Các nhà nghiên cứu địa lý và du lịch thuộc các nước phương Tây từ lâu đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch trong các cống trình qui hoạch phát triển du lịch của từng địa phương cũng như trong cả nước. Baud Bơvy & Fred Lauson, 1982; Clare A . Gunn, 1994; Edward Inskeep, 1991; Boniface & Cooper, 1993... đều cho rằng nghiên cứu và đánh giá tài nguyên du lịch là một bước cơ bản trong quá trình qui hoạch phát triển du lịch [64], [65], [76], [77]. Chính vì vậy, trong các tài liệu của mình, họ đều đề cập đến việc nghiên cứu tài nguyên du lịch một cách khá chi tiết. Tuy các đánh giá này khơng tiến hành cho điểm như đánh giá kỹ thuật của Mukhina, nhưng để áp dụng các quan điểm hệ thống và mục đích, nhiều tác giả cũng áp dụng phương pháp đánh giá ma trận [77, tr.95]. Đạc biệt là mảng nghiên cứu về sức chứa du lịch, các chỉ tiêu về sức chứa cho từng loại tài nguyên du lịch, cho từng loại hình hoạt động du lịch được nhiều tác giả quan tâm, tuy họ cho rằng đây là vấn đề phức tạp và cần xác định cụ thể cho từng khu vực,
từng địa phương trên thế giới [64], [67], [68], [89], [90], [91], [95]. Đây là một vấn đề khá phức tạp mà các tác giả thuộc các khu vực khác cịn ít đề cập tới.
Gần đây, tác giả thuộc các nước này mở rộng các hoạt động nghiên cứu, đánh giá. Họ khơng chỉ đánh giá cho qui hoạch du lịch mà cịn cho nhiều mục đích khác nữa. Thí dụ như đánh giá các khu rừng và các điểm tài nguyên thiên nhiên cho du lịch bền vững của Vries và Goosen [94]; đánh giá cho việc lựa chọn các điểm du lịch phát triển bền vững [91]; đánh giá kinh tế các tài nguyên du lịch tự nhiên [71]; đánh giá giá trị giải trí của các khu rừng cấm, các Vườn Quốc gia bằng các phương pháp kinh tế [73]. Các giá trị này cĩ thể tính ra được bằng tiền nên dễ so sánh hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật tính tốn địi hỏi khá nhiều thời gian và cơng sức do đĩ khơng phải trong trường hợp nào cũng cĩ thể tiến hành được.