quá

trìnhđối lưu thông quaống khói.

2.4. Biện pháp bảo vệ rừng và khôi phục thảm thực vật

Trên các bãi thải cần tiến hành trồng cây là biện pháp tích cực nhằm phục hồi lại

thảm thực vật đã bị phá hủy. Dần dần có kế hoạc phục hồi lại những khu vực rừng đã bị

phá hủy. Tăng cường trồng cây xanh trên khu vực khuôn viên của mỏ than các khu vực

sản xuất.

KẾT LUẬN

Những giải pháp trên đây chỉ là những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề

môi trường khu vực khai thác than. Thực tế cho thấy khai thác than không chỉ ảnh

hưởng ở những khu vực khai thác, mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường xung

quanh trên một diện rộng. Vì vậy cần có những giải pháp mang tính toàn diện hơn nhằm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Báo cáo kết quả kiểm soát ô nhiễm môi trường nămcủa Chi nhánh Than Núi Hồng.

Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên, 2008 – 2009.

[2] Nhữ Văn Bách, Bùi Xuân Nam, 2006.Công nghệ khai thác mỏ lộ thiênđápứng yêu cầu phát triển ngành mỏ Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và trong tương lai.Bộ khoa

học và công nghệ mỏ Việt Nam.

[3]. LưuĐức Hải, 2001. Cơsở khoa học môi trường, NXBĐại Học Quốc Gia Hà Nội.

ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ MƯA CỦA LỤC ĐỊA NAM MĨ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - K57C Cán bộ hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Thị Thu Hiền

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mưa là một trong những yếu tố quan trọng nhất của khí hậu, nó cùng với các

yếu tố khí hậu khác nhưbức xạ, nhiệt ấm… tạo nênđặc trưng của chế độ khí hậu.

Mưa cóảnh hưởng rất quan trọng tới sự phát triển của tự nhiên,đến đời sống và nền sản xuât xã hội. Chế độ mưa, sự phân bố mưa có ý nghĩa lớn và là thành phần quan trọng trong các quá trình vật lí hóa học, sinh học, duy trì thường xuyên vòng tuần hoàn nước, đảm bảo cho quá trình vận động của vật chất diễn ra bình thường, liên tục .

Nam Mĩcònđược gọi là tân lục địa, đây là lục địa còn tươngđối mới mẻ , cảnh

quan thiên nhiên phong phú và đa dạng, chế độ mưa ở đây cũng vô cùng độc đáo.

Nghiên cứu đặc điểm chế độ mưa của lục địa này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những

nétđộc đáo của các điều kiện tự nhiên cũng nhưsự phân bố cảnh quan của lục địa.

Vì những lí do quantrọng trên và sở thích của cá nhân mà tôi chọn đê tàiĐặc

điểm chế độ mưa của lục địa Nam Mĩ” để nghiên cứu cũng như làm chìa khóa để

khám pháđiều kiện tự nhiên của lục địa này.

NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần2 (Trang 86 - 90)